Nhân gian nằm nghiêng: Hào khí, tình yêu và số phận. - LỊCH SỬ VIỆT NAM - YÊU SỬ VIỆT - VIETNAMESE HISTORY - HISTORY OF VIETNAM

Nhân gian nằm nghiêng: Hào khí, tình yêu và số phận.

Share This
yêu sử việt, lịch sử việt nam, nhân gian nằm nghiêng

YEUSUVIET.COM - Một quyển sách mà tôi đã tưởng sẽ mất nhiều thời gian để đọc, hoặc ít nhất là mất thời gian để ngấm được và đi suốt mạch truyện mà hiểu rõ những gì được truyền tải. Nhưng không, đây là một quyển sách tốt, vừa mang tính học thuật vừa mang tính giải trí, vừa đầy dủ vừa dễ hiểu. Gói gọn trong quyển sách là một tinh thần vừa lãng mạn vừa chắc thép của tác giả, những trăn trở về một thời dựng nước, giữ nước và cả về tình yêu xoay vòng trong cơn lốc chính trị, có thể khóc, có thể đau. Và thấm.

Bài liên quan

Hào khí

Không hiểu là lý do gì mà khi tác giả viết cuốn sách này, cô ấy không muốn bộc lộ rõ ràng cái chất hào khí đó. Ít cuộc chiến, ít những trường đoạn đối đầu và trực tả người lính thời Trần để người đọc kịp hình dung đâu là máu thấm trên non sông, đâu là xương rơi trên gấm vóc. Cô chỉ điểm qua, chỉ gói ghém qua những suy tư chính trị, những nỗi đau mơ hồ của những người bề trên. Có lẽ ý nghĩa của cuốn sách này không phải là nói cho thiên hạ biết người lính thời Trần thiện chiến và mạnh mẽ, mà là cái ý chí quyết giữ nước của cả một vốc giang sơn, đồng lòng từ vua đến quân, từ dân đến lính.

Hào khí ở trong người Thánh của dân tộc, chẳng màng ngôi vua, sẵn sàng cống hiến sức mình cho dân mà không cần được chức thượng tôn mà ngàn đời trông ngóng. Hào khí ở nhóc con tuổi mười sáu chưa kịp lớn đã đòi ra sa trường, thà chết trận còn hơn làm cậu ấm. Hào khí ở người vương gia một đời suy tính cho việc nước, nội tâm giấu kĩ, từng giây trong đời đều mang vận nước đặt trên lưng. Những con người gồng gánh cả một thời đại ở cái tuổi đôi mươi, mang sức nặng của Tổ quốc và của cả cuộc đời người đứng đầu số phận. Họ sống hiên ngang, không được buồn vui, không được yêu thương, không được hờn giận, vì tổ nghiệp nghìn thu để lại, họ chỉ có thể tiến mà chằng được lùi.

Điều làm tôi thương quyển sách này là cách tác giả trân trọng những nhân vật lịch sử như một con người bình thường, họ đã có những phút yếu lòng, hay nói đúng hơn là họ đã từng có những lúc muốn bỏ phứt đi cái mặt nạ uy quyền nhưng giả tạo. Họ có yêu thương giữa muôn nghìn âm mưu nghìn trùng chốn cung vàng điện ngọc, và trong cơn biến loạn chung của đất nước, họ biết gạt tình riêng. Dù thực sự ở sâu trong quá khứ nghìn năm kia những con người đó có những tính cách tốt đẹp đó hay không, không ai cắt nghĩa được. Nhưng chính trong câu chuyện này, ta thấy dậy lên những cảm thông và niềm thương mến, là đã đủ rồi.

Tình yêu.

Một cô gái thế kỉ XXI bị rơi xuống quá khứ, bị cuốn vào những loạn lạc của một thời cuộc đau đớn nhưng hào hùng, và cất giấu vào lòng tình yêu của những người đàn ông đứng đầu triều đại. Những tình yêu đó cho đến cuối cùng vẫn chỉ làm lòng nàng gợn lên mà không giữ được nàng ở lại, nhưng đủ để khi nghĩ đến, chợt thấy chạnh lòng.

