Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ - Từ địa danh đến hoài niệm lịch sử Việt Nam - LỊCH SỬ VIỆT NAM - YÊU SỬ VIỆT - VIETNAMESE HISTORY - HISTORY OF VIETNAM

Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ - Từ địa danh đến hoài niệm lịch sử Việt Nam

Share This
Lịch sử việt nam, vietnamese history, ho chi minh, vo nguyên giáp general, trần hưng đạo, việt nam sử lược, trần trọng kim, lê thái tổ, nhà trần, gia long, quang trung, lê thánh tông, chiêm thành, thăng long, phan thanh giản, Tứ Phủ Xét Giả


YEUSUVIET - Trong lịch sử Việt Nam, cách gọi "Bắc Kỳ, "Trung Kỳ" và "Nam Kỳ" đã từng được dùng là một tên gọi hành chính chính thức dành cho ba vùng đất khác nhau của một quốc gia thống nhất: Đại Nam thời Nhà Nguyễn từ năm 1834. Vào thời kỳ đỉnh cao của chế độ quân chủ chuyên chế Việt Nam, hoàng đế Minh Mạng đã thực hiện một cuộc cải cách hành chính toàn diện nhằm phát huy hết sức mạnh về nhân sự và tiềm lực của quốc gia Đại Nam. Sử học Việt Nam hiện đại đã so sánh về tầm vóc và hiệu quả của cuộc cải cách ngang bằng với cuộc cải cách của Hoàng đế Lê Thánh Tông thời Hậu Lê.


Bài liên quan

Có một đặc điểm mà những người yêu lịch sử Việt Nam cần lưu ý, cuộc cải cách hành chính dưới thời vua Minh Mạng đã thay đổi mô hình tổ chức, quản lý quốc gia đến rât gần và tiệm cận với mô hình quản lý Nhà nước hiện đại. Tổ chức bộ máy cai trị ở địa phương thời Minh Mạng được tinh giản nhưng cũng không kém phần hiệu quả. Tên gọi hành chính "tỉnh" lần đầu được sử dụng chính thức và các chức quan địa phương không cắt đặt đại trà theo từng tỉnh. Thay vào đó là những viên quan đứng đầu cả 3 tỉnh, hoặc tỉnh được phân biệt lớn, nhỏ tùy vào quy mô từng vùng, tiềm lực kinh tế dẫn đến không có sự cào bằng giữa các địa phương. Ý nghĩa cải cách hành chính của vua Minh Mạng đối với nước ta hiện nay thực sự vẫn còn nguyên giá trị và là một hình mẫu của tiền nhân để con cháu học hỏi, đánh giá.

Từ cuối năm 1831, vua Minh Mạng cho bỏ các dinh, trấn mà thành lập các tỉnh. Năm 1832 cả nước có 31 tỉnh, gồm:  

- Bắc Kỳ (từ này đặt ra từ năm 1834) có 13 tỉnh: Hà Nội, Sơn Tây, Hưng Hóa, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Thái Nguyên. 

- Trung Kỳ (từ này đặt ra từ năm 1834) có 12 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận. 

- Nam Kỳ (từ này đặt ra từ năm 1834) có 6 tỉnh: Phiên An (năm 1836 đổi tên thành Gia Định), Biên Hòa, Định Tường, Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên. Do đây mà miền Nam còn có danh xưng "Nam Kỳ Lục Tỉnh"

Để cai quản các tỉnh, vua Minh Mạng đặt các quan Tổng đốc (đối với tỉnh lớn) hoặc Tuần phủ (đối với tỉnh nhỏ), riêng tỉnh Thừa Thiên là Phủ doãn; và các quan Bố Chính sứ, Án sát cùng Lãnh binh để trông coi mọi việc tại từng tỉnh. Trong triều, các cơ quan điều khiển cũng đổi mới, Thị thư viện được đổi thành Văn thư phòng vào năm 1820 rồi thành Nội các vào năm 1829. Năm 1830, ông đặt ra Cơ mật viện để trông coi những việc quốc quân trọng yếu. Ông đã cho thành lập Tôn Nhân phủ, điều hành các Hệ, Phòng trong việc kê khai nhân thế bộ, cấp dưỡng và từ tế cũng như kiểm soát và đàn hạch trong quốc tộc.


Lịch sử việt nam, vietnamese history, ho chi minh, vo nguyên giáp general, trần hưng đạo, việt nam sử lược, trần trọng kim, lê thái tổ, nhà trần, gia long, quang trung, lê thánh tông, chiêm thành, thăng long, phan thanh giản, Tứ Phủ Xét Giả
Trong thời kỳ Pháp thuộc, chính quyền thực dân duy trì tên gọi 3 xứ của Việt Nam có từ trước đó, nhưng áp dụng chế độ riêng biệt với mỗi xứ: xứ thuộc địa Nam Kỳ, xứ bảo hộ Trung Kỳ với một số đặc quyền cho Nhà Nguyễn, và xứ bảo hộ Bắc Kỳ. Danh xưng Bắc Kỳ được thay bằng tên gọi Bắc Bộ từ năm 1945 thời Đế quốc Việt Nam. Bắc Phần là một cách gọi khác của vùng này thời Quốc gia Việt Nam.

Bắc Kỳ (Pháp gọi là Tonkin) được chính quyền Liên bang Đông Dương kế thừa và duy trì cho đến năm 1945. Về sau, danh xưng này đôi khi được phổ dụng như cách gọi những cộng đồng có gốc gác từ miền Bắc Việt Nam.

