Vua Thành Thái - Vị vua yêu nước của vương triều Nguyễn trong thời kỳ rối ren. - LỊCH SỬ VIỆT NAM - YÊU SỬ VIỆT - VIETNAMESE HISTORY - HISTORY OF VIETNAM

Vua Thành Thái - Vị vua yêu nước của vương triều Nguyễn trong thời kỳ rối ren.

Share This
nhà nguyễn, lịch sử việt nam qua các thời kỳ, yêu sử việt, thành thái

Nước mất thì nhà tan, dù cho có là hoàng gia của vương triều đi chăng nữa cũng không tránh khỏi quy luật này. Vua Thành Thái, là con vua Dục Đức, là cha vua Duy Tân - cả 3 vị đều lên ngôi theo sự sắp xếp của người Pháp và đều chết khi đất nước đã bị bình định xong. Nước mất, vương triều Nguyễn cũng tan hoang nhưng ý chí quật cường và tinh thần dân tộc không phải bị diệt đi nơi hầu hết các Ngài, vua Thành Thái và cuộc đời lưu đày của mình là một minh chứng như thế.


Vua Thành Thái tên thật là Nguyễn Phúc Bửu Lân, vị vua thứ 10 của nhà Nguyễn. Ngài lên ngôi ngày 2/2/1889 lúc 10 tuổi khi vua cha là Dục Đức đã bị bỏ đói cho đến chết vào năm 1883. Vi vua tiền nhiệm trước Thành Thái là Đồng Khánh - một vị vua hiền lành, không chống Pháp và từng kêu gọi vua Hàm Nghi ra đầu hàng người Pháp khi đã ra chiếu Cần Vương. Bởi vậy, trước khi vua Thành Thái lên ngôi, các vua Tự Đức - Dục Đức và Đồng Khánh đã "để lại" cho ngài một cơ nghiệp vương triều đổ nát và một đất nước đã bị người Pháp cơ bản bình định xong. Nhưng khi lên ngôi, Thành Thái là một vi vua rất yêu nước.

Ngài là con thứ 7 của vua Dục Đức và bà Phan Thị Điều. Trước khi lên ngôi, ông ngoại của Ngài là thượng thư Bộ Hộ Phan Đình Bình đã mắng chửi vua Đồng Khánh là nịnh bợ và thân Pháp, theo Pháp để dụ hàng vua Hàm Nghi nên đã bị vua Đồng Khánh bắt giam và bỏ đói cho đến chết. Rồi khi vua Đồng Khánh bị bắt và bỏ mặc cho đến chết, khi Thái hoàng Thái hậu Từ Dụ cho gọi Bửu Lân lên làm vua, là người mẹ lại tận mắt nhìn thấy những tang thương của vương triều, bà Điều đã khóc lóc xin không nhận, nhưng cuối cùng cũng phải nghe theo. Có lẽ, từ những câu chuyện về ông ngoại và mẹ mình như thế, mà mặc dù chỉ mới 10 tuổi, vua Thành Thái đã sớm có cho mình những viên gạch yêu nước đầu tiên.

Khi lên ngôi, vì còn nhỏ tuổi nên vua Thành Thái còn ham chơi, nghịch ngợm nên người Pháp không để ý. Đến khi đã trưởng thành, Ngài bắt đầu có suy nghĩ tự thân tìm tòi học hỏi các kỹ nghệ phương Tây và chuyên tâm học tiếng Pháp, cắt tóc ngắn, bận Âu phục để giao thiệp với người Pháp và giữ ý chống Pháp sau này.

nhà nguyễn, lịch sử việt nam qua các thời kỳ, yêu sử việt, thành thái

Xung quanh cuộc đời Ngài, từ khi lên ngôi cho đến khi bị lưu đày, được trở về và mất tại quê hương, có nhiều giai thoại, câu chuyện xoay quanh. Khi lên ngôi, lễ đăng cơ của Ngài không có Truyền quốc bửu tỷ ấn ngọc, nguyên do vua Hàm Nghi khi chạy vào Quảng Bình đã mang đi và làm thất lạc. Di chiếu tiên đế truyền ngôi cũng không có, mà thay vào đó là câu chuyện "thông ngôn sai ý" của ông Diệp Văn Cương - thông ngôn Tòa Khâm sứ, chồng của em gái vua Dục Đức. Vì thương xót số phận nhà vợ và người cháu, ông đã dịch sai ý Cơ mật viện và để Tòa khâm sứ Pháp đồng ý cho Bửu Lân lên ngôi vua.