Tình yêu của Tảng là tình yêu chân mộc của một người vị tướng, vừa kiêu ngạo vừa đơn thuần. Thứ tình yêu như thế là thứ tình yêu khó thoát nhất thế giới này, khi họ toàn tâm toàn ý vì ta không suy nghĩ. Họ đau rất nhiều nếu ta không đáp lại, và họ sẽ giữ mãi bóng hình ta cho trọn kiếp con người. Tình yêu của Tảng có làm Huỳnh yêu chàng không? Tôi không biết, tác giả không biết và cả Huỳnh cũng không biết, nhưng tình yêu đó sống động và dường như, dư âm hơn cả cuộc chiến. “Giữa những cuộc chiến là tình yêu”, một tác giả trẻ đã phát biểu, và người đó cũng phủ nhận trong chính tác phẩm của mình. Nhưng với Tảng và Huỳnh, thì đúng là giữa cuộc chiến có nảy mầm một tình yêu.

Với quan gia Trần Khâm, mối tình trở nên phức tạp hơn. Huỳnh nói đó chỉ là mối cảm thông đồng tình giữa hai kẻ luôn lạc lõng trong thân thế số phận an bài cho mình, và hai kẻ người đi trước thời cuộc, còn một người bị thời cuộc bỏ rơi. Họ gặp gỡ nhau, nhìn thấy trong mắt nhau những mối trăn trở hình như cùng màu, và thế là những xúc cảm phức tạp nảy sinh ở hai trái tim đa đoan nhiều luân chuyển. Mối tình này không sống lâu trong Huỳnh như một tình yêu, mà sẽ sống lâu như một yêu thương không tên và kí ức về một thời tưởng như một giấc mơ lạ lẫm.

Và cuối cùng, tôi nghĩ người ở lại cùng những kí ức của Huỳnh là sẽ đức ông dũng mãnh nhưng thâm sâu, ôn hòa ít nói nhưng hiểu lý hiểu tình Trần Nhật Duật. Nếu không có người đó, cô đã là một cái xác phơi thây, hoặc một tù nhân không ai quan tâm, hoặc là gì đó giữa dòng lịch sử nhiều sai sót. Cô sẽ mãi nhớ lấy người cho cô cảm giác yên bình như thế, dễ chịu như thế, một người cho cô hiểu những lo âu của cô chỉ là hạt cát bé nhỏ của những con người đã từng đi những bước sinh tử cho cả vạn con người, và người đã dạy cho cô những dối trá lọc lừa của thế sự. Giữa những con người không có thứ gọi là tình yêu làm vướng bận, bỗng thấy họ bừng sáng những ân tình rất khó để lãng quên.

Số phận.

Và cái gọi là số phận, trong quyển sách này, chính là những con người bị cuốn theo dòng xoay nguy biến, họ phải làm cho bản thân cường đại mạnh mẽ dù không thực tâm muốn, và họ in dấu vào dòng chảy dân tộc như những tướng quân vĩ đại dù họ chỉ muốn được sống một cuộc đời an nhiên. Số phận, là người vẫn mãi in đậm dấu vết phản quốc lưu lại ngàn năm, dù thực hư còn nhiều bất đồng, nhưng rồi ai trả lại cho người cái danh xưng xứng đáng. Số phận, là những cái chết đau đớn của người lính Đông A, của những cô gái vừa chớm lớn đã là món quà đổi trao cho vận nước. Số phận, là cái nhìn của những người đời sau cho ông cha thưở trước, dũng cảm hay hèn nhát, vinh nhục thế nào, chẳng phải đều mang nặng một chữ số phận hay sao?

