Hoàng đế Thiệu Trị và bài học ngoại giao pháo hạm. - LỊCH SỬ VIỆT NAM - YÊU SỬ VIỆT - VIETNAMESE HISTORY - HISTORY OF VIETNAM

Hoàng đế Thiệu Trị và bài học ngoại giao pháo hạm.

Share This
lịch sử việt nam, yêu sử việt, thiệu trị, minh mạng, tự đức, chiến tranh pháp đại nam
Hoàng đế Thiệu Trị. Ảnh: Internet

YEUSUVIET.COM - Lịch sử Việt Nam có những thời kỳ hào hùng hoặc bi tráng, đó như những khúc ngân vang trong bài trường ca Sử Việt kiêu hùng. Tuy nhiên, có những thời kỳ tuy ngắn ngủi, như chỉ một nốt trầm trong bản trường ca nhưng lại có ý nghĩa vô cùng đặc biệt mà nếu như đọc lại và cảm nhận về thời kỳ, thời đại, cùng nhân vật đó, chúng ta sẽ rút ra được rất nhiều bài học. Vương triều Nguyễn - vương triều cuối cùng của lịch sử phong kiến Việt Nam, dưới sự cai trị ngắn ngủi trong 6 năm của vị Hoàng đế thứ ba - Hoàng đế Thiệu Trị là một giai đoạn như thế. Ngắn ngủi và trầm ngân trong trong khúc trường ca kiêu hùng từ giữa thế kỷ XIX, với những sự khởi đầu cho cuộc trường kỳ đi đến hòa bình tận năm 1975 của thế kỷ XX...

Bài liên quan

Hoàng đế Thiệu Trị tên thật là Nguyễn Phúc Miên Tông, Ngài sinh năm 1807 và mất năm 1847. Đồng thời, Ngài là con trưởng của Hoàng đế Minh Mạng và Tá Thiên nhân Hoàng hậu Hồ Thị Hoa. Năm 1841, Minh Mạng băng hà, Miên Tông chính thức lên nối ngôi trị vì Đế quốc Đại Nam. Có thể nói, Thiệu Trị là vị hoàng đế duy nhất trong Sử Việt khi kế thừa gia nghiệp của tiên đế, đã nắm trong tay một đế quốc đúng nghĩa với lãnh thổ rộng lớn nhất, quyền lực phong kiến tập quyền đỉnh cao nhất trong lịch sử Việt Nam. Tuy nhiên, Hoàng đế Thiệu Trị chỉ trị vì trong 6 năm ngắn ngủi, khi Ngài mất năm 1847 - năm mà người Pháp nổ súng tấn công các thuyền chiến Đại Nam, mở ra thời kỳ "ngoại giao pháo hạm" kéo dài đến năm 1858, bắt đầu cuộc chiến tranh Đại Nam - Đại Pháp.

Trong 6 năm ngắn ngủi cai trị và thừa hưởng một thành quả gần như hoàn chỉnh từ vua cha Minh Mạng để lại, Thiệu Trị không ghi thêm được nhiều dấu ấn cá nhân cho triều đại của mình. Nhưng cũng có một vài dấu ấn đáng ghi nhớ về thời kỳ cai trị của Ngài và chỉ đáng tiếc, đó là những... kỷ niệm buồn.

Ngày 20 tháng 1 năm 1841, Thiệu Trị lên ngôi Hoàng đế Đại Nam thì mấy tháng sau đã hội họp triều thần về tình hình Trấn Tây Thành và ra lệnh rút quân về nước. Đến tháng 9 năm 1841, quân đội viễn chinh Đại Nam rút về đến An Giang, đại tướng trấn thủ Trấn Tây Thành là Trương Minh Giảng quá uất ức mà lâm bệnh chết ngay khi vừa về đến lãnh thổ Đại Nam... Một hành động của Hoàng đế Thiệu Trị và một cái kết của Đại tướng Trương Minh Giảng có quá nhiều điều phải suy ngẫm. 

