Hoàng đế Tự Đức - Hoàng đế sinh lầm thời đại. - LỊCH SỬ VIỆT NAM - YÊU SỬ VIỆT - VIETNAMESE HISTORY - HISTORY OF VIETNAM
Lịch sử Việt Nam qua các triều đại, tự đức

YEUSUVIET.COM - Năm 1009, Lý Công Uẩn lên ngôi Hoàng đế, trở thành Lý Thái Tổ - người khai sáng Vương triều hậu Lý trong lịch sử Việt Nam. Lý Thái Tổ khi nhỏ ở chùa, xuất thiếu niên đang sống trong trong giáo lý nhà Phật. Đến khi thành hoàng đế, Ngài có tầm nhìn xa trông rộng, đặt tên nước là Đại Việt, dời đô ra Thăng Long - là đất thủ đô đến hôm nay, và chọn Phật giáo là tư tưởng trị nước. Nhưng việc ở gần sát Trung Hoa và khó bề chống chọi hoàn toàn với sự tràn xuống của tư tưởng Nho giáo, cộng với việc giáo lý Phật giáo dù phù hợp tâm tính người Việt, nhưng không thể xây dựng một chính quyền phong kiến trung ương tập quyền đủ vững mạnh để cai trị. Nên dần dần, từ các triều Trần về sau, Nho giáo trở thành tư tưởng trị nước của Đại Việt.

Bài liên quan
>>> Nhân Huệ vương Trần Khánh Dư - Chỉ có dân mới biết mình sẽ thờ ai?
>>> Cố đô Hoa Lư, Ninh Bình - Kinh đô lập quốc và khát vọng của vị Hoàng đế đầu tiên.
>>> Tháp Chiên Đàn, Quảng Nam - Dấu tích vương triều cổ xưa, tồn tại và diệt vong.

Lịch sử Việt Nam qua các thời kỳ cùng với sự suy tàn ở chính quê hương phát tích của mình - Trung Hoa, Nho giáo đã kéo lùi Việt Nam khỏi tiến trình dòng chảy lịch sử, trở thành một quốc gia nghèo nàn, lạc hậu, hủ bại trước sức mạnh công nghệ tân tiến và tư tưởng "vượt đại dương" của phương Tây. Từ đó, dẫn đến việc một vị Hoàng đế đáng lẽ là sáng giá và xuất chúng nhất của tư tưởng Nho giáo trị quốc - Hoàng đế Tự Đức, lại xuất hiện vào ngay trong chính giai đoạn thoái trào của Nho giáo mà không tự biết được, dẫn đến nước mất, nhà tàn, nhân dân lầm than và Vương triều Nguyễn phải diệt vong.

Hoàng đế Tự Đức tên thật là Nguyễn Phúc Hồng Nhậm, sinh năm 1829, mất năm 1883. Ông trước khi lên ngôi, còn có một người anh là Nguyễn Phúc Hồng Bảo. Nhưng Hồng Bảo dù là con trưởng, lại ham vui, chè chén, thậm chí khi Hoàng đế Thiệu Trị ngã bệnh sắp mất, ông vẫn còn mải chơi bên ngoài. Đến khi hay tin Hồng Nhậm sẽ được truyền ngôi, ông khóc lóc chạy về nhưng cuối cùng cũng không được.

Năm 1847, Nguyễn Phúc Hồng Nhậm chính thức lên ngôi hoàng đế tại điện Thái Hòa, lấy niên hiệu Tự Đức, triều đình vẫn theo giáo lý Nho giáo cai trị, dù ngoài biển khơi và từ trước đó, tàu thuyền cùng người phương Tây đã bao nhiêu lần gõ cửa xin thông thương, cử người xin qua lại buôn bán, nhưng tất cả đều bị từ chối. Thời Tự Đức, tất cả vẫn như vậy.

Lịch sử Việt Nam qua các triều đại, tự đức

Trong suốt thời gian cai trị của mình, Hoàng đế Tự Đức có hai điều đáng nhớ đến nhất:

Một, ông là vị hoàng đế hay chữ nhất, chăm chỉ việc triều chính nhất của triều Nguyễn và cũng là một vị vua có gương sáng hiếu thảo bậc nhất trong lịch sử Việt Nam. Ông thường xuyên cùng các quan thần bình luận thơ văn, làm thơ vịnh, soạn bộ sử "Khâm định Việt sử thông giám cương mục", tuyển chọn và phóng tác các vở tuồng nghệ thuật lớn... Ông còn cho diễn Nôm những huấn từ của Nho giáo để răn đe dân chúng. Ông thức khuya dậy sớm để đọc sách và lo việc triều chính. Cứ một ngày thượng triều, thì ngày sau sang cung chầu Thái hậu Từ Dụ, thường không sai chút nào.




