Ngô Thì Nhậm - Một đời danh sĩ Bắc hà trung với Nước. - LỊCH SỬ VIỆT NAM - YÊU SỬ VIỆT - VIETNAMESE HISTORY - HISTORY OF VIETNAM

Ngô Thì Nhậm - Một đời danh sĩ Bắc hà trung với Nước.

Share This
yêu sử việt, lịch sử việt nam, nhà hậu lê, ngô thì nhậm, chúa trịnh, quang trung, xâm lược quân thanh
YEUSUVIET.COM - Trong lịch sử Việt Nam, hiếm có danh sĩ Bắc hà nào có cuộc đời như vị Thượng thư Ngô Thì Nhậm. Ông lớn lên và đỗ đạt trong thời kỳ "Vua Lê, Chúa Trịnh", là một viên quan tài trí được chúa Trịnh Sâm tin dùng. Đến khi Quang Trung hai lần ra Bắc và dẹp hoàn toàn hai họ Lê, Trịnh, Ngô Thì Nhậm đã ẩn trí ở chốn thâm sơn cùng cốc. Nhưng sau này vì vận nước, Ngô Thì Nhậm lại một lần nữa tham gia vào chính trường dưới triều Tây Sơn. Chính ông là người đã hoạch định chiến lược ngoại giao thời kỳ hậu chiến với Nhà Thanh và xây dựng một đường hướng tái thiết đất nước mới sau hơn 200 năm bạo loạn và chia cắt. Nhưng đáng tiếc, Quang Trung băng hà quá sớm, giấc mộng của ông cũng tiêu tan và cuối cùng phải chết trong cái ích kỷ, nhỏ nhen của bạn học Đặng Trần Thường.
Bài liên quan

Ngô Thì Nhậm còn có tên gọi khác là Ngô Thời Nhiệm, ông sinh năm 1746, mất năm 1803, người gốc Hà Nội và sinh trưởng trong một gia đình danh vọng kẻ sĩ Bắc hà. Đến năm 32 tuổi (1778) ông đã làm đến chức Đốc đồng Kinh Bắc rồi kiêm lĩnh cả Đốc đồng Thái Nguyên. Năm đó, cha ông là danh sĩ Ngô Thì Sĩ đang là Đốc đồng Lạng Sơn, hai cha con trở thành quan đồng triều nổi tiếng tài năng, uyên bác đương thời. Dưới triều Lê - Trịnh, ông đã cùng cha mình hết lòng phụng sự đất nước, đề ra những kế sách, hoạch định chiến lược được chúa Trịnh Sâm tin tưởng nhưng không bao giờ có thể đưa vào thực tế áp dụng vì lúc bấy giờ chế độ quái thai "Vua Lê Chúa Trịnh" đã đi đến hồi kết thúc, không thể cứu vãn. Nhưng ông vẫn hết mình trung thành với Nhà Lê.

Bởi vậy, khi Nguyễn Huệ mang quân ra Bắc lần thứ nhất, Ngô Thì Nhậm đã phủi áo không theo và lui về sơn cước ở ẩn. Ông giữ cho mình hình ảnh nhò Nho cổ điển, trung với vua và vương triều dẫu rằng khi ấy Nhà Hậu Lê không còn là chính mình và Chúa Trịnh vẫn thực tế là thần tử lộng quyền, phá nát quy tắc của Nho giáo. Nhưng dù sao, Quang Trung hoàng đế vẫn là một trong số ít nhân vật đương thời có khả năng gầy dựng lại quốc gia từ đống đổ nát. Vì vậy, năm 1788, Quang Trung ra Bắc hà lần thứ hai và chấm dứt sự tồn tại của Nhà Hậu Lê, ban chiếu cầu hiền đến danh sĩ Bắc hà, ông đã cùng Trần Văn Kỷ đến diện kiến và trở thành số ít danh sĩ đất Bắc hết lòng tận trung cho triều đại từ miền Trung Đại Việt tiến ra.