Hoàng đế Minh Mạng là một hoàng đế với tham vọng xứng bậc của một hoàng đế trong thời kỳ phong kiến, nhưng người nối ngôi của Ngài là Thiệu Trị lại không có được sự tham vọng đó. Trương Minh Giảng là một đại tướng quân văn võ song toàn, cả một đời tung hoành ngang dọc dưới triều đại của vị Hoàng đế đầy tham vọng Minh Mạng, thì nay lại uất ức mà chết dưới triều đại của người kế nhiệm người mình đã tận trung một đời. Vua Thiệu Trị không những không nghĩ đến công lao khi trước của cha mình, mà đến khi rút quân về cũng không nghĩ đến tướng lính mệt mỏi, không chu cấp kinh phí đầy đủ, bắt quân phải giết ngựa voi mà ăn trên đường về, thì hỏi sao một đại tướng như Trương Minh Giảng không uất ức mà chết. Nói vậy, không phải đế chê trách hoàn toàn việc vua Thiệu Trị rút quân về nước, nhưng việc vừa lên ngôi đã làm ngay một việc như phủi sạch mọi thành quả của tiền triều thì thật khó chấp nhận được của một Hoàng đế nối ngôi.

lịch sử việt nam, yêu sử việt, thiệu trị, minh mạng, tự đức, chiến tranh pháp đại nam
Lăng mộ tướng quân Trương Minh Giảng tại TP. HCM. Ảnh: Internet



Sự kiện buồn thứ hai là trở về trước, vào năm 1825, Hoàng đế Minh Mạng chính thức ra chiếu chỉ cấm việc truyền đạo Công giáo. Một mặt cấm đạo và dùng nhiều biện pháp hà khắc, mặt khác Minh Mạng vẫn đưa ra nhiều huấn điều "để khuyên dân giữ lấy đạo chính" - cần xét theo quan điểm xã hội của Việt Nam vào thời kỳ đó. Nhưng đến năm 1838, cũng chính hoàng đế Minh Mạng nhận thấy không thể cấm đạo Công giáo mãi như thế, đã sai sứ thần sang Pháp điều đình với Chính phủ Pháp, nhưng việc không thành, sứ bộ đành trở về thì Minh Mạng đã mất - kéo theo cơ hội về một viễn cảnh hòa hợp giữa Đại Nam - Đại Pháp đã không thể xảy ra. Rồi khi lên ngôi, vua Thiệu Trị tuy có theo ý cha mình, giảm việc cấm đạo Công giáo, nhưng lại không đủ tầm nhìn để nhận ra việc cần thay đổi chính sách với phương Tây - đây là hạn chế không riêng của Ngài mà còn là của triều đình, của Trung Hoa và phần lớn các quốc gia Á Đông...

Sự hạn chế về chính sách mở cửa của các vua Nguyễn nói chung và Thiệu Trị nói riêng chính là nguyên nhân sâu xa, gốc rễ nhất, căn cơ nhất dẫn đến cuộc nổ súng ngày 15/8/1858 của liên quân Pháp - Tây Ban Nha vào bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng. Vương triều Tự Đức chỉ xuất hiện vào đúng thời điểm mà những hậu quả của chính sách "bế quan tỏa cảng" đã lên đến đỉnh điểm mà thôi.

Nhưng, như đầu bài viết, lịch sử Việt Nam có những nốt trầm ngân, và nốt trầm ngân đó đã xuất hiện vào đúng năm 1847, đúng năm Thiệu Trị qua đời và đúng năm mà phát súng đầu tiên nổ ra mở đầu cho thời kỳ "ngoại giao pháo hạm" của Đế quốc Đại Pháp đối với Đế quốc Đại Nam - một đế quốc phương Tây đối với một đế quốc phương Đông và cũng là giữa một đế quốc phát triển với một đế quốc lạc hậu... Đó là vào năm 1845, khi việc cấm đạo không còn gay gắt, nhưng vẫn có người theo đạo bị xử tử, một giám mục tên Lefebvre sắp bị xét xử được người Pháp đưa chiến thuyền vào xin lĩnh ra. Đến năm 1847, khi người Pháp biết không còn ai theo đạo bị bắt giam ở Huế, liền sai hai chiến thuyền đến xin bỏ việc cấm đạo và mở cửa xin thông thương. Sự việc còn đang thương thảo, chiến thuyền Đại Nam lại áp sát chiến thuyền Pháp, trên bờ quân lính đắp đồn lũy, người Pháp liền hạ lệnh đánh đắm tàu chiến Đại Nam rồi rút quân. Đây chính là sự kiện khởi đầu cho thời kỳ "ngoại giao pháo hạm" của người Pháp...

