Giao Châu thất hùng - Bảy vị anh hùng đất Giao Châu - LỊCH SỬ VIỆT NAM - YÊU SỬ VIỆT - VIETNAMESE HISTORY - HISTORY OF VIETNAM
YEUSUVIET.COM - Trong thời kỳ lịch sử Việt Nam bước vào giải đoạn độc lập, tự chủ từ sau sự kiện Ngô Vương Quyền đánh tan quân Nam Hán năm 938 trên sông Bạch Đằng, Sử Việt đã xuất hiện rất nhiều những danh tướng mà dưới trướng của họ là những hổ tướng khác. Nhưng, chỉ riêng về vùng đất Giao Châu - tức vùng lãnh thổ của người Việt theo tên gọi dưới sự cai trị của người Hán, có một nhóm những vị anh hùng xuất hiện vào một thời kỳ loạn lạc sau khi Ngô Vương mất năm 944 - một thời kỳ mang tính sống còn của dân tộc. Bảy vị anh hùng đó là Đinh Tiên Hoàng, Đinh Liễn, Phạm Hạp, Lê Hoàn, Nguyễn Bặc, Đinh Điền, Phạm Cự Lượng và được sử sách Trung Hoa đương thời xưng tụng là "Giao Châu thất hùng".
Bài liên quan

"Giao Châu thất hùng" mỗi người mang một cuộc đời và số phận riêng. Trong bảy vị, Đinh Bộ Lĩnh chính là Vạn Thắng vương đã có công thống nhất Giao Châu thời kỳ 12 sứ quân, lập ra nước Đại Cồ Việt và triều đại Nhà Đinh - triều đại phong kiến chính thức đầu tiên kể từ khi Họ Khúc dựng nền tự chủ vào đầu thế kỷ thứ X. Vị trí, vai trò và công lao to lớn của Đinh Tiên Hoàng là điều đã được khẳng định trong lịch sử. Khi chính nhờ vào sự xuất hiện của Ngài, người Việt vượt qua được hơn 20 năm loạn lạc, nội chiến - cũng là hai mươi năm đất nước như "sợi chỉ mành treo chuông" đứng bên cạnh hố sâu tăm tối của cơn ác mộng Bắc thuộc. Nhưng bằng tài năng quân sự và khát vọng về một nước Việt riêng ở cõi trời Nam của người Việt, Đinh Tiên Hoàng đã xây dựng viên đá vững chắc đầu tiên cho con đường trường tồn vĩnh viễn của Dân tộc.

Đinh Tiên Hoàng có một người con nối dõi và được liệt vào trong danh sách "Giao Châu thất hùng", người ấy là Đinh Liễn. Có thể nói, Đinh Liễn theo cha dẹp loạn từ bé. Vì khi mới 12 tuổi, Ông đã đến làm con tin ở triều đình Cổ Loa. Đến khi hai vua Ngô mang quân đánh động Cổ Loa, trước sức phòng thủ kiên cường của quân Đinh và không làm gì được, liền dùng kế sách treo Đinh Liễn lên hòng gây áp lực. Đinh Bộ Lĩnh không nao núng, sẵn sàng gọi lính tiến chuẩn bị giương tên đánh lui quân Ngô, khiến hai vua phải thả Đinh Liễn xuống rồi rút về Cổ Loa. Từ những năm tháng đó, sau này khi về với cha, Đinh Liễn được phong Nam Việt vương và là danh tướng góp phần đắc lực bình định các Sứ quân khác ở Giao Châu. Nhưng sau này, vì không được lập làm thái tử, ông giết chết người em của mình là Đinh Hạng Lang - điều đã khiến sử sách phê phán Đinh Tiên Hoàng không sáng suốt trong việc lập người kế vị và lên án chính hành động giết em mình của ông. Nhưng cuối cùng, chính Ông cùng Đinh Tiên Hoàng lại bị ám sát trong một chuỗi âm mưu tranh quyền, đoạt vị khác của triều đình Hoa Lư...

