Đại thủy chiến Đầm Thị Nai 1801 - Một trận thủy chiến định giang sơn. - LỊCH SỬ VIỆT NAM - YÊU SỬ VIỆT - VIETNAMESE HISTORY - HISTORY OF VIETNAM
 Đại thủy chiến Đầm Thị Nai 1801 - Một trận thủy chiến định giang sơn.
Lịch sử việt nam, vietnamese history, ho chi minh, vo nguyên giáp general, trần hưng đạo, việt nam sử lược, trần trọng kim, lê thái tổ, nhà trần, gia long, quang trung, lê thánh tông, chiêm thành, thăng long, phan thanh giản, Tứ Phủ Xét Giả, board game, sách lịch sử việt nam, lễ hội Việt Nam


YEUSUVIET - Trong lịch sử Việt Nam, cuộc nội chiến giữa Nhà Tây SơnChúa Nguyễn là một trong những cuộc nội chiến bi hùng và mang nhiều ý nghĩa thời đại nhất. Kéo dài từ năm 1771 đến năm 1802, chia ra làm 02 giai đoạn, cuộc nội chiến giữa hai thế lực phong kiến lâu đời - Chúa Nguyễn, và vừa thành lập - Nhà Tây Sơn, đã góp phần quyết định thống nhất lại Đại Việt sau 150 năm chia đôi đất nước. Và như những cuộc nội chiến Việt Nam khác, luôn có một trận đánh mang tính quyết định, bước ngoặt để chấm dứt cuộc chiến và chọn ra "thiên tử" mới cho triều đại mới. Đại thủy chiến Đầm Thị Nại năm 1801 chính là trận đánh như vậy.

Vua Gia Long và việc đặt tên nước mới: VIỆT NAM 

Bài liên quan

Những bước cờ chiến lược của quân Chúa Nguyễn

Thật vậy, dẫu những người trung thành với Nhà Tây Sơn có tiếc nuối như thế nào chăng nữa về sự ra đi đột ngột của Hoàng đế Quang Trung, thì cũng sẽ nhận thấy được trong 09 năm kể từ ngày Ngài qua đời, quân Chúa Nguyễn cũng không thể đánh bại được Nhà Tây Sơn và cả ngược lại. Thậm chí, trong cuộc vây hãm thành Quy Nhơn do đích thân Chúa Nguyễn Ánh cầm quân hạ thành vào năm 1799, rồi đến hai đại tướng Tây Sơn là Vũ Văn Dũng và Trần Quang Diệu kéo đến vây thành kéo dài hơn một năm từ năm 1800 đến năm 1801, quân Nguyễn cũng không tài nào hoàn toàn giành được vùng đất Tổ phát tích của Nhà Tây Sơn.

Trong thời điểm mấu chốt này, tháng 01 năm 1800, Đại Tư đồ Võ Văn Dũng, Đại Đô đốc Vũ Văn Thành kéo thủy quân Tây Sơn trấn giữ Đầm Thị Nai; từ ngày 26 tháng 1 năm 1800, Trần Quang Diệu và Võ Văn Dũng quyết định tấn công Võ Tánh và cho quân vây chặt thành Quy Nhơn, đắp hơn 4.340 trượng lũy đất. Phan Huy Ích ra bài dụ, đến nỗi các hàng tướng Tây Sơn trong quân đội Chúa Nguyễn nhớ lại việc xưa mà chuẩn bị trở về, liền bị Võ Tánh cho giết hết. Thành Quy Nhơn bị vây chặt, khiến Chúa Nguyễn Ánh từ Gia Định phải mang quân ra giải vây, đường tiến quân lại gặp nhiều khó khăn.

Đang lúc dầu sôi lửa bỏng, nhìn thấy đại quân Tây Sơn đã tập trung đến quá nửa trên bộ tại Thành Quy Nhơn, chỉ còn đại quân thủy đang đóng tại Thị Nại, còn đại quân Gia Định vẫn đang đầy đủ lực lượng tiến ra, chính là cơ hội ngàn năm có một cho quân Nguyễn. Chúa Nguyễn sai các tướng mang quân tiến đánh các vùng xung quanh, để tạo các thế gọng kềm hai cánh đại quân Tây Sơn tại Bình Định.

