Nguyễn Trãi và Trần Nguyên Hãn - Mong mỏi dặm trường tìm minh chúa. - LỊCH SỬ VIỆT NAM - YÊU SỬ VIỆT - VIETNAMESE HISTORY - HISTORY OF VIETNAM

Nguyễn Trãi và Trần Nguyên Hãn - Mong mỏi dặm trường tìm minh chúa.

Share This
lịch sử việt nam, yêu sử việt, án oan nguyễn trãi, trần nguyên hãn, lệ chi viên, lê lợi
YEUSUVIET.COM - Đoàn kết, thống nhất và trên dưới một lòng chính là yếu tố quan trọng nhất quyết định cho sự thắng lợi cuối cùng của bất kỳ cuộc chiến bảo vệ độc lập, tự do nào đã diễn ra trong lịch sử Việt Nam. Nhưng để có được khối thống nhất vô địch đó, con người bắt buộc phải tự thân mình hiên ngang bước vào cuộc chiến và can trường chiến đấu! Nếu Ngô Vương Quyền để lại dấu ấn chấm dứt Bắc thuộc, dựng lại trời Nam cho người Nam vào năm 938 trên sông Bạch Đằng thì cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống quân xâm lược Nhà Minh cũng mang ý nghĩa như thế. Đó là một cuộc kháng chiến thần thánh và hành trình tìm minh chúa Lam Sơn của hai vị anh hùng thời loạn Nguyễn Trãi, Trần Nguyên Hãn đã mang theo những làn thi vị cho cuộc kháng chiến hào hùng thêm đậm chất thơ và trường ca bất khuất!

Bài liên quan

Nguyễn Trãi - một danh nhân Sử Việt quá nổi tiếng khi là người đã khởi soạn bài "Bình Ngô đại cáo" bất hủ, tuyên bố và khẳng định cuộc kháng chiến chính nghĩa của dân tộc ta, sự tàn ác bất lương của Nhà Minh phương Bắc và chân lý chiến thắng cuối cùng của dân tộc chúng ta ở phương Nam. Nhưng, cuộc đời Nguyễn Trãi còn bi ai khi kết thúc trong vụ án "Lệ Chi Viên" kinh điển của sự hàm oan, vua oan trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Mặc dù Nguyễn Trãi đã kết thúc cuộc đời hào hùng của mình torng bi kịch tột cùng nhất, nhưng tượng đài của ông là bất tử trong lịch sử Việt Nam. Và trong buổi đầu biệt cha, nuôi chí phục quốc, Nguyễn Trãi cùng Trần Nguyên Hãn đã tạo nên câu chuyện "rồng, mây hội ngộ", minh chúa gặp tôi hiền hiếm có trong lịch sử Việt Nam.

Nhắc về Trần Nguyên Hãn, trước hết, ông là người thuộc dòng dõi tôn thất họ Trần đứng vào trong hàng ngũ khởi nghĩa nghĩa của chúa Lam Sơn Lê Lợi. Các sách Đại Việt sử ký toàn thư, Đại việt thông sử hay Khâm định Việt sử thông giám cương mục đều viết về ông là một võ tướng có tài thao lược, đã từng lập công hiển hách trong các trận đánh tại Tân Bình, Thuận Hóa hay Chi Lăng, xương Giang. Sự xuất hiện với vai trò một đại tướng cầm quân của một tôn thất họ Trần dưới trướng lãnh đạo của một họ khác - Họ Lê, là một dấu chỉ đầy lưu ý cho sức mạnh tiềm ẩn bên trong của cuộc Khởi nghĩa Lam Sơn. Điều nó nói lên sự khác biệt mà cuộc kháng chiến của Hồ Qúy Ly, Hồ Nguyên Trừng không có: sự đoàn kết quốc gia. Một tôn thất họ Trần đã rũ bỏ uy danh của một vương triều lãnh đạo đất nước để về dưới trướng một dòng họ khác vì lý tưởng đánh đuổi ngoại xâm - thì đó chính là dấu chỉ mạnh mẽ nhất cho sự thống nhất lòng dân Đại Việt lúc bấy giờ!

Cải lương "Lam Sơn tự nghĩa" - Trích đoạn Nguyễn Trãi gặp Trần Nguyên Hãn

Trờ lại với Nguyễn Trãi, ông thi đỗ Thái học sinh Nhà Hồ năm 1400 và giữ chức Ngự sử đài chính chưởng triều Hồ. Khoảng năm 1407, cuộc kháng chiến của Nhà Hồ thất bại, Nguyễn Phi Khanh bị bắt giải về Bắc, Nguyễn Trãi theo cha tới ải Nam Quan rồi khóc lạy tiễn biệt, trở về quyết tìm cách cứu nước. Còn Trần Nguyên Hãn, ông thuộc tôn thất họ Trần của Trần Nguyên Đán - người đã kết thông gia với Hồ Qúy Ly nên bị tránh khỏi thảm sát diệt họ khi Nhà Hồ lập ngôi. Không rõ Trần Nguyên Hãn có tham gia các cuộc khởi nghĩa của nhà Hậu Trần không, nhưng có vẻ vì thuộc dòng dõi Tư đồ Trần Nguyên Đán mà ông không được ghi chép nhiều! Cuộc kháng chiến của Nhà Hồ và Hậu Trần thất bại, Trần Nguyên Hãn gánh dầu dôn ba ngược xuôi suốt bao nhiêu năm trời nhưng cũng giống với Nguyễn Trãi - đều nuôi mộng phục quốc!



