Hoàng đế Lê Nhân Tông - Người minh quân mang số kiếp đoản mệnh - LỊCH SỬ VIỆT NAM - YÊU SỬ VIỆT - VIETNAMESE HISTORY - HISTORY OF VIETNAM

Hoàng đế Lê Nhân Tông - Người minh quân mang số kiếp đoản mệnh

Share This
lê nhân tông, nhà hậu lê, Lịch sử việt nam, Lịch sử việt nam qua các thời kỳ, sử việt 12 khúc tráng ca, yêu sử việt, hồ chí minh, trần hưng đạo, quang trung, lê lợi, gia long
Ảnh Hoàng đế Lê Nhân Tông - Nguồn: Thành Kỳ Ý
YEUSUVIET.COMLịch sử Việt Nam trải qua các triều đại đều mang một số phận khác nhau. Từ Ngô - Đinh - Lê - - Trần cho đến Hậu Lê - Mạc - Nguyễn, mỗi triều đại là mỗi sắc thái riêng biệt tạo nên một bức tranh Việt Nam xưa đầy ly kỳ, hấp dẫn và cả bi ai. Trong đó, sự bi ai của mỗi triều đại như một mẫu số chung kết thúc của các triều đại phong kiến Việt Nam. Nhưng, với triều đại Hậu Lê, dường như số phận đã bắt ép triều đại oai hùng được sáng lập bởi Lê Thái Tổ phải sớm chịu lấy những đau thương triều đại ngay từ khi mới lập quốc. Và Hoàng đế Lê Nhân Tông - người tiền nhiệm của Hoàng đế Lê Thánh Tông, dường như đã được số phận lựa chọn là người tiêu biểu cho sự bi ai của triều Hậu Lê.
Bài liên quan

Lê Nhân Tông tên thật là Lê Bang Cơ, Ngài sinh năm 1441, mất năm 1459 khi chỉ hơn 18 tuổi nhưng đã ở ngôi chí tôn 17 năm trời. Vì vậy, sự nghiệp cai trị của Ngài phải gắn liền với một người thay mặt vua nhiếp chính, và đó là Hoàng thái hậu Nguyễn Thị Anh - mẹ Ngài. Sự nhiếp chính này là sự kiện duy nhất trong hơn 300 năm tồn tại của Vương triều Hậu Lê. Tuy nhiên cho đến khi Hoàng thái hậu và Hoàng đế bị bức tử một cách tức tưởi, các Ngài vẫn kịp để lại những di sản tốt đẹp cho triều thần và muôn dân Đại Việt.

