Đền Khai Long, huyện Đô Lương, Nghệ An - Dấu vết yên bình của thời Loạn 12 Sứ quân. - LỊCH SỬ VIỆT NAM - YÊU SỬ VIỆT - VIETNAMESE HISTORY - HISTORY OF VIETNAM

Đền Khai Long, huyện Đô Lương, Nghệ An - Dấu vết yên bình của thời Loạn 12 Sứ quân.

Share This
lich su viet nam qua cac trieu dai

YÊU SỬ VIỆT - Năm 944 Ngô Vương Quyền mất, Dương Tam Kha tranh ngôi, sau Ngô Xương Văn giành lại được, cùng anh mình là Ngô Xương Ngập tiếp tục thời kỳ Hậu Ngô vương. Về sau, Thiên Sách vương Ngô Xương Ngập qua đời, Nam Tấn vương Ngô Xương Văn cũng tử trận trong một cuộc bình định. Các tướng nhà Ngô nổi lên tranh chấp, đất nước rơi vào cảnh loạn lạc. Con trai Thiên Sách vương là Ngô Xương Xí phải dẫn quân về vùng đất nay là huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

Thanh Hóa, Nghệ An hiện nay là vùng châu Hoan, châu Ái ngày xưa. Khi đưa lực lượng về đây, Ngô Xương Xí xây thành Bình Kiều, chiêu tập và bảo vệ dân chúng tứ phương về đây lập nghiệp. Tưởng nhớ công lạo của vị Sứ quân năm xưa ra sức bảo vệ dân chúng, ngày nay tại xã Tân Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An vẫn còn giữ lại ngôi đền Khai Long làm nơi thờ tự vị Sứ quân ấy. Đền đã nhiều lận bị phá hủy theo thời gian, nhưng hơn 1.000 năm qua vẫn tọa lạc trên nền đất cũ, vẫn là cảnh vật, cây cối, núi rừng, hóa giang của những ngày đầu Ngô Sứ quân nuôi mộng phục quốc.

Trong buổi đầu của nền độc lập tự chủ, khi mà tiếng sóng Bạch Đằng vẫn còn đang gào thét uy hùng hoàn tất giấc mộng giành độc lập dân tộc, thì đất nước lại rơi vào buổi loạn lạc. Nước Nam đã không còn bóng người Hán cai trị, nhưng người Việt vẫn đang tìm cho riêng mình một vị Hoàng đế khiến tất cả phải thần phục nghe theo. Và trong thời buổi loạn lạc, chia ly của buổi đầu độc lập ấy, người dân các vùng chỉ biết tin tưởng và nghe theo những người, những sứ quân đang thật sự ra sức bảo vệ sự bình yên cho mình, cho gia đình và thôn xóm. Dấu tích đền Khai Long chính là nhằm thể hiện sự tri ân đến ngàn năm sau ấy.

loan 12 su quan

Từ quốc lộ 7 đoạn qua Nghệ An, chúng ta chạy qua cầu Khuôn và đi hơn 2km nữa, sẽ đến một vùng đất hiền hòa với cảnh vật, cây cối xanh tươi, những mái nhà ngói đỏ còn mang đậm nét rêu phong của thời gian và vẻ bình yên của làng quê Việt với lũy tre làng đã giữ nước suốt mấy ngàn năm. Đền Khai Long nằm trong khủng cảnh ấy và tọa lạc tại cánh đồng Bội. Phía trước đền là những thửa ruộng thay màu xanh rì, vàng óng quanh năm như cuộc sống tuần hoàn trong giấc mộng đẹp. Phía sau đền là cánh đồng và xa xa là rú Cấm Thương - nơi mà có phải năm xưa còn hằng đêm mang trong mình những ý chí phục quốc hào hùng của đoàn quân Ngô Sứ...!

Đền có bề thế vừa đủ, quanh năm từ tháng giêng, người dân Đô Lương thường tổ chức nhiều lễ hội mang nhiều ý nghĩa khác nhau nhằm tưởng nhớ người xưa. Trong đó, lệ hội đầu tiên, lớn nhất và có ý nghĩa nhiều nhất là lễ hội Khai Hạ vào ngày mồng 7 tháng Giêng hằng năm.

Đền Khai Long cũng như hầu hết những ngôi đền cổ khác của vùng đất Hoan, Ái khi xưa và Thanh Hóa, Nghệ An ngày nay, là nơi người dân bao thế hệ hương khói phụng thờ những vị anh hùng riêng đã có công xây dựng, gìn giữ xóm làng, gia đình của mỗi vùng đất. Đền Khai Long có điều đặc biệt hơn, đó là nơi thờ tự của Ngô Sứ quân Ngô Xương Xí - người anh hùng nối dõi của vị Ngô Vương năm nào tung hoành Bạch Đằng giang giành độc lập, tự chủ cho người Việt sau hơn 1.000 năm đô hộ phương Bắc.  