Tổng

Tôi không kể đúng-sai, không màng hư- thực, tôi chỉ biết quyển sách này gợi lên trong tôi niềm tự hào và khát khao cho lịch sử nước nhà, và cũng cảm nhận được cái kì công của một thế hệ trẻ vừa đào sâu lịch sử vừa khai thác văn chương. Hồn túy của dân tộc còn đọng lại trong từng câu chữ âm vang, trong từng tách trà nâng niu bởi tay người, trong từng nếp sống đơn sơ nhưng đẹp đẽ: ăn trầu, đốt pháo, đàn bầu,… Một câu chuyện sống chứ không chết, đủ đầy gia vị cho một cuộc phiêu lưu ấn tượng. Một tác giả cực kì đáng để ngưỡng mộ, và để yêu thương.


Link nguồn bài review Chamthan
YÊU SỬ VIỆT
Thảo luận bài viết tại Fanpage YÊU SỬ VIỆT nhé - https://www.facebook.com/yeusuviet/posts/3079726245410196?__tn__=K-R

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chủ đề

yeu-su-viet (364) lich-su-viet-nam-qua-cac-thoi-ky (161) su-viet-hom-nay (98) nha-nguyen (86) danh-nhan-su-viet (85) su-kien-su-viet (75) sach-lich-su (73) facebook (53) sach-su-hien-dai (50) chong-phap (47) nha-hau-le (45) chua-nguyen (38) nha-tran (36) tai-lieu-su-viet (35) bac-thuoc (33) nha-ly (32) nha-tay-son (30) vua-chua-su-viet (29) Danh mục sách lịch sử Việt Nam hay (27) dia-danh-su-viet (22) chua-trinh (21) phim-truyen (21) quang-trung (18) vo-tuong (18) cac-cuoc-noi-chien (16) Cách mạng Việt Nam (13) gia-long (13) nguyen-mong (13) phim-su-viet (13) le-dai-hanh (12) nha-dinh (12) cong-tac-vien (11) dinh-tien-hoang (11) nha-tien-le (11) dien-tich-su-viet (10) sach-luat (10) viet-su-kieu-hung (10) minh-mang (9) nguyen-anh (9) tay-son-that-ho-tuong (9) trinh-nguyen-phan-tranh (9) Chiến tranh thế giới thứ I (8) khoi-nghia-lam-son (8) nha-ho (8) tran-hung-dao (8) hung-vuong (7) ly-thuong-kiet (7) mien-trung (7) ngu-ho-tuong-gia-dinh (7) nha-mac (7) an-duong-vuong (6) chiem-thanh (6) hai-ba-trung (6) ho-quy-ly (6) le-thanh-tong (6) ly-thai-to (6) tieu-thuyet-lich-su (6) ho-chi-minh (5) le-thai-to (5) mien-bac (5) mien-nam (5) nha-tien-ly (5) cong-giao (4) gac-ma-1988 (4) hai-chien-truong-sa (4) le-quy-don (4) mac-dang-dung (4) nha-ngo (4) trung-vuong-she-kings (4) Alexandre-de-Rhodes (3) cham-pa (3) chien-tranh-bien-gioi (3) dai-nam (3) danh-tuong-su-viet (3) dao-duy-tu (3) hinh-anh-su-viet (3) hung-dao-vuong (3) huyen-tran-cong-chua (3) lịch sử việt nam qua các thời kỳ (3) nam-bac-trieu (3) vuong-quoc-co (3) xiem-la (3) chien-tranh-viet-xiem (2) dieu-tan (2) hùng vương (2) loa-thanh-ruc-lua (2) 17-2-1979 (1) Chế Thị Ngọc Hân (1) Cách mạng khoa học công nghệ (1) Cách mạng tháng 10 Nga (1) Lịch sử thế giới 1945 - 2000 (1) a-cha (1) am-che (1) binh-ngo-dai-chien (1) chiến tranh cục bộ (1) chua-tien (1) cong-chua-viet-nam (1) dai-viet-co-phong (1) hai-chien-hoang-sa (1) kieu-binh (1) mai-hac-de (1) y-van-hien (1) Đông Kinh Nghĩa Thục (1)