Nhân Huệ vương Trần Khánh Dư - Chỉ có dân mới biết mình sẽ thờ ai!? - LỊCH SỬ VIỆT NAM - YÊU SỬ VIỆT - VIETNAMESE HISTORY - HISTORY OF VIETNAM

Nhân Huệ vương Trần Khánh Dư - Chỉ có dân mới biết mình sẽ thờ ai!?

Share This
yêu sử việt, lịch sử việt nam, tiểu thuyết lịch sử, trần khánh dư, lịch sử việt nam qua các thời kỳ

YEUSUVIET.COM - "Nhất tướng công thành vạn cốt khô" là một câu thơ xuất xứ từ Đường Hy Tông - một hư đế vào cuối triều Đường. Câu thơ xuất hiện trong cuộc chiến giữa tướng Cao Biền - người từng làm An Nam tiết độ sứ, và khởi nghĩa Hoàng Sào. Câu thơ tuy là lời ca than của một hư đế Trung Hoa trong buổi xế chiều của vương triều, nhưng phần nào đó cũng nói lên hình ảnh tàn khốc của chiến tranh. Bên nào cũng cần những dũng tướng để gầy dựng đế nghiệp, có khác nhau là ở tài đức của từng vị tướng nhưng lẽ cuối cùng vẫn là hàng vạn cốt khô dân - lính phải bỏ lại dưới chân thành, trên chiến trường...


Trong dòng lịch sử Việt Nam qua các thời kỳ, có một danh tướng đã đóng góp xuất sắc tài năng của mình cho sự nghiệp chống vó ngựa Nguyên - Mông xâm lược. Nhưng cũng chính vị tướng đó lại để lại cho đời sau một câu nói thật đến mức trần trụi, bi ai về chiến tranh và sĩ tốt:
Tướng là chim ưng, dân lính là vịt, dùng vịt để nuôi chim ưng thì có gì là lạ?
Vị tướng đã nói câu này là Nhân Huệ vương Trần Khánh Dư, một võ tướng nhà Trần, người gắn liền tên tuổi của mình với chiến thắng Vân Đồn, Quảng Ninh - đưa ông lên hàng những danh nhân Sử Việt nổi tiếng nhất.

Nhân Huệ vương không rõ năm sinh, được Hoàng đế Trần Thánh Tông nhận làm con nuôi - thiên tử nghĩa nam. Ông sinh ra là người có tài, cha là thượng tướng Trần Phó Duyệt, thuộc dòng dõi thái sư Trần Thủ Độ. Trong ba lần kháng chiến chống Nguyên - Mông của nhà Trần, ông đều góp công lớn trong cả 3 lần. Nhưng cũng hiếm có vị tướng tài nào lại lắm tật, điều xấu và bị chua xét những lời cay nghiệt như ông.

Kháng chiến chống Mông Cổ lần thứ nhất, trước thế giặc mạnh, quân nhà Trần phải liên tục lui binh. Ông khi ấy tuy còn trẻ, chưa được chính thức dự bàn triều chính, nhưng vẫn dẫn quân nhân sơ hở mà đánh úp trại giặc, khiến chúng gặp khó khăn và tạo cơ hội cho quân Trần phản công.

Sau đó, ông được phong chức tước đến quyền phán thủ, nhưng lại có qua lại bất minh với con dâu của Hưng Đạo vương đồng thời cũng là con gái của vua Thánh Tông. Ông bị đánh 100 gậy, tịch thu hết gia sản, chức tước đuổi về vùng Chí Linh làm nghề bán than để kiếm sống. Lúc đó, ông làm bài thơ "Bán than" như để tỏ chí lòng mình...

trần khánh dư, lịch sử việt nam qua các thời kỳ

Khi nhà Trần họp hội nghị quân sự ở Bình Than, lúc còn đang chưa thống nhất ý kiến, ông chèo thuyền đi ngang qua, vua Thánh Tông thấy vậy nên sai người chạy gọi lên thuyền. Lần đầu ông đáp, mình chỉ là kẻ bán than, vua gọi làm gì, nên nói không lên. Vua nghe biết đúng là ông, liền cho quay lại gọi, ông liền theo lên thuyền. Vua Trần và Hưng Đạo vương chủ chiến, nhiều tướng khác còn muốn chủ hòa, Nhân Huệ vương khẳng khái quyết chiến không chủ hòa để giữ vững thanh danh Đại Việt. Cuối cùng, nhân lời ấy hợp ý vua, nhà Trần chuẩn bị đánh đuổi quân xâm lược.

Trong lần thứ hai đánh Mông - Nguyên này, ông được phong chức Phó đô tướng quân, góp phần lập công lớn đánh tan 50 vạn quân xâm lược. Sang lần thứ ba đánh giặc, ông tuy thất bại trong nhiệm vụ chặn đoàn thuyền chiến của Ô Mã Nhi, nhưng vì nắm rõ việc tiến quân của giặc, biết thời thế nên xin treo tội để lập công. Cuối cùng, một trong những sự kiện sử Việt quan trọng nhất, ông đại phá đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ bằng chiến thắng Vân Đồn năm 1288, góp phần không nhỏ trong việc kết thúc chiến tranh, làm nên thắng lợi vẻ vang của dân tộc ta.