Hai, nhưng đáng tiếc, thời ông lại lắm giặc giã, nông dân khởi nghĩa khắp nơi, nhất là từ năm 1851 trở đi. Cùng với đó là việc cấm đạo. Mặc dù năm 1838, Hoàng đế Minh Mạng đã có ý tỏ thái độ khác với việc cấm đạo, nhưng bằng việc ông mất sớm và vua Thiệu Trị về sau có mâu thuẫn với phương Tây, đã dẫn đến việc Tự Đức càng ra sức cấm đạo gay gắt hơn. Tuy nhiên, ông cấm đạo bằng việc so sánh giáo lý vừa được biết này với giáo lý đã thấm nhuần trong tư tưởng trị quốc Việt Nam suốt gần ngàn năm qua, nên không thể trách ông là người hẹp hòi trong việc xem xét các tôn giáo mới được.

Cùng với đó, năm 1858, liên quân Pháp - Tây Ban Nha sau một thời gian yêu cầu nhà Nguyễn mở cửa để giao thương không được, cộng với việc bắt đạo quá sức tàn bạo, đã quyết định nổ súng tấn công Đại Nam, mở đầu của chiến tranh Đại Nam - Pháp suốt gần 100 năm. Về sự việc này, nếu nhìn đến tương lai, với sự ra đời của Liên Hiệp quốc và ngày nay là các tổ chức quốc tế mà các quốc gia thường tự nguyện xin gia nhập, có thể nhìn thấy sự việc yêu cầu giao thương của các nước phương Tây như một sự phát triển tất yếu của lịch sử, và vấn đề được đặt ra là sự mở cửa của các nước Á Đông sẽ diễn ra như thế nào để chủ quyền quốc gia không bị lệ thuộc. Nhật Bản và Thái Lan là hai minh chứng cụ thể nhất cho sự mở cửa này.

Cuối cùng, sau khi Pháp tiến đánh Đại Nam, hoàn thành xong công cuộc bình định vào đầu thế kỷ XX, người Việt đã bị mất chủ quyền quốc gia và cùng nhân loại bước vào một giai đoạn mở cửa, hội nhập mới. Thời kỳ hoàng đế Tự Đức, Đại Nam không thiếu những trung thần Nho giáo nhưng thiếu những tiếng nói cải cách mạnh mẽ. Những danh nhân Sử Việt như Phan Thanh Giản, Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu, Tôn Thất Thuyết... trở thành những biểu tượng nước Việt-Nam-cũ hào hùng và bi tráng, khi tinh thần tự tôn quốc gia dựa trên nền tảng Nho giáo không còn phù hợp trong thời đại mới. Nhưng hình ảnh các vị vẫn rõ ràng và biểu tượng trung kiên cho một Việt Nam bất khuất, hào hùng, kiên cường suốt mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước.

Lịch sử Việt Nam qua các triều đại, tự đức

Năm 1883, Hoàng đế Tự Đức băng hà, để lại câu di mệnh "để người đời sau đánh giá" những việc làm của mình. Đó là lời di mệnh hay tiếng ca thán đến nhói lòng của một vị minh quân đã sinh ra không đúng thời đại. Và lời di mệnh bi ai đó có vẻ như cũng xuất phát ra từ một vị minh quân sống cách đó gần 400 năm - Hồ Qúy Ly - vị vua cải cách vượt thời đại đến ngưỡng gần 400 năm giữa thời cực thịnh của Nho giáo...

Cuộc đời Hoàng đế Tự Đức kết thúc trong bi ai và phẫn uất. Cơ nghiệp các Chúa Nguyễn mở mang bờ cõi, Nguyễn Thế Tổ thống nhất quốc gia, đến tay Ngài lại mất về tay người ngoại quốc. Đó chẳng phải là tiếc thương, là bi ai, là phẫn uất tột cùng thì còn gì hơn? Vì chính Ngài trong số những vị vua chúa Sử Việt, thật sự là một vị minh quân thương dân như con, khi với "những ngu-dân thì các quan phải ngăn-cấm, đừng để cho đi theo đạo mà bỏ sự thờ-cúng cha ông, chứ đừng có giết hại...". Minh quân, nhưng sao số phận lại trớ trêu đẩy Ngài về thời thế này để phải mang nỗi oan khiên suốt trăm năm qua...!?