Một vị anh hùng tiếp theo, là Lê Hoàn. Ngài là vị tướng đắc lực, tài ba dưới quyền của Vạn Thắng vương Đinh Bộ Lĩnh trong các cuộc chinh nam dẹp bắc để đánh dẹp các Sứ quân, thống nhất Giao Châu về một mối. Khi Nhà Đinh được thành lập, Ngài là khai quốc công thần và được giữ trọng trách nắm giữ binh quyền quân sự trong toàn cõi Giao Châu với danh xưng Thập đạo tướng quân. Dù vẫn còn nhiều tranh cãi về mối liên hệ giữa Lê Hoàn và thái hậu Dương Vân Nga xung quanh cái chết của Đinh Tiên Hoàng và Đinh Liễn, nhưng vị Thập đạo tướng quân đã hoàn thành sứ mệnh bảo vệ dân tộc trước cuộc xâm lăng của Nhà Tống năm 981. Chính Lê Hoàn đã tái hiện trận địa cọc kiêu hùng trên lòng sông Bạch Đằng năm xưa của Ngô Vương Quyền để một lần nữa đập tan giấc mộng xâm lăng người Việt của người Hán ở phương Bắc. Được người đời sau nhớ đến với tên gọi Lê Đại Hành, Ngài đã đi vào lịch sử Dân tộc với vị trí của một vị Anh hùng chống giặc ngoại xâm.



Nhắc đến thời kỳ Đinh Tiên Hoàng thống nhất Giao Châu, còn phải kể đến "Tứ trụ triều Đinh" gồm có Nguyễn Bặc - Đinh Điền - Lưu Cơ - Trịnh Tú, mà hai trong số các vị được liệt vào nhóm "Giao Châu thất hùng", đó là Nguyễn Bặc và Đinh Điền.

Khác với những danh tướng dưới quyền khác của Đinh Tiên Hoàng, Nguyễn Bặc và Đinh Điền không những là tướng bề tôi mà còn là thân tín chi giao từ thuở hàn vi, dựng cờ khởi nghĩa ở Hoa Lư của Vua Đinh. Hai vị đã cùng Đinh Tiên Hoàng trải qua bao cuộc chiến để đưa giang sơn về một mối, tình nghĩa đối với Vua Đinh còn trên cả nghĩa quân thần, enh em. Cuộc gặp gỡ và số phận của cả ba Vị bắt đầu tử thuở cờ lau tập trận, nuôi chí lớn cho đến ngày lập thành đại nghiệp mang một ý nghĩa sâu xa và cao đẹp của tình nghĩa thủ túc. Sau này, khi nội bộ Nhà Đinh xảy ra nội chiến sau cái chết của Đinh Tiên Hoàng, Nguyễn Bặc, Đinh Điền đã chọn con đường quyết tận trung với Nhà Đinh mà không thần phục Lê Hoàn. Trong cuộc nội chiến đó, Lê Hoàn giỏi dùng binh hơn, đã khiến Đinh Điền phải tử trận, còn Nguyễn Bặc bị áp giải về kinh đô và xử tử. Cuối cùng, Nguyễn Bặc, Đinh Điền cùng sinh một năm và cùng chết một năm với Đinh Tiên Hoàng.

Cuối cùng, hai vị anh hùng còn lại cũng chính là hai anh em ruột trong "Giao Châu thất hùng" - Phạm Hạm và Phạm Cự Lượng. Khi Đinh Bộ Lĩnh dựng cờ ở Hoa Lư, hai vị liền mang quân hơn 2.000 người đến xin theo về dưới trướng và trở thành những vị tướng tâm phúc, tài ba đánh dẹp các Sư quân của Vạn Thắng vương. Sau này, khi vua Đinh bị sát hại, hai vị là anh em nhưng lại chọn những cách khác nhau để tận trung. Phạm Hạp cùng Nguyễn Bặc, Đinh Điền kiên quyết chống lại Lê Hoàn, dấy binh từ Châu Ái tiến về Hoa Lư nhưng rồi nhanh chóng bị đánh dẹp, Phạm hạp bị bắt về kinh đô và xử tử. Trái lại, Phạm Cự Lượng chọn cách giữ yên nội tình trước những vó ngựa quân Tống đang chuẩn bị tiến vào xâm lăng Đại Cồ Việt. Tùy vào những quan điểm khác nhau mà người đời sau đánh giá hành động của Phạm Cự Lạng là đúng hay sai, nhưng trên hết, Ông đã cùng Thập đạo tướng quân Lê Hoàn đánh tan hoàn toàn cuộc xâm lược của quân Tống năm 981, góp phần giữ vững sự bình yên và độc lập cho quốc gia Đại Cồ Việt non trẻ!

