Huyết Mạch Trần Gia - Việt Sử Kiêu Hùng - [VIDEO] - LỊCH SỬ VIỆT NAM - YÊU SỬ VIỆT - VIETNAMESE HISTORY - HISTORY OF VIETNAM

Huyết Mạch Trần Gia - Việt Sử Kiêu Hùng - [VIDEO]

Share This
yêu sử việt, lịch sử việt nam, huyết mạch trần gia, việt sử kiêu hùng, nhà trần, nhà hồ, hồ quý ly, trần nghệ tông

Lịch sử Việt Nam không thiếu những câu chuyện tranh quyền đoạt vị đẫm máu và bi hùng. Nhưng nền điện ảnh Việt Nam lại rất thiếu những tác phẩm truyền tải những câu chuyện đó. Dù đã có rất nhiều những bộ phim truyền hình hay phim điện ảnh cố gắng bằng tất cả sự tâm huyết của mình để đưa Sử Việt oai hùng đến với trái tim những người Yêu Sử Việt, nhưng so với sự mong muốn của người xem, vẫn còn thiếu về số lượng và chất lượng trong thời kỳ mới, thế kỷ mới. Từ đó, Việt Sử Kiêu Hùng ra đời như một cơn mưa rào đầu mùa, muốn tưới mát cơn nắng nóng thèm khát Sử Việt của những trái tim Việt. Và hôm nay, "Huyết mạch Trần gia" - cơn mưa rào tiếp theo cho câu chuyện "Tử chiến thành Đa Bang - Hồi 1: Giấy", ra mắt độc giả với tất cả sự tâm huyết và tình yêu Sử Việt.
Bài liên quan

"Huyết mạch Trần gia" là phần ngoại truyện của câu chuyện dài hơi "Tử chiến thành Đa Bang" - một cuộc tử chiến bi hùng của vua tôi Nhà Hồ trước sự xâm lược của Nhà Minh. Huyết mạch Trần gia quay ngược thời gian về khoảng 100 năm trước, khi sự rối ren, đổ nát của Nhà Trần đã lên đến tận cùng, bằng sự kiện Dương Nhật Lễ lên ngôi hoàng đế Đại Việt năm 1369, sau đó tìm giết tôn thất họ Trần và muốn thay đổi triều đại sang Họ Dương. Thật sự, giai đoạn trước và sau năm 1369 là một giai đoạn cực kỳ quan trọng của lịch sử Nhà Trần. Đây là giai đoạn sự suy vong tiềm ẩn của bất kỳ một vương triều phong kiến nào bắt đầu hiện ra rõ ràng nhất mà nếu trong giai đoạn đó, những minh quân xuất hiện sẽ làm cho lịch sử diễn ra khác đi. Nhưng lịch sử là những gì đã qua và chỉ còn những bài học.

Năm 1358, Thượng hoàng Trần Minh Tông băng hà, Trần Dụ Tông lên ngôi từ năm 1341, đến nay chính thức tiếp quản quyền lực của Vương triều và cũng đồng thời đưa Nhà Trần đến gần hơn với con đường suy vong. Sự hoang dâm vô độc, tàn ác phung phí sức dân lại chơi bời quá độ, dẫn đến cuối cùng tự mình truyền ngôi cho Dương Nhật Lễ, Trần Dụ Tông đã hoàn tất việc khởi sự suy vong cho Nhà Trần. Khi quyền lực không còn thống nhất và Vương triều bắt đầu suy vong, những cuộc tàn sát đẫm máu sẽ bắt đầu và đó là tiền đề quan trọng cho sự ra đời của "Huyết mạch Trần gia".

Những tưởng bằng tên gọi "Huyết mạch Trần gia" của mình, đoạn phim sẽ mang đến hoàn toàn một sự kiêu hãnh về dòng máu Họ Trần 3 lần đánh bại Thát Đát, được trung hưng và thịnh trị đến như thế nào!? Nhưng không. Trong xuyên suốt những hình ảnh và qua tạo hình từng nhân vật trong phim, người xem sẽ phảng phất hay lướt nhẹ qua đâu đó trong phim những quy luật của sự phát triển thời đại: đỉnh cao rồi đến suy vong và phải được thay thế.

Một Trần Phủ - Trần Nghệ Tông mang huyết mạch của ý chí Sát Thát năm xưa nay tái hiện hào hùng ý chí đó bằng việc dẹp tan Dương Nhật Lễ, lấy lại giang sơn cho Họ Trần oai hùng. Một Lê Qúy Ly can trường phò vua dựng nước, hiên ngang 4 tiếng "Tuyệt không hối hận" thể hiện quyết tâm của một bậc đại hùng đế vương!
Lịch sử phụ thuộc những góc nhìn và Lịch sử là bài học của tiền nhân! Nhà Trần đã suy vong thì một triều đại mới lên thay thì đúng hay sai? Dòng họ oai hùng năm xưa đánh đắm thuyền Thát trên Bạch Đằng Giang năm nào nay tìm mỏi những cánh chim trời cũng không còn một Trần Hưng Đạo chứ đừng nói đến một Trần Khánh Dư, vậy có nên thay thế triều đại đó? Thay triều đổi đại là chuyện thường tình như Họ Trần đã thay Họ Lý cai trị Đại Việt, thì Họ Hồ chẳng lẽ không làm lại được việc hơn trăm năm trước Họ Trần đã làm? Trần Thủ Độ là đại hùng của Họ Trần nhưng là đại nghịch của Họ Lý, vậy nếu thành công thì Qúy Ly là Trần Thủ Độ của họ Hồ và là đại nghịch của Họ Trần, vậy là đúng hay sai???