lê nhân tông, nguyễn thị anh, Lịch sử việt nam, Lịch sử việt nam qua các thời kỳ, sử việt 12 khúc tráng ca, yêu sử việt, hồ chí minh, trần hưng đạo, quang trung, lê lợi, gia long
Hoàng thái hậu Nguyễn Thị Anh - Ảnh: Thành Kỳ Ý
Năm 1443, khi vừa được ba tuổi Hoàng thái tử Lê Bang Cơ lên ngôi vua, Hoàng thái hậu Nguyễn Thị Anh buông rèm nhiếp chính cho đến năm 1453 thì Hoàng đế tự mình coi chính sự. Dù trong khoảng 10 năm đầu thay vua nhiếp chính, nhưng Hoàng thái hậu đã kịp đề ra những chính sách, đường lối khuyến khích lòng dân, quan quân khiến cho thiên hạ Đại Việt lúc bấy giờ sau cái chết đột ngột của Lê Thái Tông không bị rơi vào vòng hỗn độn. Như khi vừa lên ngôi, Hoàng thái hậu đã xuống chiếu rằng
"Lệnh cho khắp quan lại, quân dân, đều phải hết lòng bày tỏ những điều có thể xoay được lòng trời, dập hết tai biến, hãy thẳng thắn nói ra, chớ nên ẩn dấu, để giúp trẫm sửa những điều thiếu sót". - ĐVSKTT
Rồi đến tháng 10 năm 1445, đất nước sau hai cuộc quấy phá của Chiêm Thành ở phía Nam - trong đó có lần phải huy động 10 vạn quân tinh nhuệ Nam tiến, thì bất ngờ lại bị tai dị khắp trong nước, Hoàng thái hậu thương cảm, liền xuống chiếu:
"Có phải vì chính sự có thiếu sót mà hại đến hòa khí vận âm dương biến đổi? Muốn chấm dứt sự trừng phạt của trời cao, phải rộng ban điều ân huệ cho kẻ dưới. Nay ban các điều về thuế, giảm tội rộng rãi theo thứ bậc khác nhau". - ĐVSKTT
Trong khoảng thời gian 10 năm Hoàng thái hậu nhiếp chính, Chiêm Thành nhiều lần quấy phá, trong nước lại thường xảy ra thiên tai, hạn hán rồi còn thêm cả nạn mua quan bán chức, tham nhũng, nhũng nhiễu dân chúng trong hàng ngũ quan lại. Đến nỗi, ngân khố không đủ chu cấp, phải cắt giảm các quân ngự tiền, thiết đột và dùng thóc lúa để bảo đảm tiền lương. Hoàng thái hậu phải ra lệnh xử phạt tăng lên  gấp 2 lần đối với những kẻ tham nhũng, nhũng nhiễu bị phát giác. Chung lại, Hoàng đế Lê Nhân Tông đã may mắn có được người mẹ biết chuyên lo chính sự, làm được nhiều điều ngay cho triều đình, dân chúng, tạo tiền đề cho 7 năm trực tiếp cai nghị tiếp theo của Ngài. Nhưng đáng tiếc, Ngài chỉ trị vì được 7 năm...
lê nhân tông, nhà hậu lê, Lịch sử việt nam, Lịch sử việt nam qua các thời kỳ, sử việt 12 khúc tráng ca, yêu sử việt, hồ chí minh, trần hưng đạo, quang trung, lê lợi, gia long
Hoàng đế Lê Nhân Tông - Ảnh: Thành Kỳ Ý
Năm 1453, khi đã 13 tuổi và có thể tự mình coi việc triều chính, Hoàng đế Lê Nhân Tông xuống lệnh đại xá thiên hạ, đổi ra thành năm Diên Ninh thứ nhất, Hoàng thái hậu lui về hậu cung. Tuy chỉ vừa 13 tuổi, nhưng nhờ sự chỉ dạy và được can dự trực tiếp vào các công việc triều chính từ nhỏ qua sự nhiếp chính của Hoàng thái hậu cũng như các huân cựu đại thần vẫn còn nhiều người tận trung với triều đại, nên Hoàng đế đã rất nhanh chóng để tỏ ra mình là vị vua sáng giá, có lòng nhân từ, hết lòng chăm lo cho dân chúng!


Năm 1445, Hoàng đế lệnh cho sử thần Phan Phu Tiên soạn tiếp bộ Đại Việt Sử ký tục biên từ thời Trần Thái Tông đến khi đánh đuổi xong giặc Minh. Đáng tiếc, bộ sử này nay đã thất lạc và không phải bộ sử "Đại Việt Sử ký tục biên" do Trịnh Sâm ra lệnh biên soạn năm 1775 thời vua Lê Hiển Tông. Ngoài ra, Ngài còn tỏ ra lòng khoan dung, độ lượng với các cựu thần có nhiều công lao đánh giặc Minh nhưng đã chết hoặc bị bức tử trước đây như Trịnh Khả, Lê Ngân, Trần Nguyên Hãn, Phạm Văn Xảo... bằng việc cấp bổng lộc, ruộng đất cho con cháu các vị. Điều này cho thấy Hoàng đế Lê Nhân Tông không chỉ là người bao dung, nhân nghĩa mà còn biết coi trọng công nghiệp khai quốc của các đại thần và mong muốn hàn gắn lại những bất hòa khi xưa giữa triều thần.

