Phan Thanh Giản - Từ hòa bình nhìn lại - LỊCH SỬ VIỆT NAM - YÊU SỬ VIỆT - VIETNAMESE HISTORY - HISTORY OF VIETNAM
Lịch sử việt nam, vietnamese history, ho chi minh, vo nguyên giáp general, trần hưng đạo, việt nam sử lược, trần trọng kim, lê thái tổ, nhà trần, gia long, quang trung, lê thánh tông, chiêm thành, thăng long, phan thanh giản

YÊU SỬ VIỆT - Nhắc đến Phan Thanh Giản hẳn những người học Sử Việt, yêu Sử Việt không thể không biết đến ông và cả cuộc đời ông. Và khi biết cuộc đời ông, hầu như tất cả đều thừa nhận dấu ấn quan trọng nhất của ông trong lịch sử Việt Nam là sự kiện đầu hàng quân Pháp, giao ba tỉnh miền Đông gồm Gia Định, Định Tường, Biên Hòa cho họ, cũng như đều biết ông đã uống thuốc độc tự vẫn sau khi thực hiện việc làm này. Đau đớn thay cho số phận của một dân tộc dẫu không hèn nhưng yêu sức trước sự xâm lược của ngoại bang nhưng lại càng đáng thương hơn cho những con người tài năng biết rõ thời cuộc, thời đại và không thể làm được gì để thay đổi nó.


Bài liên quan

Tiến sĩ đầu tiên của vùng Nam Kỳ Lục Tỉnh

Ông Phan Thanh Giản sinh năm 1796, mất năm 1867 Ông làm quan trải ba triều vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức và kinh qua những chức vụ quan trọng của triều Nguyễn dưới thời các vua ấy. 

Năm 1825 Phan Thanh Giản đậu Cử Nhân kỳ thi Hương tại Gia Định. Cũng trong năm này ông cưới bà Lê người Long Hồ làm vợ vì bà vợ trước đã mất. Năm 1826 ông ra Huế dự thi. Trước khi ra đi ông có bài thơ “Ký Nội” nhắn gởi bà vợ ở nhà lo cho cha đang già yếu bệnh hoạn. Bài thơ này được nhiều cho là một kiệt tác của ông.  
Từ thuở vương mang mối chỉ hồng  
Lòng này ghi tạc có non sông.  
Đường mây cười tớ ham dong ruổi,  
Trướng liễu thương ai chịu lạnh lùng.  
Ơn nước nợ trai đành nỗi bận,  
Cha già nhà khó cậy ai cùng.  
Mấy lời dặn bảo cơn ly biệt,  
Rằng nhớ rằng quên lòng hởi lòng.  
Trong khoa thi này (Bính Tuất, 1826) có 200 sĩ tử, trong số này có 10 người đỗ Tiến Sĩ. Phan Thanh Giản đứng thứ ba trong 10 ông tiến sĩ khoa này. Đây là lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng Miền Nam có một vị tiến sĩ thời Nho học. Đậu xong, ông về quê lạy tạ ơn Hiếp Trấn Vĩnh Long, ông thầy họ Võ, bà Nguyễn Thị Ân, nhà sư nguyễn Văn Noa cùng thân bằng quyến thuộc, nhưng tuyệt nhiên không c ó cảnh vinh quy bái tổ, võng chàng đi trước, võng nàng theo sau.

Sử Việt ghi lại, ông là vị tiến sĩ đầu tiên của vùng Nam Kỳ Lục Tỉnh kể từ khi Nhà Nguyễn thành lập năm 1802. Tiến sĩ họ Phan đã đóng góp sức lực, tài năng của mình trong những năm tháng phục vụ triều đình và chăm dân. Ông được vua Tự Đức giao làm Tổng tài Quốc sử quán coi việc biên soạn bộ Khâm định Việt sử Thông giám cương mục phụ tá có một Phó Tổng tài, 6 Toản tu góp tài liệu, viết lên, 6 Khảo hiệu xét lại và 6 Đằng tả viết chữ ngay ngắn. Sách soạn trong 3 năm 1856-1859, dâng lên Tự Đức coi lại các lần 1871, 1872, 1876, 1878.