Vì sau sự kiện này, vài tháng sau thì Hoàng đế Thiệu Trị mất sau 6 năm trị vì và hưởng thọ 41 tuổi. Người kế vị Ngài là Nguyễn Phúc Hồng Nhậm - tức vua Tự Đức, lại tiếp tục đường lối cấm đạo của vua cha, thậm chí còn ngặt nghèo, "tàn ác" hơn các đời vua trước, cho nên, sử thần nhà Nguyễn là Trần Trọng Kim trong Việt Nam Sử lược đã nhận xét:
Sức đã không đủ giữ nước là lại cứ làm điều ác. Đã không cho người ngoại quốc vào buôn bán, lại đem làm tội những người đi giảng đạo, bởi thế cho nên nước Pháp và nước I-pha-nho mới nhân cớ ấy mà đánh nước ta vậy.
Việc gì đến đã đến, khi tiếng súng chiến tranh đã nổ ra vào năm 1858, kéo dân tộc Việt vào một thời kỳ tan hoang và máu lửa đến hơn cả trăm năm sau, đến tận năm 1975 mới được sống lại trong hòa bình. Chúng ta tự hào về truyền thống Việt Nam là truyền thống không bao giờ đầu hàng ngoại bang và không bao giờ chịu khuất phục để người ngoại quốc thống trị mình. Đó là truyền thống không bao giờ thay đổi từ cha ông chúng ta, thế hệ chúng ta sẽ tiếp nối truyền thống đó và chúng ta sẽ dạy bảo cho con cháu chúng ta sự kiêu hùng của truyền thống bất khuất đó.


Nhưng liệu chúng ta có tự học, tự cảm nhận và sẽ dạy cho con cháu chúng ta về những bài học mà các vị Hoàng đế, các vị quan và những người Việt cấp tiến của thế kỳ XIX, thế kỷ XX đã để lại cho chúng ta?

- Đó là bài học của Hoàng đế Minh Mạng khi không thể sớm nhận ra việc cấm đạo, cấm giao thương với nước ngoài, với phương Tây là điều không thể, mà phải mở cửa, phải cầu thị, cầu tiến, phải khôn khéo ngoại giao mà học hỏi nước ngoài để tự cường quốc gia... Ngài đã nhận ra điều đó vào những năm tháng cuối đời nhưng đã quá trễ.

- Đó là bài học của Hoàng đế Thiệu Trị khi không thể nhìn thấy những bài học từ cha, ông mình mà đưa đất nước dưới sự cai trị của mình đi đến một con đường khác phù hợp hơn và tất yếu hơn. Lỗi của Ngài là lỗi của người lãnh đạo cao nhất, nhưng lỗi lớn nhất là lỗi của một Bộ máy cầm quyền quốc gia không nhìn ra được xu hướng thời đại khi chỉ vịn vào mãi một tư tưởng Nho giáo đầy giáo điều và lạc hậu.

- Đó là bài học của Hoàng đế Tự Đức khi dù bản thân là một vị vua thật sự đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn của Nho giáo nhưng là tiêu chuẩn của một đường lối cũ kỹ, không còn phù hợp hoàn toàn trong thời đại mới và cần được cải tiến, cần được cách tân hoặc thậm chí phải thay đổi triệt để, nhưng Ngài đã không thể làm được.

- Và cuối cùng, đó là bài học của những người nông dân chân lấm tay bùn, của những người học rộng hiểu cao nhìn thấy được xu hướng thời đại và quyết tâm đi theo xu hướng tất yếu của thời đại mới, thời đại của mở cửa, của tận dụng cơ hội quốc tế để tự cường và là thời đại của một nền Dân Chủ thật sự - tự mình làm chủ vận mệnh của mình, con cháu mình, Dân tộc mình, Tổ quốc mình qua nền Cộng hòa và chế độ bầu cử tự do, minh bạch, công khai.

lịch sử việt nam, yêu sử việt, thiệu trị, minh mạng, tự đức, chiến tranh pháp đại nam
Hoàng đế Thiệu Trị. Ảnh: Internet

Sáu năm ngắn ngủi trị vì của Hoàng đế Thiệu Trị thật sự là một nốt trầm quá đặc biệt của dòng Sử Việt. Đó là nốt trầm đến tận sâu nhất và đau nhất cho những bài học đau đớn cũng như những cơ hội mỏng manh - tất cả đều vỡ ra và đi theo chiều hướng của nó. Cơ hội mỏng manh đã dần dần tan biến để nhường hẳn hoàn toàn cho nỗi đau chiến tranh, mất nước và mất nền Độc lập. Những điều mà thế hệ chúng ta hôm nay nhìn lại không phải để phán xét và quy kết mọi tội lỗi cho Ngài - một vị Hoàng đế nhà Nguyễn đáng được cảm thông cũng như các vị vua khác của Vương triều Cuối Cùng, mà chúng ta phải nhìn lại, phải tìm hiểu thật kỹ, phải thấm thía thật sâu những bài học đắt giá này và không để Đất nước chúng ta, Dân tộc chúng ta và Tổ quốc chúng ta phải nhận thêm một lần nào nữa đi chệch khỏi bánh xe thời đại của nhân loại.