Dưới quyền vua Quang Trung, Ngô Thì Nhậm được thăng đến hai chức vụ thượng thư quan trọng nhất của đương triều: Thượng thư Bộ Lại và Thượng thư Bộ Binh. Hơn nữa, trong cuộc kháng chiến chống lại sự xâm lược của nhà Thanh vào thời kỳ đầu khi giặc mới sang, ông chính là người đã có quyết định mang tính chiến lược quan trọng: rút lực lượng về phòng tuyến Tam Điệp - Biện Sơn để bảo toàn lực lượng và chờ đợi quân chủ lực của Quang Trung kéo ra. Chính lựa chọn chiến lược này là một trong những nước cờ sáng suốt và có ý nghĩa cực kỳ cao trong bàn cờ quyết chiến với quân Thanh của Quang Trung. Từ việc lực lượng được bảo toàn và để cho quân Thanh rơi vào kế khích tướng, huênh hoang, quân Tây Sơn dưới sự lãnh đạo của Quang Trung đã thần tốc tiến chiếm lại Thăng Long và đuổi sạch quân Thanh ra khỏi bờ cõi chỉ nội trong 5 ngày.

Trong thời kỳ hậu chiến với quân Thanh và bắt đầu tái thiết Đại Việt sau thời nội chiến, Ngô Thì Nhậm đóng vai trò quan trọng trong việc hoạch định chính sách và đường lối ngoại cũng như đối nội. Với Nhà Thanh, ông dùng tài năng văn chương của mình để xoa dịu vết thương thua trận nhục nhã của Nhà Thanh, đồng thời lại khiến Nhà Thanh có thiện cảm với Quang Trung mà săc phong cho ông. Tuy thế, ông không để mất quốc thể, mà luôn uyển chuyển để khẳng định uy danh và sức mạnh của Đại Việt sau khi đánh bại Đại Thanh. Trong đường lối đối nội, ông tập họp được một lượng kẻ sĩ Bắc hà ra giúp Quang Trung tái thiết đất nước, dù gượng ép hay tự nguyện, các nhân sĩ Bắc hà này đã vì tầm nhìn của Hoàng đế Quang Trung và tài năng của Ngô Thì Nhậm mà ra sức phụng sự cho triều đại Tây Sơn.


Đáng tiếc, dù sau khi Nhà Tây Sơn sụp đổ, Hoàng đế Gia Long không giết ông cùng nhiều quan văn khác mà chỉ sai đánh gậy rồi tha về, nhưng vì mối bất hòa từ xa xưa với Đặng Trần Thường, ông bị ngấm Thường ngấm ngầm bỏ thuốc độc vào đầu gây, nên khi về nhà ông ngấm thuốc độc mà chết. Xoay quanh cái chết này, giữ ông và Thường đã để lại một giai thoại về thế công hầu, khanh tướng của kẻ sĩ trong thời loạn với lòng trung tôi nào thờ chúa nấy. Ngày xưa ông chỉ mỉa mai Đặng Trần Thường khi y khúm núm đến cửa quan của ông, thì ngày nay khi ở về phía bên thắng cuộc, Thường lập mưu hại ông và đánh đổi cả sinh mệnh của một danh sĩ Bắc hà tài hoa.
Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai đã biết aiThế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế.
Câu dưới chính là về đối của ông với câu trên từ Đặng Trần Thường, đã thể hiện chí khí của kẻ sĩ biết rõ thời cuộc và quyết giữ vững lòng trung  với nước dù thời cuộc có ra sao. Ông bỏ vua Lê - chúa Trịnh không vì phản bội mà vì vận nước đã đến hồi khác. Ông theo Quang Trung không phải vì ham chức tước, giàu sang mà vì nhìn thấy được vận mệnh của nước sắp được sáng lên. Gia Long lên ngôi, tha chết cho cả nhà Họ Trịnh, bỏ qua mối bất hòa trăm năm giữa hai họ và sớm trở thành một vị vua có công lao tái thiết đất nước. Vậy nếu như có còn trong những năm tháng Gia Long trị vì, biết đâu Ngô Thì Nhậm sẽ tiếp tục giữ lấy chí khí của kẻ sĩ, đặt vận nước lên trên hết mà dốc lòng cho triều đại mới!? Tất cả giờ chỉ còn là giá như và là một vết sẽo thời gian của Sử Việt không gì thay đổi được!