Tháng 2 âm lịch năm 1800, Nguyễn Ánh lệnh cho Chân Lạp đưa 5.000 lính và voi sang giúp, tháng 5 thì tới.
Tháng 6 âm lịch năm 1800, hai tướng Nguyễn là Nguyễn Văn Thụy và Lưu Phước Tường phối hợp với quân Vạn Tượng đánh xuống Nghệ An và Thanh Hóa gây cản trở quân Tây Sơn ở phía Bắc.
Tháng 1 âm lịch năm 1801, Nguyễn Ánh cho thủy quân tấn công Thị Nại, tiêu diệt hoàn toàn thủy quân Tây Sơn do Vũ Văn Dũng chỉ huy.
Lịch sử việt nam, vietnamese history, ho chi minh, vo nguyên giáp general, trần hưng đạo, việt nam sử lược, trần trọng kim, lê thái tổ, nhà trần, gia long, quang trung, lê thánh tông, chiêm thành, thăng long, phan thanh giản, Tứ Phủ Xét Giả, board game, sách lịch sử việt nam, lễ hội Việt Nam

"Một trận thủy chiến định giang sơn".

Mặc dù các cánh quân Chúa Nguyễn phái đi đều giành được những chiến thắng chiến lược, nhưng hai đạo quân chủ lực của Nhà Tây Sơn thì, một đang vây hãm ngày càng xiết thành Quy Nhơn, một đang hùng dũng trấn giữ nguyên vẹn tại Đầm Thị Nại, thì những chiến thắng kia vẫn chưa mang đến cơ sở bản lề tốt nhất cho quân Nguyễn. Bởi vậy, Chúa Nguyễn quyết định tấn công cánh quân thiện chiến nhất, dũng mãnh nhất của Tây Sơn, đó là thủy quân do Tư đồ Vũ Văn Dũng trực tiếp chỉ huy. Đây là trận đánh hết sức khó khăn, tương quan lực lượng vẫn nghiêng về thủy quân Nhà Tây Sơn dù quân Chúa Nguyễn cũng có hơn 8.000 lính thiện chiến và đội thủy quân không hề kém cạnh các nước phương Tây đang đóng tại Ấn Độ lúc bấy giờ. Hơn nữa, về mặt chiến lược, trên bộ, tướng Nguyễn Văn Thành không giải vây được cho Võ Tánh, dưới biển, Chúa Nguyễn chưa dám đánh Đầm Thị Nại, mà thủy - bộ quân Nguyễn cũng không liên hệ được với nhau. Thế trận lúc này chỉ có một nước cờ duy nhất dành cho quân Nguyễn: một trong hai cánh quân phải giành được thắng lợi quyết định.

Trích thêm thư của sĩ quan Chaigneau gửi cho Barisy:
Trước đây chưa trông thấy địch (Tây Sơn), tôi có ý khinh thường, nhưng bây giờ mới biết là mình lầm. Thật vậy, quân của Tây Sơn đã là một phòng tuyến không sao vượt được. Bây giờ thời tiết lại xấu, binh sĩ bịnh tật nhiều. Lính Gia Định và Cao Miên phải trả về nguyên quán, những quân tướng về hàng trước đây trở lại với chủ cũ, tình thế thật nguy vô cùng... Không giải tỏa nổi thành Bình Định, tình trạng này kéo dài luôn một năm khiến chúa Nguyễn vô cùng bực tức.
Đêm rằm tháng giêng năm Tân Dậu (1801), Nguyễn Văn Thành nhận mật lệnh kéo quân cướp trại, để cản chân các tướng Tây Sơn về mặt bộ, Nguyễn Văn Trương, Tống Phước Lương (Phúc Lương) cũng lãnh mật lệnh dẫn một đoàn binh thuyền đi trước. Tiếp theo sau là Lê Văn Duyệt và Võ Di Nguy cũng dẫn một đạo chiến thuyền sấn tới, Chúa Nguyễn đích thân đốc chiến. Vừa tới cửa Thị Nại, Nguyễn Văn Trương chặn bắt được thuyền tuần tiễu của Tây Sơn, tra hạch được mật khẩu, nên âm thầm cải trang thành Tây Sơn mà tiến sâu vào trong trận địa, chờ thời cơ đánh thủy trại mà đốt phá.
Đến 10 giờ rưỡi đêm ấy, Võ Di Nguy cùng Lê Văn Duyệt kéo toàn đội chiến thuyền xông vào. Quân Tây Sơn từ các đồn trên núi, triền núi Cam Tòa bên hữu, và ở bãi Nhạn bên tả nã súng lớn pháo kích. Đại tướng quân Nguyễn Võ Di Nguy tự thân đốc chiến, đồn Tây Sơn ở Tam tòa sơn, ở bên phải cánh quân tấn công, chuyển một hỏa lực kinh khủng bắn xuống các thuyền chèo tay của Chúa Nguyễn khi đó vào đúng tầm súng. Võ Di Nguy bị một phát đạn nơi đầu, tử trận. Tướng Nguy tử chiến tại trận, một bên trận địa phòng thủ bị phá nhưng bên còn lại của quân Tây Sơn vẫn dội những cơn mưa pháo khủng khiếp khiến quân Chúa Nguyễn không tài nào tiến tiếp. Chúa sai người sang trận địa, buộc Lê Văn Duyệt cho quân tạm thoái lui, Lê Văn Duyệt nhất quyết không nghe, càng ra lệnh quân Nguyễn đánh mạnh hơn nữa.