Còn đời tư, dân gian lưu truyền câu ca dao:

Kim Long có gái mỹ miều
Trẫm thương, Trẫn nhớ, Trẫm liều, trẫm đi.

Có ý nói, một là Ngài hay vi hành trong dân chúng để xem xét cuộc sống dân tình. Rồi cũng trong những cuộc vi hành bí ẩn đó, Ngài vô tình gặp phải những cô gái yêu kiều, mỹ miều rồi đem lòng yêu mến và lấy chọn về làm cung phi. Ngài có tất cả 12 vợ, 17 hoàng tử và không tính các công chúa. Các câu chuyện hậu cung của Ngài không có nhiều vấn đề xảy ra nổi bật để ghi lại. Ngoài ra, Ngài còn là một vị vua yêu thích nghệ thuật tuồng chèo, biết đánh trống tuồng, thường cho sưu tầm, thu thập các bản tuồng chèo để lưu giữ, biểu diễn ngay trong hoàng cung...

Cuối cùng, là câu chuyện chống Pháp. Khi khôn lớn và thường tỏ ra là người có ý hướng muốn tiếp xúc với công nghệ phương Tây, nhưng mặt khác lại thường hay lạnh nhạt với những người Pháp ở gần mình, vua Thành Thái làm người Pháp không hài lòng. Rồi trong triều thần lúc đó, không còn nhiều những người thật tâm vì đất nước, khiến Ngài cũng chán ghét, không trân trọng bọn quan xu nịnh. Như chuyện quan lớn Nguyễn Thân tiến con gái làm nhất giai phi nhưng vua cũng không coi trọng, Hoàng Cao Khải xây cầu Long Biên đặt theo tên toàn quyền Pháp, dâng sớ xin ban thưởng cho mấy người, Ngài cũng cười nhạt rồi bảo "biết mặt mũi đứa nào đâu" mà phê với chả duyệt.

Khi đã đủ cơ sở cho rằng vua Thành Thái không thân Pháp và sẽ ra mặt chống đối khi đến thời cơ, người Pháp bắt Ngài phải thoái vị. 

Ngày 29/7/1907, Ngài bị quản thúc trong đại nội, một Hội đồng phụ chính được thành lập do Trương Như Cương đứng đầu.

Ngày 3/9/1907, triều thần theo lệnh Pháp mang chiếu thoái vị vào điện Càn Thanh cho Ngài ký. Chiếu thoái vị nếu được phê chuẩn, Ngài sẽ được đi an trí, tức đi đày. Trong chiếu, các đại thần đều ký, chỉ duy nhất có một mình quan Tổng quản Cấm thành Ngô Đình Khả là không chịu ký vào "chiếu đày vua". Chính vì việc này, mà sau đó Ngô Đình Khả bị cắt chức và dân gian lưu truyền câu ca dao:

Đày vua không Khả, đào mả không Bài.

Ngày 12/9/1907, ông bị đày ra Vũng Tàu. Sang năm 1916, phải đi đảo Réunion - một đảo lưu đày của người Pháp dành cho người Việt. Ông sống cuộc đời cơ cực với vợ con nheo nhóc, phải nhờ đến sự giúp đỡ, gửi tiền của vua Khải Định, Bảo Đại sau này. Đến năm 1945, ông được trở về quê, sống ở Vũng Tàu cho đến khi qua đời vào năm 1954 - kết thúc một thời hoàng đế mất nước...!

nhà nguyễn, lịch sử việt nam qua các thời kỳ, yêu sử việt, thành thái

Ngày nay, tại tỉnh Thừa Thiên - Huế vẫn còn tồn tại trường THPT Chuyên Quốc học Huế - ngôi trường được thành lập năm 1896 theo ý chỉ của vua Thành Thái và việc xúc tiến thành lập của đại thần Ngô Đình Khả. Ngôi trường mang dáng vẻ cổ kính và vẫn luôn mang trong mình dấu ấn thời gian của vương triều Huế. Trường Quốc học Huế đến hôm nay vẫn hiên ngang ở đó, vẫn đóng góp cho đất nước những hiền tài làm nguyên khí quốc gia. Có phải chăng, trong chính ngôi trường này vẫn còn giữ lại trong đó ý hướng canh tân, phục quốc và tự cường ngày nào của vị Hoàng đế yêu nước phải sinh ra trong cảnh nước mất, nhà tan?