Vì nếu điều đó xảy ra, nếu bài học mất nước của tiền nhân lập lại thì hơn ai hết - thế hệ chúng ta - thế hệ của những người sinh ra sau năm 1975, sẽ thấu hiểu hơn hết nỗi đau, mất mát này sẽ kéo dài đến tận đời con cháu chúng ta. 

Chúng ta không muốn điều đó. 
Chúng ta không muốn con cháu chúng ta sống trong thời kỳ chiến tranh, tang tóc và chết chóc,
Chúng ta không muốn con cháu chúng ta sống trong một đất nước phải bị chia đôi, cha biệt con, chồng biệt vợ, anh biệt em,
Chúng ta không muốn con cháu chúng ta phải sống trong một quốc gia đói nghèo, lạc hậu, chậm tiến,

Thì chúng ta phải hiểu những bài học tiền nhân đã để lại và Hành động để những bài học đó không bao giờ được phép quay lại với chúng ta, Đất nước chúng ta, Dân tộc chúng ta, Tổ quốc chúng ta và Con cháu của chúng ta. Đó là điều quan trọng nhất mà Sử Việt đang muốn nói với tất cả chúng ta - thế hệ hôm nay!
YÊU SỬ VIỆT

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chủ đề

yeu-su-viet (359) lich-su-viet-nam-qua-cac-thoi-ky (156) su-viet-hom-nay (95) nha-nguyen (86) danh-nhan-su-viet (84) sach-lich-su (72) su-kien-su-viet (71) facebook (53) sach-su-hien-dai (49) chong-phap (46) nha-hau-le (45) chua-nguyen (38) nha-tran (36) tai-lieu-su-viet (35) bac-thuoc (33) nha-ly (32) nha-tay-son (30) vua-chua-su-viet (29) Danh mục sách lịch sử Việt Nam hay (25) dia-danh-su-viet (22) chua-trinh (21) phim-truyen (21) quang-trung (18) vo-tuong (18) cac-cuoc-noi-chien (16) Cách mạng Việt Nam (13) gia-long (13) nguyen-mong (13) phim-su-viet (13) le-dai-hanh (12) nha-dinh (12) cong-tac-vien (11) dinh-tien-hoang (11) nha-tien-le (11) dien-tich-su-viet (10) sach-luat (10) viet-su-kieu-hung (10) minh-mang (9) nguyen-anh (9) tay-son-that-ho-tuong (9) trinh-nguyen-phan-tranh (9) Chiến tranh thế giới thứ I (8) khoi-nghia-lam-son (8) nha-ho (8) tran-hung-dao (8) hung-vuong (7) ly-thuong-kiet (7) mien-trung (7) ngu-ho-tuong-gia-dinh (7) nha-mac (7) an-duong-vuong (6) chiem-thanh (6) hai-ba-trung (6) ho-quy-ly (6) le-thanh-tong (6) ly-thai-to (6) tieu-thuyet-lich-su (6) le-thai-to (5) mien-bac (5) mien-nam (5) nha-tien-ly (5) cong-giao (4) gac-ma-1988 (4) hai-chien-truong-sa (4) ho-chi-minh (4) le-quy-don (4) mac-dang-dung (4) nha-ngo (4) trung-vuong-she-kings (4) Alexandre-de-Rhodes (3) cham-pa (3) chien-tranh-bien-gioi (3) dai-nam (3) danh-tuong-su-viet (3) dao-duy-tu (3) hinh-anh-su-viet (3) hung-dao-vuong (3) huyen-tran-cong-chua (3) lịch sử việt nam qua các thời kỳ (3) nam-bac-trieu (3) vuong-quoc-co (3) xiem-la (3) chien-tranh-viet-xiem (2) dieu-tan (2) hùng vương (2) loa-thanh-ruc-lua (2) 17-2-1979 (1) Chế Thị Ngọc Hân (1) Cách mạng khoa học công nghệ (1) Cách mạng tháng 10 Nga (1) Lịch sử thế giới 1945 - 2000 (1) a-cha (1) am-che (1) binh-ngo-dai-chien (1) chiến tranh cục bộ (1) chua-tien (1) cong-chua-viet-nam (1) dai-viet-co-phong (1) hai-chien-hoang-sa (1) kieu-binh (1) mai-hac-de (1) y-van-hien (1) Đông Kinh Nghĩa Thục (1)