Bài học lớn nhất mà hậu thế phải khắc cốt ghi tâm, đó là trung với vương triều không có nghĩa là trung với chúng dân, giữ một tư tưởng trị quốc mà không biết rằng tư tưởng đó đã thoái trào và nhìn thấy vận hội mới của quốc gia mà lại không nhìn ra được. Chúng ta, những con cháu của Ngài và của những tiền nhân dựng nước, giữ nước Việt suốt ngàn năm qua, phải luôn nhớ kỹ, khắc cốt ghi tâm bài học đau thương này để mãi mãi về sau sẽ không đi vào vết xe đổ của cha ông mà để dân tộc phải trải qua hơn 100 năm chiến tranh giày xéo, nhân dân lầm than...

Xin đốt nén hương lòng kính dâng vị Hoàng đế minh quân không được sinh ra đúng với tài trí của mình!
===================================================
Bài viết đang được quan tâm bình luận tại các diễn đàn
https://www.facebook.com/TimHieuVeChienTranhVietNamVietNamWar/photos/a.598742990196624/2846337125437188/?type=3&__tn__=-R
https://forums.voz.vn/showthread.php?t=7537943
Mời bạn cùng vào xem!
YÊU SỬ VIỆT

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chủ đề

yeu-su-viet (364) lich-su-viet-nam-qua-cac-thoi-ky (161) su-viet-hom-nay (98) nha-nguyen (86) danh-nhan-su-viet (85) su-kien-su-viet (75) sach-lich-su (73) facebook (53) sach-su-hien-dai (50) chong-phap (47) nha-hau-le (45) chua-nguyen (38) nha-tran (36) tai-lieu-su-viet (35) bac-thuoc (33) nha-ly (32) nha-tay-son (30) vua-chua-su-viet (29) Danh mục sách lịch sử Việt Nam hay (27) dia-danh-su-viet (22) chua-trinh (21) phim-truyen (21) quang-trung (18) vo-tuong (18) cac-cuoc-noi-chien (16) Cách mạng Việt Nam (13) gia-long (13) nguyen-mong (13) phim-su-viet (13) le-dai-hanh (12) nha-dinh (12) cong-tac-vien (11) dinh-tien-hoang (11) nha-tien-le (11) dien-tich-su-viet (10) sach-luat (10) viet-su-kieu-hung (10) minh-mang (9) nguyen-anh (9) tay-son-that-ho-tuong (9) trinh-nguyen-phan-tranh (9) Chiến tranh thế giới thứ I (8) khoi-nghia-lam-son (8) nha-ho (8) tran-hung-dao (8) hung-vuong (7) ly-thuong-kiet (7) mien-trung (7) ngu-ho-tuong-gia-dinh (7) nha-mac (7) an-duong-vuong (6) chiem-thanh (6) hai-ba-trung (6) ho-quy-ly (6) le-thanh-tong (6) ly-thai-to (6) tieu-thuyet-lich-su (6) ho-chi-minh (5) le-thai-to (5) mien-bac (5) mien-nam (5) nha-tien-ly (5) cong-giao (4) gac-ma-1988 (4) hai-chien-truong-sa (4) le-quy-don (4) mac-dang-dung (4) nha-ngo (4) trung-vuong-she-kings (4) Alexandre-de-Rhodes (3) cham-pa (3) chien-tranh-bien-gioi (3) dai-nam (3) danh-tuong-su-viet (3) dao-duy-tu (3) hinh-anh-su-viet (3) hung-dao-vuong (3) huyen-tran-cong-chua (3) lịch sử việt nam qua các thời kỳ (3) nam-bac-trieu (3) vuong-quoc-co (3) xiem-la (3) chien-tranh-viet-xiem (2) dieu-tan (2) hùng vương (2) loa-thanh-ruc-lua (2) 17-2-1979 (1) Chế Thị Ngọc Hân (1) Cách mạng khoa học công nghệ (1) Cách mạng tháng 10 Nga (1) Lịch sử thế giới 1945 - 2000 (1) a-cha (1) am-che (1) binh-ngo-dai-chien (1) chiến tranh cục bộ (1) chua-tien (1) cong-chua-viet-nam (1) dai-viet-co-phong (1) hai-chien-hoang-sa (1) kieu-binh (1) mai-hac-de (1) y-van-hien (1) Đông Kinh Nghĩa Thục (1)