Đến năm 1456, để chấn chỉnh việc thực hiện chức trách của hàng ngũ quan lại, Hoàng đế ra chiếu chỉ yêu cầu các chức quan từ đại thần, quan coi quân, quan phong hiến cho đến các học quan, viên quan địa phương đều phải tự xem xét lại mình, thực hiện cho trọn vẹn trách nhiệm của mình với dân chúng. Với quân đội, Ngài cũng ra chỉ dụ rằng:
"Kỳ hội quân lần này, các tướng cắt cử quân lính vào sơn tràng đẵn gỗ, phải chú ý đốc thúc chúng đẵn lấy gỗ theo đúng quy cách. Còn thì ở lại địa phận của mình để điểm danh, chỉnh đốn vũ khí, luyện tập võ nghệ, không được để quân lính rong chơi ngoài đường, không được bắt chúng đóng góp, hay sai chúng làm việc riêng" - ĐVSKTT
Sự nghiệp trị vì thiên hạ của Hoàng đế Lê Nhân Tông cứ ngỡ theo đó mà tiếp tục giúp cho Đại Việt ngày thêm thịnh vượng, thì ngày mồng 3 tháng 10 năm 1459, Lạng Sơn vương Lê Nghi Dân với sự giúp sức của Đô chỉ huy cấm binh Lê Đắc Ninh, đang đêm bắc thang trèo vào tường mà giết chết Ngài cùng Hoàng thái hậu. Một việc thoán nghịch không chỉ tày đình mà còn làm cho lịch sử Việt Nam và nhà Hậu Lê phải tiếp tục lần thứ hai mất đi một vị minh quân còn đang trong tuổi hăng say điều hành đất nước, làm cho dân chúng mất đi cơ hội được có người chăm lo cho mình hết lòng, hết sức. Lê Nghi Dân vì mang trong mình mối hận thù bị truất ngôi kế tự do mẹ mình là Lê Thị Bí làm việc tội, mà đã giết vua để giành lấy ngôi vị nên khiến cho lòng người không khuất phục. Nên đến tháng 6 năm sau, các đại thần Nguyễn Xí, Đinh Liệt làm chính biến, lật đổ Lê Nghi Dân và đưa Hoàng tử Lê Tư Thành lên ngôi vua - tức Hoàng đế Lê Thánh Tông - vị Hoàng đế đã đưa chế độ phong kiến Việt Nam đến đỉnh cao thịnh trị, hùng mạnh nhất của mình...

thái miếu nhà hậu lê, Lịch sử việt nam, Lịch sử việt nam qua các thời kỳ, sử việt 12 khúc tráng ca, yêu sử việt, hồ chí minh, trần hưng đạo, quang trung, lê lợi, gia long, lê nhân tông
Thái miếu nhà Hậu Lê - Nơi thờ các Hoàng đế và Hoàng hậu...
Cuộc đời ngắn ngủi và vắn số của Hoàng đế Lê Nhân Tông chỉ kịp để lại cho lịch sử vài điều nhân đức ban đầu của một vị vua anh minh. Cho dù người kế vị Lê Thánh Tông đã tiếp nối một cách rực rỡ sự nghiệp dang dỡ của Ngài, nhưng cái chết bi ai đó vẫn là một nỗi đau và tiếc nuối to lớn cho lịch sử Việt Nam về sau. 

Việc tranh quyền đoạt vị không bao giờ thiếu trong những chính trường phong kiến, nhất là khi trong chính trường đó, quyền lực luôn được tập trung trong tay duy nhất một mình Hoàng đế mà không có những thiết chế đủ sức kiềm hãm, kiểm soát quyền lực của người đứng đầu. Quyền lực đã làm con người mờ mắt và tha hóa đến nỗi dù là ruột thịt với nhau, Lê Nghi Dân sẵn sàng giết hại người anh em Lê Bang Cơ -  người vẫn hết lòng đối đãi tử tế với mình, để tranh lấy ngôi vị đỉnh cao quyền lực. Dù lịch sử đã công bằng khi vị Hoàng đế Lê Thánh Tông đã xuất hiện, nhưng sự vắn số bi ai của hai vị minh quân Lê Thái Tông và Lê Nhân Tông có lẽ cũng là điềm báo trước (?) của triều Hậu Lê, khi kể từ năm 1527 cho đến năm 1789, Vương triều đã rơi vào vòng xoáy tranh quyền đoạt vị của ba họ Mạc - Trịnh - Nguyễn suốt hơn 250 năm, và chỉ là bức bình phong cho những mưu toan lợi ích riêng của từng họ. 