Phạm Hạp và Phạm Cự Lượng. YouTube YÊU SỬ VIỆT

Cuộc đời của bảy vị anh hùng đất Giao Châu phảng phất những câu chuyện và số phận khác nhau. Nơi mỗi vị, có người nêu cao tấm lòng trung với vua, quyết tử chiến dẫu có chết theo vua cũng cam lòng như Nguyễn Bặc, Đinh Điền, Phạm Hạp. Nhưng như Phạm Cự Lượng, giữa lúc rối ren đã quyết đặt lý trí lên tất cả, bất kể Dòng Họ nào đang trị vì, điều quan trọng nhất phải là Độc lập - Tự do và an nguy của xã tắc. Sự lựa chọn và số phận của mỗi vị đã phần nào nói lên quang cảnh, hình ảnh của một đất nước Việt thời kỳ Hậu Bạch Đằng năm 938 - đó là tất cả vẫn rối ren và chưa thật sự là một khối thống nhất không thể tiêu diệt. Điều này đã kéo dài đến tận khi Nhà Tiền Lê hình thành và kết thúc. Chỉ đến khi vị Hoàng đế Lý Thái Tông lên ngôi vua, kế tục sự nghiệp Nhà Lý, một đất nước trời Nam của người Nam từ đây mới được vững vàng!

Ngược dòng lịch sử, công lao của "Bảy vị anh hùng đất Giao Châu" cho sự nghiệp thống nhất đất nước, bảo vệ đất nước và nêu gương kiêu hùng, bất khuất của người Nam mãi mãi là ánh sáng rực rỡ cho một thời kỳ đất nước trở mình mạnh mẽ thoát khỏi bóng đêm Bắc thuộc!

Trần Trọng Bảo

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chủ đề

yeu-su-viet (359) lich-su-viet-nam-qua-cac-thoi-ky (156) su-viet-hom-nay (95) nha-nguyen (86) danh-nhan-su-viet (84) sach-lich-su (72) su-kien-su-viet (71) facebook (53) sach-su-hien-dai (49) chong-phap (46) nha-hau-le (45) chua-nguyen (38) nha-tran (36) tai-lieu-su-viet (35) bac-thuoc (33) nha-ly (32) nha-tay-son (30) vua-chua-su-viet (29) Danh mục sách lịch sử Việt Nam hay (25) dia-danh-su-viet (22) chua-trinh (21) phim-truyen (21) quang-trung (18) vo-tuong (18) cac-cuoc-noi-chien (16) Cách mạng Việt Nam (13) gia-long (13) nguyen-mong (13) phim-su-viet (13) le-dai-hanh (12) nha-dinh (12) cong-tac-vien (11) dinh-tien-hoang (11) nha-tien-le (11) dien-tich-su-viet (10) sach-luat (10) viet-su-kieu-hung (10) minh-mang (9) nguyen-anh (9) tay-son-that-ho-tuong (9) trinh-nguyen-phan-tranh (9) Chiến tranh thế giới thứ I (8) khoi-nghia-lam-son (8) nha-ho (8) tran-hung-dao (8) hung-vuong (7) ly-thuong-kiet (7) mien-trung (7) ngu-ho-tuong-gia-dinh (7) nha-mac (7) an-duong-vuong (6) chiem-thanh (6) hai-ba-trung (6) ho-quy-ly (6) le-thanh-tong (6) ly-thai-to (6) tieu-thuyet-lich-su (6) le-thai-to (5) mien-bac (5) mien-nam (5) nha-tien-ly (5) cong-giao (4) gac-ma-1988 (4) hai-chien-truong-sa (4) ho-chi-minh (4) le-quy-don (4) mac-dang-dung (4) nha-ngo (4) trung-vuong-she-kings (4) Alexandre-de-Rhodes (3) cham-pa (3) chien-tranh-bien-gioi (3) dai-nam (3) danh-tuong-su-viet (3) dao-duy-tu (3) hinh-anh-su-viet (3) hung-dao-vuong (3) huyen-tran-cong-chua (3) lịch sử việt nam qua các thời kỳ (3) nam-bac-trieu (3) vuong-quoc-co (3) xiem-la (3) chien-tranh-viet-xiem (2) dieu-tan (2) hùng vương (2) loa-thanh-ruc-lua (2) 17-2-1979 (1) Chế Thị Ngọc Hân (1) Cách mạng khoa học công nghệ (1) Cách mạng tháng 10 Nga (1) Lịch sử thế giới 1945 - 2000 (1) a-cha (1) am-che (1) binh-ngo-dai-chien (1) chiến tranh cục bộ (1) chua-tien (1) cong-chua-viet-nam (1) dai-viet-co-phong (1) hai-chien-hoang-sa (1) kieu-binh (1) mai-hac-de (1) y-van-hien (1) Đông Kinh Nghĩa Thục (1)