Nạn nhân của buổi lịch sử giao thoa

Ông cũng là người Chánh sứ đứng đầu sứ bộ Đại Nam sang xin Triều đình Pháp với hy vọng chuộc lại ba tỉnh miền Đông nhưng bất thành. Là một nhà Nho đã đạt đến đỉnh cao của đường công danh, khoa cử nhưng số phận lại bắt ông phải sống trong một thời đại đầy biến động để chuẩn bị cho buổi giao thoa của lịch sử từ thể chế quân chủ sang dân chủ. Từ chiếc áo dài ngũ thân sang bộ đồ vest Tây phương, người Việt đã phải trả bằng rất nhiều máu, nước mắt, nỗi oan khiên và Phan tiên sinh như một trong số những đại quan triều đình phải gánh chịu tất cả những điều đó.

Năm 1859, Pháp chiếm Gia Định và sau đó, năm 1861, chiếm 3 tỉnh Miền Đông, và lâm le tấn công sang Vĩnh Long. Triều đình sai Phan Thanh Giản và Lâm Duy Hiệp vào Nam thương thuyết để cứu vãn tình thế. Việt Nam đang ở vào thế yếu nên cuộc thương thuyết chỉ đưa đến việc ký kết hiệp ước ngày 5/6/1862 cắt 3 tỉnh Miền Đông giao cho Pháp để giảng hoà. Vua Tự Đức và các triều thần không hài lòng nên lại cử phái bộ sang Pháp chuộc lại các tỉnh bị mất. Phan Thanh Giản được giao trách nhiệm Chánh Sứ, với Phó Sứ Phạm Phú Thứ và Bồi Sứ Nguỵ Khắc Đản.

Ngày 20 tháng 6 năm 1867, Pháp đánh chiếm Vĩnh Long (vốn đã được trao trả triều đình Huế ngày 25 tháng 5 năm 1863), yêu cầu ông gửi mật thư cho thủ thành An Giang và Hà Tiên buông súng đầu hàng. Trước sức mạnh áp đảo của Pháp về mặt quân sự, cho rằng không thể giữ nổi, nên để tránh đổ máu vô ích, Phan Thanh Giản đã quyết định trao thành, không kháng cự, với yêu cầu người Pháp phải bảo đảm an toàn cho dân chúng. Thế là chỉ trong 5 ngày (20-24 tháng 6 năm 1867), Pháp chiếm gọn ba tỉnh miền Tây không tốn một viên đạn. 

Sau khi thành mất, Phan Thanh Giản gói mũ áo, phẩm hàm, kèm theo sớ tạ tội và gửi về triều. Song chờ nửa tháng vẫn không thấy triều đình hồi âm. Lo lắng rồi thất vọng, Phan Thanh Giản uống thuốc phiện hòa với giấm thanh tự sát và qua đời vào nửa đêm ngày 5/7 năm Đinh Mão, tức 4/8/1867, hưởng thọ 72 tuổi.

Đền thờ Phan Thanh Giản hiện ở ấp Thạnh Nghĩa, xã Bảo Thạnh, huyện Ba Tri, Bến Tre. Và từ rất lâu, nhân dân ở vùng núi Ba Thê, thuộc huyện Thoại Sơn tỉnh An Giang vẫn coi ông là một vị thần Thành Hoàng. Ngoài ra ông còn được thờ tại Văn Thánh Miếu Vĩnh Long.


Sử Việt hôm nay nhìn về Cụ Phan Thanh Gỉan

Trải qua gần 160 năm từ ngày nỗi đau ký nhượng đất cho Pháp, Cụ Phan đã nằm yên dưới ba tấc đất nhưng nấm mồ Cụ không chỉ có cỏ xanh mà còn những lòng người thương nhớ... Những đền thờ Cụ ở Bình Dương, Bến Tre, Vĩnh Long đã được xây dựng, cúng viếng, hương khói từ bao nhiêu năm nay như tấm lòng của người hậu thế hôm nay trong thời bình nhìn lại tiền nhân xưa. Nếu năm đó, Cụ quyết liều chết đến cùng, mà biết rõ súng Tây hơn súng ta, võ bị Tây hơn võ bị ta thì dẫu rằng có ngàn năm mang tiếng trung nghĩa, nhưng bao nhiêu dân lành, gia đình phải chết chóc. 

Người Việt còn, đất Việt còn, nước Việt còn... Phải chăng trong giờ phút ký vào bản Hiệp ước 1862 và khi cầm chén thuốc độc tự vẫn, Cụ đã nghĩ về điều ấy!?