Kính cẩn nghiêng mình trước ông, danh sĩ bậc nhất đất Bắc hà đã không vì quyền lợi của dòng họ trị vì mà đã đặt vận mệnh Tổ quốc lên trên hết để hết lòng phò tá cho sự nghiệp tái thiết quốc gia. Ông mãi mãi là tấm gương ngời sáng cho các thế hệ người Việt hôm nay noi theo! 

Bạn đọc có đam mê và tình yêu với Sử Việt, có thể viết bài và cộng tác cùng YÊU SỬ VIỆT, chi tiết vui lòng xem tại đây - http://www.yeusuviet.com/2017/01/cong-tac-vien-yeu-su-viet.html

Trần Trọng Bảo

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chủ đề

yeu-su-viet (359) lich-su-viet-nam-qua-cac-thoi-ky (156) su-viet-hom-nay (95) nha-nguyen (86) danh-nhan-su-viet (84) sach-lich-su (72) su-kien-su-viet (71) facebook (53) sach-su-hien-dai (49) chong-phap (46) nha-hau-le (45) chua-nguyen (38) nha-tran (36) tai-lieu-su-viet (35) bac-thuoc (33) nha-ly (32) nha-tay-son (30) vua-chua-su-viet (29) Danh mục sách lịch sử Việt Nam hay (25) dia-danh-su-viet (22) chua-trinh (21) phim-truyen (21) quang-trung (18) vo-tuong (18) cac-cuoc-noi-chien (16) Cách mạng Việt Nam (13) gia-long (13) nguyen-mong (13) phim-su-viet (13) nha-dinh (12) cong-tac-vien (11) dinh-tien-hoang (11) le-dai-hanh (11) nha-tien-le (11) dien-tich-su-viet (10) sach-luat (10) viet-su-kieu-hung (10) minh-mang (9) nguyen-anh (9) tay-son-that-ho-tuong (9) trinh-nguyen-phan-tranh (9) Chiến tranh thế giới thứ I (8) khoi-nghia-lam-son (8) nha-ho (8) tran-hung-dao (8) hung-vuong (7) ly-thuong-kiet (7) mien-trung (7) ngu-ho-tuong-gia-dinh (7) nha-mac (7) an-duong-vuong (6) chiem-thanh (6) hai-ba-trung (6) ho-quy-ly (6) le-thanh-tong (6) ly-thai-to (6) tieu-thuyet-lich-su (6) le-thai-to (5) mien-bac (5) mien-nam (5) nha-tien-ly (5) cong-giao (4) gac-ma-1988 (4) hai-chien-truong-sa (4) ho-chi-minh (4) le-quy-don (4) mac-dang-dung (4) nha-ngo (4) trung-vuong-she-kings (4) Alexandre-de-Rhodes (3) cham-pa (3) chien-tranh-bien-gioi (3) dai-nam (3) danh-tuong-su-viet (3) dao-duy-tu (3) hinh-anh-su-viet (3) hung-dao-vuong (3) huyen-tran-cong-chua (3) lịch sử việt nam qua các thời kỳ (3) nam-bac-trieu (3) vuong-quoc-co (3) xiem-la (3) chien-tranh-viet-xiem (2) dieu-tan (2) hùng vương (2) loa-thanh-ruc-lua (2) 17-2-1979 (1) Chế Thị Ngọc Hân (1) Cách mạng khoa học công nghệ (1) Cách mạng tháng 10 Nga (1) Lịch sử thế giới 1945 - 2000 (1) a-cha (1) am-che (1) binh-ngo-dai-chien (1) chiến tranh cục bộ (1) chua-tien (1) cong-chua-viet-nam (1) dai-viet-co-phong (1) hai-chien-hoang-sa (1) kieu-binh (1) mai-hac-de (1) y-van-hien (1) Đông Kinh Nghĩa Thục (1)