Người Pháp sau khi chiếm toàn bộ Việt Nam năm 1884, đã đặt Trung Kỳ thành một xứ bảo hộ nằm trong Đông Dương thuộc Pháp, và gọi là Đế quốc An Nam - Ananmite. Trung Kỳ là một trong ba kỳ tạo nên nước Việt Nam. Sau khi Việt Nam giành được độc lập (1945), tên gọi này được thay bằng tên gọi Trung Bộ. Việt Nam Cộng hòa thì thay bằng tên gọi Trung phần (để chỉ phần đất Trung Kỳ thuộc Việt Nam Cộng hòa). Ngoài ra, Trung kỳ còn được chia thành Tả Kỳ, Trực Kỳ và Hữu Kỳ ở giai đoạn 1832-1884.

Nam Kỳ (Cochinchine) là lãnh thổ cực Nam của nước Đại Nam triều Nguyễn. Sau khi Việt Nam giành được độc lập năm 1945, Nam Kỳ bắt đầu được gọi là Nam Bộ, trong giai đoạn 1948-1954 thường gọi là Nam Việt. Quốc gia Việt Nam và Việt Nam Cộng hòa cũng dùng tên gọi Nam phần, vốn đã được sử dụng từ năm 1947 trong giai đoạn sau của Cộng hòa Tự trị Nam Kỳ.

Từ năm 1975, Việt Nam kết thúc chiến tranh, đất nước thống nhất, các tên gọi "Bắc Kỳ", "Trung Kỳ", "Nam Kỳ" không còn được sử dụng chính thức, thay vào đó chỉ một quốc gia Việt Nam thống nhất. Cóê thể nói, các tên gọi này có một lịch sử đáng tự hào, xuất phát từ một cuộc cải cách hành chính quy mô và hiệu quả trong thời huy chuyên chế nhất của lịch sử chế độ quân chủ Việt Nam. Đồng thời, ba tn gọi này cũng gắn liền với một mô hình tổ chức hành chính tiệm cận với mô hình quản lý Nhà nước hiện đại. Hơn nữa, cách sử dụng, quản lý nhân sự không sử dụng quan điểm "cào bằng" như trong các chế độ trước đã cho thấy những bước tiến rất đáng nghiên cứu, xem xét của thời kỳ vua Minh Mạng cải cách hành chính.

YÊU SỬ VIỆT


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chủ đề

yeu-su-viet (359) lich-su-viet-nam-qua-cac-thoi-ky (156) su-viet-hom-nay (95) nha-nguyen (86) danh-nhan-su-viet (84) sach-lich-su (72) su-kien-su-viet (71) facebook (53) sach-su-hien-dai (49) chong-phap (46) nha-hau-le (45) chua-nguyen (38) nha-tran (36) tai-lieu-su-viet (35) bac-thuoc (33) nha-ly (32) nha-tay-son (30) vua-chua-su-viet (29) Danh mục sách lịch sử Việt Nam hay (25) dia-danh-su-viet (22) chua-trinh (21) phim-truyen (21) quang-trung (18) vo-tuong (18) cac-cuoc-noi-chien (16) Cách mạng Việt Nam (13) gia-long (13) nguyen-mong (13) phim-su-viet (13) le-dai-hanh (12) nha-dinh (12) cong-tac-vien (11) dinh-tien-hoang (11) nha-tien-le (11) dien-tich-su-viet (10) sach-luat (10) viet-su-kieu-hung (10) minh-mang (9) nguyen-anh (9) tay-son-that-ho-tuong (9) trinh-nguyen-phan-tranh (9) Chiến tranh thế giới thứ I (8) khoi-nghia-lam-son (8) nha-ho (8) tran-hung-dao (8) hung-vuong (7) ly-thuong-kiet (7) mien-trung (7) ngu-ho-tuong-gia-dinh (7) nha-mac (7) an-duong-vuong (6) chiem-thanh (6) hai-ba-trung (6) ho-quy-ly (6) le-thanh-tong (6) ly-thai-to (6) tieu-thuyet-lich-su (6) le-thai-to (5) mien-bac (5) mien-nam (5) nha-tien-ly (5) cong-giao (4) gac-ma-1988 (4) hai-chien-truong-sa (4) ho-chi-minh (4) le-quy-don (4) mac-dang-dung (4) nha-ngo (4) trung-vuong-she-kings (4) Alexandre-de-Rhodes (3) cham-pa (3) chien-tranh-bien-gioi (3) dai-nam (3) danh-tuong-su-viet (3) dao-duy-tu (3) hinh-anh-su-viet (3) hung-dao-vuong (3) huyen-tran-cong-chua (3) lịch sử việt nam qua các thời kỳ (3) nam-bac-trieu (3) vuong-quoc-co (3) xiem-la (3) chien-tranh-viet-xiem (2) dieu-tan (2) hùng vương (2) loa-thanh-ruc-lua (2) 17-2-1979 (1) Chế Thị Ngọc Hân (1) Cách mạng khoa học công nghệ (1) Cách mạng tháng 10 Nga (1) Lịch sử thế giới 1945 - 2000 (1) a-cha (1) am-che (1) binh-ngo-dai-chien (1) chiến tranh cục bộ (1) chua-tien (1) cong-chua-viet-nam (1) dai-viet-co-phong (1) hai-chien-hoang-sa (1) kieu-binh (1) mai-hac-de (1) y-van-hien (1) Đông Kinh Nghĩa Thục (1)