Chính sách "Ngụ binh ư nông" thời Đinh - Lê - Lý - Trần - Hậu Lê trong dòng lịch sử Việt Nam - LỊCH SỬ VIỆT NAM - YÊU SỬ VIỆT - VIETNAMESE HISTORY - HISTORY OF VIETNAM

Chính sách "Ngụ binh ư nông" thời Đinh - Lê - Lý - Trần - Hậu Lê trong dòng lịch sử Việt Nam

Share This
Lịch sử việt nam, vietnamese history, ho chi minh, vo nguyên giáp general, trần hưng đạo, việt nam sử lược, trần trọng kim, lê thái tổ, nhà trần, gia long, quang trung, lê thánh tông, chiêm thành, thăng long, phan thanh giản, Tứ Phủ Xét Giả
YEUSUVIET - Trong dòng chảy của Lịch sử Việt Nam luôn có những câu chuyện khiến cho người đời sau mỗi khi đọc lại phải thấy tự hào hay nghẹn lòng, thương xót. Tạm gác qua những câu chuyện, yêu cầu sâu xa và tranh đấu của thời đại, chúng ta hãy thử nhìn một vấn đề từ góc độ của từng cá nhân, đó là câu chuyện của Người lính. Hình ảnh người lính mang trong mình Dòng máu Việt là hình ảnh đậm nét thi ca và oai hùng, bất tử trong dòng chảy lịch sử dựng nước và giữ nước của người Việt. Nhưng, vì số phận, có những người lính cũng mang trong mình những ý chí, hoài bão nhưng khi cuộc chinh chiến tàn, họ mãi nằm lại dưới lòng đất mẹ hoặc nếu có trở về, cũng bị gạt qua bên lề của lịch sử...

Bài liên quan

Hình ảnh người binh lính xuất hiện trong lịch sử Việt Nam từ những cuộc kháng chiến chống bành trướng phương Bắc, trong những năm tháng kháng cự kiêu hùng của thời kỳ Bắc thuộc, trong những thiên hùng ca giữ nước của thời Độc lập và cả trong những bi thương của những thời kỳ nội chiến Việt Nam. Người lính là một danh từ chung, dùng để chỉ tất cả những người phải bước ra chiến trận và hy sinh xương máu của mình vì những lý tưởng, niềm tin mà mình đi theo. Trong Sử Việt, "ngụ binh ư nông" là cụm từ dùng để chỉ về một chiến lược phát triển quân sự của các triều đại quân chủ Việt Nam. Đây là chính sách xây dựng quân đội gắn liền với nông dân, nông nghiệp và nông thôn. Nhà Đinh là triều đại phong kiến đầu tiên ở Việt Nam áp dụng chính sách này. 

Bắt đầu từ thời Lý, quân đội được xây dựng mang tính chính quy và phân cấp thành quân triều đình (cấm quân đóng ở trong và xung quanh kinh thành, chịu trách nhiệm canh gác cung điện, phủ quan..., còn gọi là "thiên tử binh") và quân địa phương (quân ở các lộ, đạo, dân binh ở hương, động, sách... còn gọi là "lộ quân" hay "sương quân"). 

Trong một cuộc chiến tranh, thế chiến lược của mỗi bên tham chiến mạnh hay yếu tùy thuộc ở nhiều nhân tố, trong đó có một nhân tố quan trọng là “nghệ thuật” huy động lực lượng vũ trang. Chính sách “Ngụ binh ư nông” nhằm thực hiện toàn dân làm lính, cả nước đánh giặc, đâu đâu cũng có lực lượng chiến đấu tại chỗ, vừa tinh nhuệ cơ động, vừa có khả năng tự cung ứng hậu cần. Đó chính là một cơ sở để tạo nên một binh thế mạnh, một thế chiến lược vững chắc của chiến tranh giữ nước. 

“Trong cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ hai (1075-1076), không phải ngẫu nhiên triều Lý có thể xuất đại binh do Lý Thường Kiệt chỉ huy, tiến công sang tận các châu Liêm, Khâm, Ung đánh phá trước các căn cứ xuất phát xâm lược của giặc. Lời tổng kết của Trần Quốc Tuấn về kinh nghiệm chống ngoại xâm của dân tộc ta thế kỷ XI như sau: “Nhà Lý mở nền, nhà Tống xâm chiếm địa giới, dùng Lý Thường Kiệt để đánh Khâm Châu, Liêm Châu mấy lần đến tận Mai Lĩnh; là vì có thể đánh được”. Đây chính là nói đến binh thế mạnh, thế chiến lược mạnh của cuộc chiến tranh giữ nước giúp cho triều Lý có thể làm được như vậy.”