Ngô Sứ quân về theo Đinh Bộ Lĩnh - người sau này thống nhất đất nước, như thể hiện một ý nghĩa cao cả hơn hết của hai từ "độc lập" trong tâm thức người Việt chúng ta từ buổi đầu dựng nước. Rằng đất nước này là của con cháu Hùng Vương, trăm họ là trăm họ con cháu Vua Hùng, dù trải qua bao nhiêu cuộc biến thiên, chiến tranh tàn phá và dù Họ nào thay ngôi giữ nước, làm chủ phương Nam thì nếu Họ đấy được lòng dân, đủ sức quy thuận tất cả thì tất nên theo để giữ yên cho nhân dân được thoát khỏi cảnh chinh chiến, chia ly.

Có dịp ghé Đô Lương, chúng ta nhớ đến thăm đền của vị Ngô Sứ Quân - người anh hùng đã đặt quyền lợi quốc gia, dân tộc và nhân dân trên hết quyền lợi của dòng Họ. Đốt dâng Ngài một nén nhang, để tỏ lòng con cháu tri ân tiền nhân đã vì dân tộc mà cống hiến cả cuộc đời mình...!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chủ đề

yeu-su-viet (359) lich-su-viet-nam-qua-cac-thoi-ky (156) su-viet-hom-nay (95) nha-nguyen (86) danh-nhan-su-viet (84) sach-lich-su (72) su-kien-su-viet (71) facebook (53) sach-su-hien-dai (49) chong-phap (46) nha-hau-le (45) chua-nguyen (38) nha-tran (36) tai-lieu-su-viet (35) bac-thuoc (33) nha-ly (32) nha-tay-son (30) vua-chua-su-viet (29) Danh mục sách lịch sử Việt Nam hay (25) dia-danh-su-viet (22) chua-trinh (21) phim-truyen (21) quang-trung (18) vo-tuong (18) cac-cuoc-noi-chien (16) Cách mạng Việt Nam (13) gia-long (13) nguyen-mong (13) phim-su-viet (13) nha-dinh (12) cong-tac-vien (11) dinh-tien-hoang (11) le-dai-hanh (11) nha-tien-le (11) dien-tich-su-viet (10) sach-luat (10) viet-su-kieu-hung (10) minh-mang (9) nguyen-anh (9) tay-son-that-ho-tuong (9) trinh-nguyen-phan-tranh (9) Chiến tranh thế giới thứ I (8) khoi-nghia-lam-son (8) nha-ho (8) tran-hung-dao (8) hung-vuong (7) ly-thuong-kiet (7) mien-trung (7) ngu-ho-tuong-gia-dinh (7) nha-mac (7) an-duong-vuong (6) chiem-thanh (6) hai-ba-trung (6) ho-quy-ly (6) le-thanh-tong (6) ly-thai-to (6) tieu-thuyet-lich-su (6) le-thai-to (5) mien-bac (5) mien-nam (5) nha-tien-ly (5) cong-giao (4) gac-ma-1988 (4) hai-chien-truong-sa (4) ho-chi-minh (4) le-quy-don (4) mac-dang-dung (4) nha-ngo (4) trung-vuong-she-kings (4) Alexandre-de-Rhodes (3) cham-pa (3) chien-tranh-bien-gioi (3) dai-nam (3) danh-tuong-su-viet (3) dao-duy-tu (3) hinh-anh-su-viet (3) hung-dao-vuong (3) huyen-tran-cong-chua (3) lịch sử việt nam qua các thời kỳ (3) nam-bac-trieu (3) vuong-quoc-co (3) xiem-la (3) chien-tranh-viet-xiem (2) dieu-tan (2) hùng vương (2) loa-thanh-ruc-lua (2) 17-2-1979 (1) Chế Thị Ngọc Hân (1) Cách mạng khoa học công nghệ (1) Cách mạng tháng 10 Nga (1) Lịch sử thế giới 1945 - 2000 (1) a-cha (1) am-che (1) binh-ngo-dai-chien (1) chiến tranh cục bộ (1) chua-tien (1) cong-chua-viet-nam (1) dai-viet-co-phong (1) hai-chien-hoang-sa (1) kieu-binh (1) mai-hac-de (1) y-van-hien (1) Đông Kinh Nghĩa Thục (1)