Không chỉ riêng nước Việt chúng ta, bất kể dân tộc nào, quốc gia nào trên thế giới này cũng đều có những người tài năng, yêu nước. Nhưng, không phải trong thời kỳ nào của thể chế quân chủ, những triều đại lãnh đạo đất nước cũng có thể thật sự dẫn dắt dân tộc vượt qua những khó khăn, thử thách của thời đại. Hệ quả của những thời kỳ mà những triều lãnh đạo đó không thể đương đầu với thời đại, là tang thương, mất mát, là mất nền độc lập, là bị người ngoại quốc đè đầu cưỡi cổ... Những nhân vật lịch sử như Phan Thanh Giản, Trương Công Định, Nguyễn Tri Phương, Trương Vĩnh Ký... như hiện thân cho những người dân Việt trong thời kỳ lịch sử ấy: yêu nước nhưng bất lực trước nạn nước - vùng lên để nối chí truyền nhân rồi đau đớn lìa trần trước nạn nước vẫn ngổn ngang và hay chọn sống giữa họ nhưng không theo họ...


YÊU SỬ VIỆT

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chủ đề

yeu-su-viet (370) lich-su-viet-nam-qua-cac-thoi-ky (162) su-viet-hom-nay (101) nha-nguyen (86) danh-nhan-su-viet (85) su-kien-su-viet (77) sach-lich-su (73) facebook (53) sach-su-hien-dai (51) chong-phap (47) nha-hau-le (45) chua-nguyen (38) nha-tran (36) tai-lieu-su-viet (35) bac-thuoc (33) nha-ly (32) nha-tay-son (30) vua-chua-su-viet (30) Danh mục sách lịch sử Việt Nam hay (28) dia-danh-su-viet (23) chua-trinh (21) phim-truyen (21) quang-trung (18) vo-tuong (18) cac-cuoc-noi-chien (16) Cách mạng Việt Nam (13) gia-long (13) nguyen-mong (13) phim-su-viet (13) le-dai-hanh (12) nha-dinh (12) cong-tac-vien (11) dinh-tien-hoang (11) nha-tien-le (11) dien-tich-su-viet (10) sach-luat (10) viet-su-kieu-hung (10) minh-mang (9) nguyen-anh (9) tay-son-that-ho-tuong (9) trinh-nguyen-phan-tranh (9) Chiến tranh thế giới thứ I (8) khoi-nghia-lam-son (8) nha-ho (8) tran-hung-dao (8) hung-vuong (7) ly-thuong-kiet (7) mien-trung (7) ngu-ho-tuong-gia-dinh (7) nha-mac (7) an-duong-vuong (6) chiem-thanh (6) hai-ba-trung (6) ho-quy-ly (6) le-thanh-tong (6) ly-thai-to (6) tieu-thuyet-lich-su (6) cong-giao (5) ho-chi-minh (5) le-thai-to (5) mien-bac (5) mien-nam (5) nha-tien-ly (5) gac-ma-1988 (4) hai-chien-truong-sa (4) le-quy-don (4) mac-dang-dung (4) nha-ngo (4) trung-vuong-she-kings (4) Alexandre-de-Rhodes (3) cham-pa (3) chien-tranh-bien-gioi (3) dai-nam (3) danh-tuong-su-viet (3) dao-duy-tu (3) hinh-anh-su-viet (3) hung-dao-vuong (3) huyen-tran-cong-chua (3) lịch sử việt nam qua các thời kỳ (3) nam-bac-trieu (3) vuong-quoc-co (3) xiem-la (3) chien-tranh-viet-xiem (2) dieu-tan (2) hùng vương (2) loa-thanh-ruc-lua (2) 17-2-1979 (1) Chế Thị Ngọc Hân (1) Cách mạng khoa học công nghệ (1) Cách mạng tháng 10 Nga (1) Lịch sử thế giới 1945 - 2000 (1) a-cha (1) am-che (1) binh-ngo-dai-chien (1) chiến tranh cục bộ (1) chua-tien (1) cong-chua-viet-nam (1) dai-viet-co-phong (1) hai-chien-hoang-sa (1) kieu-binh (1) mai-hac-de (1) y-van-hien (1) Đông Kinh Nghĩa Thục (1)