Chính sách “ngụ binh ư nông” thời Lý đã giúp nhà nước đảm bảo cân đối giữa quân thường trực và quân dự bị, khi hoà bình vẫn đủ sức canh phòng, thời chiến thì huy động được đông đảo quân số, thực hiện phương châm “chiến tranh nhân dân”, toàn dân là lính. Bình thường chỉ có khoảng 3-5 vạn quân, một bộ phận luân phiên về sản xuất, nhưng khi có chiến tranh, nhà nước huy động được hơn 10 vạn quân. Đây là một sáng tạo lớn của nhà Lý mà nhà Trầnnhà Lê đã vận dụng phát triển thành công rực rỡ. Chính sách này phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh lịch sử đất nước thời bấy giờ. Với chính sách này nhà nước luôn duy trì một lực lượng quân đội cần thiết, đồng thời lại có số quân dự bị đông đảo tại các làng xã, sẵn sàng huy động khi có chiến tranh. Qua đó giảm thiểu tối đa những gánh nặng cho triều đình và nhân dân trong việc nuôi quân, đồng thời vẫn ổn định sản xuất, phát triển kinh tế đất nước. Chính sách này cũng giải quyết đồng thời hai nhiệm vụ dựng nước và giữ nước, giữa yêu cầu phát triển kinh tế và củng cố an ninh quốc phòng, bảo vệ đất nước.

YÊU SỬ VIỆT tổng hợp

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chủ đề

yeu-su-viet (365) lich-su-viet-nam-qua-cac-thoi-ky (161) su-viet-hom-nay (99) nha-nguyen (86) danh-nhan-su-viet (85) su-kien-su-viet (76) sach-lich-su (73) facebook (53) sach-su-hien-dai (50) chong-phap (47) nha-hau-le (45) chua-nguyen (38) nha-tran (36) tai-lieu-su-viet (35) bac-thuoc (33) nha-ly (32) nha-tay-son (30) vua-chua-su-viet (29) Danh mục sách lịch sử Việt Nam hay (27) dia-danh-su-viet (22) chua-trinh (21) phim-truyen (21) quang-trung (18) vo-tuong (18) cac-cuoc-noi-chien (16) Cách mạng Việt Nam (13) gia-long (13) nguyen-mong (13) phim-su-viet (13) le-dai-hanh (12) nha-dinh (12) cong-tac-vien (11) dinh-tien-hoang (11) nha-tien-le (11) dien-tich-su-viet (10) sach-luat (10) viet-su-kieu-hung (10) minh-mang (9) nguyen-anh (9) tay-son-that-ho-tuong (9) trinh-nguyen-phan-tranh (9) Chiến tranh thế giới thứ I (8) khoi-nghia-lam-son (8) nha-ho (8) tran-hung-dao (8) hung-vuong (7) ly-thuong-kiet (7) mien-trung (7) ngu-ho-tuong-gia-dinh (7) nha-mac (7) an-duong-vuong (6) chiem-thanh (6) hai-ba-trung (6) ho-quy-ly (6) le-thanh-tong (6) ly-thai-to (6) tieu-thuyet-lich-su (6) cong-giao (5) ho-chi-minh (5) le-thai-to (5) mien-bac (5) mien-nam (5) nha-tien-ly (5) gac-ma-1988 (4) hai-chien-truong-sa (4) le-quy-don (4) mac-dang-dung (4) nha-ngo (4) trung-vuong-she-kings (4) Alexandre-de-Rhodes (3) cham-pa (3) chien-tranh-bien-gioi (3) dai-nam (3) danh-tuong-su-viet (3) dao-duy-tu (3) hinh-anh-su-viet (3) hung-dao-vuong (3) huyen-tran-cong-chua (3) lịch sử việt nam qua các thời kỳ (3) nam-bac-trieu (3) vuong-quoc-co (3) xiem-la (3) chien-tranh-viet-xiem (2) dieu-tan (2) hùng vương (2) loa-thanh-ruc-lua (2) 17-2-1979 (1) Chế Thị Ngọc Hân (1) Cách mạng khoa học công nghệ (1) Cách mạng tháng 10 Nga (1) Lịch sử thế giới 1945 - 2000 (1) a-cha (1) am-che (1) binh-ngo-dai-chien (1) chiến tranh cục bộ (1) chua-tien (1) cong-chua-viet-nam (1) dai-viet-co-phong (1) hai-chien-hoang-sa (1) kieu-binh (1) mai-hac-de (1) y-van-hien (1) Đông Kinh Nghĩa Thục (1)