Vì vậy, lịch sử Việt Nam quá hay, quá tuyệt và quá bi hùng nhưng thiếu những cách truyền tải để đến được trái tim của hậu thế. "Huyết mạch Trần gia" đã cố gắng thực hiện một trong những cách thức của thời đại mới mang lịch sử Việt đến những thế hệ người Việt mới hôm nay. Đó là cả một sự cố gắng và tâm huyết vì một tình yêu Sử Việt vô vị lợi và đáng trân trọng hết mức. Và hơn thế nữa, những gì "Huyết mạch Trần gia" đã thể hiện thật sự xứng đáng với tâm huyết Việt Sử Kiêu Hùng bỏ ra và nỗi khao khát chờ trông của những người yêu Sử Việt luôn trông đợi những người Việt Sử Kiêu Hùng đầy tâm huyết đó.

Mời các bạn cùng xem đoạn phim đầy cảm xúc và bi tráng đó, để khi những phần tiếp theo của "Tử chiến thành Đa Bang" được ra mắt, chúng ta sẽ hiểu thêm về nhân vật Hồ Qúy Ly và càng thêm nhiều hy vọng hơn về một ngày sẽ có tác phẩm điện ảnh Sử Việt thỏa lòng cảm xúc trông ngóng của những trái tim Yêu Sử Việt.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chủ đề

yeu-su-viet (359) lich-su-viet-nam-qua-cac-thoi-ky (156) su-viet-hom-nay (95) nha-nguyen (86) danh-nhan-su-viet (84) sach-lich-su (72) su-kien-su-viet (71) facebook (53) sach-su-hien-dai (49) chong-phap (46) nha-hau-le (45) chua-nguyen (38) nha-tran (36) tai-lieu-su-viet (35) bac-thuoc (33) nha-ly (32) nha-tay-son (30) vua-chua-su-viet (29) Danh mục sách lịch sử Việt Nam hay (25) dia-danh-su-viet (22) chua-trinh (21) phim-truyen (21) quang-trung (18) vo-tuong (18) cac-cuoc-noi-chien (16) Cách mạng Việt Nam (13) gia-long (13) nguyen-mong (13) phim-su-viet (13) le-dai-hanh (12) nha-dinh (12) cong-tac-vien (11) dinh-tien-hoang (11) nha-tien-le (11) dien-tich-su-viet (10) sach-luat (10) viet-su-kieu-hung (10) minh-mang (9) nguyen-anh (9) tay-son-that-ho-tuong (9) trinh-nguyen-phan-tranh (9) Chiến tranh thế giới thứ I (8) khoi-nghia-lam-son (8) nha-ho (8) tran-hung-dao (8) hung-vuong (7) ly-thuong-kiet (7) mien-trung (7) ngu-ho-tuong-gia-dinh (7) nha-mac (7) an-duong-vuong (6) chiem-thanh (6) hai-ba-trung (6) ho-quy-ly (6) le-thanh-tong (6) ly-thai-to (6) tieu-thuyet-lich-su (6) le-thai-to (5) mien-bac (5) mien-nam (5) nha-tien-ly (5) cong-giao (4) gac-ma-1988 (4) hai-chien-truong-sa (4) ho-chi-minh (4) le-quy-don (4) mac-dang-dung (4) nha-ngo (4) trung-vuong-she-kings (4) Alexandre-de-Rhodes (3) cham-pa (3) chien-tranh-bien-gioi (3) dai-nam (3) danh-tuong-su-viet (3) dao-duy-tu (3) hinh-anh-su-viet (3) hung-dao-vuong (3) huyen-tran-cong-chua (3) lịch sử việt nam qua các thời kỳ (3) nam-bac-trieu (3) vuong-quoc-co (3) xiem-la (3) chien-tranh-viet-xiem (2) dieu-tan (2) hùng vương (2) loa-thanh-ruc-lua (2) 17-2-1979 (1) Chế Thị Ngọc Hân (1) Cách mạng khoa học công nghệ (1) Cách mạng tháng 10 Nga (1) Lịch sử thế giới 1945 - 2000 (1) a-cha (1) am-che (1) binh-ngo-dai-chien (1) chiến tranh cục bộ (1) chua-tien (1) cong-chua-viet-nam (1) dai-viet-co-phong (1) hai-chien-hoang-sa (1) kieu-binh (1) mai-hac-de (1) y-van-hien (1) Đông Kinh Nghĩa Thục (1)