Sau chiến tranh, khác với các quan tướng sống bằng bổng lộc triều đình, ông có đầu óc giao thương, nên tự làm giàu cho mình bằng việc buôn bán. Việc làm này bị các sử gia đời sau nói ông có tính tham lam, thô bỉ dựa trên quan niệm phong kiến coi trọng các nghề theo thứ bậc sĩ - nông - công - thương. Nhưng ông lại có công lập ấp, khai phá vùng đất mới và quy tụ dân chúng lập nghiệp ở vùng Trường Yên, Ninh Bình và Ý Yên, Nam Định ngày nay.

Dù cả cuộc đời chinh chiến và mang nhiều tai tiếng cho đến khi nhắm mắt, xuôi tay nhưng ở Nhân Huệ vương Trần Khánh Dư vẫn đọng lại cho chúng ta nhiều bài học về đánh giá một người có tài, có đức trong dòng lịch sử. Không ai sinh ra đã hẳn là một vị thánh, không ai sống cả một đời mà không phạm những sai lầm dù nhỏ, dù lớn. Trong một hoàn cảnh nhất định, Nhân Huệ vương đã có những lựa chọn cho riêng mình, lựa chọn đó đã làm nên cuộc đời ông chứ không phải những lời đánh giá trong Sử ký mới là cuộc đời ông. Vậy cho nên, nhà Trần là triều đại có mối quan hệ hôn nhân cận huyết, nhà Trần cũng có kháng chiến thần thánh 3 lần chống Nguyên Mông và nhà Trần còn có một vị tướng tài, sống theo cách sống của mình, đến cuối đời đã được nhân dân lập đền, đình thờ tự - đó là Nhân Huệ vương Trần Khánh Dư.

Để mua sách tiểu thuyết lịch sử "Trần Khánh Dư" bạn click vào đây hoặc chọn mua sách "Trần Khánh Dư".

YÊU SỬ VIỆT

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chủ đề

yeu-su-viet (364) lich-su-viet-nam-qua-cac-thoi-ky (161) su-viet-hom-nay (98) nha-nguyen (86) danh-nhan-su-viet (85) su-kien-su-viet (75) sach-lich-su (73) facebook (53) sach-su-hien-dai (50) chong-phap (47) nha-hau-le (45) chua-nguyen (38) nha-tran (36) tai-lieu-su-viet (35) bac-thuoc (33) nha-ly (32) nha-tay-son (30) vua-chua-su-viet (29) Danh mục sách lịch sử Việt Nam hay (27) dia-danh-su-viet (22) chua-trinh (21) phim-truyen (21) quang-trung (18) vo-tuong (18) cac-cuoc-noi-chien (16) Cách mạng Việt Nam (13) gia-long (13) nguyen-mong (13) phim-su-viet (13) le-dai-hanh (12) nha-dinh (12) cong-tac-vien (11) dinh-tien-hoang (11) nha-tien-le (11) dien-tich-su-viet (10) sach-luat (10) viet-su-kieu-hung (10) minh-mang (9) nguyen-anh (9) tay-son-that-ho-tuong (9) trinh-nguyen-phan-tranh (9) Chiến tranh thế giới thứ I (8) khoi-nghia-lam-son (8) nha-ho (8) tran-hung-dao (8) hung-vuong (7) ly-thuong-kiet (7) mien-trung (7) ngu-ho-tuong-gia-dinh (7) nha-mac (7) an-duong-vuong (6) chiem-thanh (6) hai-ba-trung (6) ho-quy-ly (6) le-thanh-tong (6) ly-thai-to (6) tieu-thuyet-lich-su (6) ho-chi-minh (5) le-thai-to (5) mien-bac (5) mien-nam (5) nha-tien-ly (5) cong-giao (4) gac-ma-1988 (4) hai-chien-truong-sa (4) le-quy-don (4) mac-dang-dung (4) nha-ngo (4) trung-vuong-she-kings (4) Alexandre-de-Rhodes (3) cham-pa (3) chien-tranh-bien-gioi (3) dai-nam (3) danh-tuong-su-viet (3) dao-duy-tu (3) hinh-anh-su-viet (3) hung-dao-vuong (3) huyen-tran-cong-chua (3) lịch sử việt nam qua các thời kỳ (3) nam-bac-trieu (3) vuong-quoc-co (3) xiem-la (3) chien-tranh-viet-xiem (2) dieu-tan (2) hùng vương (2) loa-thanh-ruc-lua (2) 17-2-1979 (1) Chế Thị Ngọc Hân (1) Cách mạng khoa học công nghệ (1) Cách mạng tháng 10 Nga (1) Lịch sử thế giới 1945 - 2000 (1) a-cha (1) am-che (1) binh-ngo-dai-chien (1) chiến tranh cục bộ (1) chua-tien (1) cong-chua-viet-nam (1) dai-viet-co-phong (1) hai-chien-hoang-sa (1) kieu-binh (1) mai-hac-de (1) y-van-hien (1) Đông Kinh Nghĩa Thục (1)