Ngôi trường Quốc học Huế sừng sững mang rêu phong thời gian đứng vững qua tháng năm, như chính tinh thần và hình ảnh của Hoàng đế Thành Thái vẫn vững vàng trong tinh thần yêu nước của dân tộc, dù cho thế cuộc và thời đại có đã từng hắt hủi Ngài, vương triều của Ngài và con cháu của Ngài một cách hẩm hiu như thế nào chăng nữa...! Ngài vẫn vững vàng bằng tinh thần yêu nước của mình với thời gian!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chủ đề

yeu-su-viet (359) lich-su-viet-nam-qua-cac-thoi-ky (156) su-viet-hom-nay (95) nha-nguyen (86) danh-nhan-su-viet (84) sach-lich-su (72) su-kien-su-viet (71) facebook (53) sach-su-hien-dai (49) chong-phap (46) nha-hau-le (45) chua-nguyen (38) nha-tran (36) tai-lieu-su-viet (35) bac-thuoc (33) nha-ly (32) nha-tay-son (30) vua-chua-su-viet (29) Danh mục sách lịch sử Việt Nam hay (25) dia-danh-su-viet (22) chua-trinh (21) phim-truyen (21) quang-trung (18) vo-tuong (18) cac-cuoc-noi-chien (16) Cách mạng Việt Nam (13) gia-long (13) nguyen-mong (13) phim-su-viet (13) le-dai-hanh (12) nha-dinh (12) cong-tac-vien (11) dinh-tien-hoang (11) nha-tien-le (11) dien-tich-su-viet (10) sach-luat (10) viet-su-kieu-hung (10) minh-mang (9) nguyen-anh (9) tay-son-that-ho-tuong (9) trinh-nguyen-phan-tranh (9) Chiến tranh thế giới thứ I (8) khoi-nghia-lam-son (8) nha-ho (8) tran-hung-dao (8) hung-vuong (7) ly-thuong-kiet (7) mien-trung (7) ngu-ho-tuong-gia-dinh (7) nha-mac (7) an-duong-vuong (6) chiem-thanh (6) hai-ba-trung (6) ho-quy-ly (6) le-thanh-tong (6) ly-thai-to (6) tieu-thuyet-lich-su (6) le-thai-to (5) mien-bac (5) mien-nam (5) nha-tien-ly (5) cong-giao (4) gac-ma-1988 (4) hai-chien-truong-sa (4) ho-chi-minh (4) le-quy-don (4) mac-dang-dung (4) nha-ngo (4) trung-vuong-she-kings (4) Alexandre-de-Rhodes (3) cham-pa (3) chien-tranh-bien-gioi (3) dai-nam (3) danh-tuong-su-viet (3) dao-duy-tu (3) hinh-anh-su-viet (3) hung-dao-vuong (3) huyen-tran-cong-chua (3) lịch sử việt nam qua các thời kỳ (3) nam-bac-trieu (3) vuong-quoc-co (3) xiem-la (3) chien-tranh-viet-xiem (2) dieu-tan (2) hùng vương (2) loa-thanh-ruc-lua (2) 17-2-1979 (1) Chế Thị Ngọc Hân (1) Cách mạng khoa học công nghệ (1) Cách mạng tháng 10 Nga (1) Lịch sử thế giới 1945 - 2000 (1) a-cha (1) am-che (1) binh-ngo-dai-chien (1) chiến tranh cục bộ (1) chua-tien (1) cong-chua-viet-nam (1) dai-viet-co-phong (1) hai-chien-hoang-sa (1) kieu-binh (1) mai-hac-de (1) y-van-hien (1) Đông Kinh Nghĩa Thục (1)