Ngẫm nghĩ lại, thì đôi khi số phận một Hoàng đế cũng đã nói lên tất cả về một kết cục chung của cả triều đại! Đáng thương thay cho Hoàng đế Lê Nhân Tông - Người minh quân mang số kiếp đoản mệnh!

Nguyễn Thị Hằng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chủ đề

yeu-su-viet (364) lich-su-viet-nam-qua-cac-thoi-ky (161) su-viet-hom-nay (98) nha-nguyen (86) danh-nhan-su-viet (85) su-kien-su-viet (75) sach-lich-su (73) facebook (53) sach-su-hien-dai (50) chong-phap (47) nha-hau-le (45) chua-nguyen (38) nha-tran (36) tai-lieu-su-viet (35) bac-thuoc (33) nha-ly (32) nha-tay-son (30) vua-chua-su-viet (29) Danh mục sách lịch sử Việt Nam hay (27) dia-danh-su-viet (22) chua-trinh (21) phim-truyen (21) quang-trung (18) vo-tuong (18) cac-cuoc-noi-chien (16) Cách mạng Việt Nam (13) gia-long (13) nguyen-mong (13) phim-su-viet (13) le-dai-hanh (12) nha-dinh (12) cong-tac-vien (11) dinh-tien-hoang (11) nha-tien-le (11) dien-tich-su-viet (10) sach-luat (10) viet-su-kieu-hung (10) minh-mang (9) nguyen-anh (9) tay-son-that-ho-tuong (9) trinh-nguyen-phan-tranh (9) Chiến tranh thế giới thứ I (8) khoi-nghia-lam-son (8) nha-ho (8) tran-hung-dao (8) hung-vuong (7) ly-thuong-kiet (7) mien-trung (7) ngu-ho-tuong-gia-dinh (7) nha-mac (7) an-duong-vuong (6) chiem-thanh (6) hai-ba-trung (6) ho-quy-ly (6) le-thanh-tong (6) ly-thai-to (6) tieu-thuyet-lich-su (6) ho-chi-minh (5) le-thai-to (5) mien-bac (5) mien-nam (5) nha-tien-ly (5) cong-giao (4) gac-ma-1988 (4) hai-chien-truong-sa (4) le-quy-don (4) mac-dang-dung (4) nha-ngo (4) trung-vuong-she-kings (4) Alexandre-de-Rhodes (3) cham-pa (3) chien-tranh-bien-gioi (3) dai-nam (3) danh-tuong-su-viet (3) dao-duy-tu (3) hinh-anh-su-viet (3) hung-dao-vuong (3) huyen-tran-cong-chua (3) lịch sử việt nam qua các thời kỳ (3) nam-bac-trieu (3) vuong-quoc-co (3) xiem-la (3) chien-tranh-viet-xiem (2) dieu-tan (2) hùng vương (2) loa-thanh-ruc-lua (2) 17-2-1979 (1) Chế Thị Ngọc Hân (1) Cách mạng khoa học công nghệ (1) Cách mạng tháng 10 Nga (1) Lịch sử thế giới 1945 - 2000 (1) a-cha (1) am-che (1) binh-ngo-dai-chien (1) chiến tranh cục bộ (1) chua-tien (1) cong-chua-viet-nam (1) dai-viet-co-phong (1) hai-chien-hoang-sa (1) kieu-binh (1) mai-hac-de (1) y-van-hien (1) Đông Kinh Nghĩa Thục (1)