Các sách Sử Việt hiện tại cho rằng Nguyễn Trãi bị giam lỏng ở Đông Đô, bị quan lại Nhà Minh ra sức mua chuộc nhưng không thành công! Trần Nguyên Hãn trên đường bôn ba cầu người hiền tài cùng chí hướng đã đến gặp Nguyễn Trãi. Nguyên hãn kể Nguyễn Trãi nghe về chúa Lam Sơn Lê Lợi và giấc mộng được nghe các thần Tản Viên, Bạch Hạc trò chuyện về vị minh chúa được trời ban cho nước Nam ấy! Sau cùng, hai bên quyết chí rời Đông Đô và lên đường tìm về Lam Sơn! Trải qua khó khăn trèo đèo, lội suốt, vượt hang sâu, thú dữ cuối cùng cả hai được yết kiến Lê Lợi tại Lỗi Giang.

Dù còn nhiều ý kiến khác nhau về thời gian minh chúa - tôi hiền gặp nhau trên đây, nhưng câu chuyện Lê Lợi cầu hiền tài nước Nam để nuôi mộng và chí lớn phục quốc là không bàn cãi. Và tấm lòng mong mỏi thi thố với đời, với nạn nước, sóng to của dân tộc đã thôi thúc hai người có cùng chung tôn thất họ Trần tiến về ánh sáng Lam Sơn! Hai vị, một quân sư, một dũng tướng đã dùng chính tài năng, đức độ của mình để góp phần không nhỏ cho chiến tích Lam Sơn bất hủ - chấm dứt thời kỳ Bắc thuộc lần thứ tư. Chỉ đáng tiếc, kết thúc của cả hai vị đều là những cái chết bi oan, ai oán...

Khi vận mệnh Dân tộc và Tổ quốc đứng trước những thời khắc nguy nan, cực hiểm nhất thì cũng chính là lúc khát vọng và ý chí sinh tồn của Dân tộc cùng Tổ quốc được trỗi dậy mạnh mẽ nhất! Một ngọn cờ "khôi phục dân tộc" Lam Sơn dựng lên giữa núi rừng Thanh Hóa là chưa đủ, chỉ khi nào hàng triệu những ngọn cờ khôi phục dân tộc ấy đồng thời cùng dựng lên trong lòng người dân nước Nam thì sức mạnh Dân tộc và sức sống của Tổ quốc mới bừng phát lên mạnh mẽ nhất, kiên cường nhất và vĩnh viễn nhất. Chỉ cần có ý chí và quyết tâm cho lý tưởng của Dân tộc, những con người cùng mang ý chí đó nhất định sẽ cùng làm cho Tổ quốc hồi sinh. Đó chính là thông điệp của câu chuyện tôi hiền gặp minh chúa trên đây!

YÊU SỬ VIỆT

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chủ đề

yeu-su-viet (357) lich-su-viet-nam-qua-cac-thoi-ky (154) su-viet-hom-nay (95) nha-nguyen (86) danh-nhan-su-viet (84) sach-lich-su (71) su-kien-su-viet (71) facebook (53) sach-su-hien-dai (48) chong-phap (46) nha-hau-le (44) chua-nguyen (38) nha-tran (36) tai-lieu-su-viet (35) bac-thuoc (33) nha-ly (32) nha-tay-son (30) vua-chua-su-viet (29) Danh mục sách lịch sử Việt Nam hay (25) dia-danh-su-viet (22) chua-trinh (21) phim-truyen (21) quang-trung (18) vo-tuong (18) cac-cuoc-noi-chien (16) Cách mạng Việt Nam (13) gia-long (13) nguyen-mong (13) phim-su-viet (13) nha-dinh (12) cong-tac-vien (11) dinh-tien-hoang (11) le-dai-hanh (11) nha-tien-le (11) dien-tich-su-viet (10) sach-luat (10) viet-su-kieu-hung (10) minh-mang (9) nguyen-anh (9) tay-son-that-ho-tuong (9) trinh-nguyen-phan-tranh (9) Chiến tranh thế giới thứ I (8) nha-ho (8) tran-hung-dao (8) khoi-nghia-lam-son (7) ly-thuong-kiet (7) mien-trung (7) ngu-ho-tuong-gia-dinh (7) nha-mac (7) an-duong-vuong (6) chiem-thanh (6) hai-ba-trung (6) ho-quy-ly (6) hung-vuong (6) le-thanh-tong (6) ly-thai-to (6) tieu-thuyet-lich-su (6) mien-bac (5) mien-nam (5) nha-tien-ly (5) cong-giao (4) gac-ma-1988 (4) hai-chien-truong-sa (4) ho-chi-minh (4) le-quy-don (4) le-thai-to (4) mac-dang-dung (4) nha-ngo (4) trung-vuong-she-kings (4) Alexandre-de-Rhodes (3) cham-pa (3) chien-tranh-bien-gioi (3) dai-nam (3) danh-tuong-su-viet (3) dao-duy-tu (3) hinh-anh-su-viet (3) hung-dao-vuong (3) huyen-tran-cong-chua (3) lịch sử việt nam qua các thời kỳ (3) nam-bac-trieu (3) vuong-quoc-co (3) xiem-la (3) chien-tranh-viet-xiem (2) dieu-tan (2) loa-thanh-ruc-lua (2) 17-2-1979 (1) Chế Thị Ngọc Hân (1) Cách mạng khoa học công nghệ (1) Cách mạng tháng 10 Nga (1) Lịch sử thế giới 1945 - 2000 (1) a-cha (1) am-che (1) binh-ngo-dai-chien (1) chiến tranh cục bộ (1) chua-tien (1) cong-chua-viet-nam (1) dai-viet-co-phong (1) hai-chien-hoang-sa (1) hùng vương (1) kieu-binh (1) mai-hac-de (1) y-van-hien (1) Đông Kinh Nghĩa Thục (1)