Quân Chúa Nguyễn liều thân trước trận mưa pháo của Tây Sơn, đồng thời trong lúc này, các chiến hữu đã dùng hỏa công triệt tiêu tất cả thủy trại Tây Sơn ở trận địa bên trong, khiến quân Tây Sơn trở nên rối loạn do thuyền chiến đậu san sát, dễ bắt lửa, cộng thêm gió Nam nổi lên mỗi lúc một to khiến lửa lan nhanh và thủy triều lên nhanh, lại làm cho quân Nguyễn tiến vào thần tốc. Thủy quân Tây Sơn đại bại, quyết tử chiến nên bị tiêu diệt hoàn toàn, quân Chúa Nguyễn toàn thắng. Trận Thị Nại này được gọi là "Võ công đệ nhất" trong thời trung hưng của triều Nguyễn.

Đại bác Tây Sơn lúc bấy giờ không thể hạ nòng như pháo hiện đại, tốc độ bắn, độ chính xác là rất hạn chế, nên nếu thuyền địch đi nhanh thì khó bắn trúng. Mà đến khi áp sát rồi thì vô dụng, hai bên xông vào giáp lá cà. Tàu chiến toàn làm bằng gỗ, một mồi lửa là đủ hỏa thiêu toàn bộ. Gió thổi khiến lửa cháy to và lan nhanh hơn. Có lẽ đó là những lý do chính khiến cho hạm đội Tây Sơn đại bại hoàn toàn. Ước tính, trong trận này nhà Nguyễn tổn thất 4.000 quân cùng Thủy sư Đô đốc Võ Duy Nghi tử trận. Còn Tây Sơn mất 20.000 quân, 1.800 tàu chiến, 600 đại bác đủ kích cỡ. Đô đốc Võ Văn Dũng cùng 4.000 quân còn lại tháo chạy lên bờ hợp cùng quân Trần Quang Diệu đang vây thành Quy Nhơn.

Từ sau trận Thị Nại, quân đội Tây Sơn hoàn toàn mất thể chủ động, chỉ có thối lui tới diệt vong một năm sau đó.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chủ đề

yeu-su-viet (360) lich-su-viet-nam-qua-cac-thoi-ky (157) su-viet-hom-nay (95) nha-nguyen (86) danh-nhan-su-viet (84) sach-lich-su (73) su-kien-su-viet (71) facebook (53) sach-su-hien-dai (50) chong-phap (46) nha-hau-le (45) chua-nguyen (38) nha-tran (36) tai-lieu-su-viet (35) bac-thuoc (33) nha-ly (32) nha-tay-son (30) vua-chua-su-viet (29) Danh mục sách lịch sử Việt Nam hay (26) dia-danh-su-viet (22) chua-trinh (21) phim-truyen (21) quang-trung (18) vo-tuong (18) cac-cuoc-noi-chien (16) Cách mạng Việt Nam (13) gia-long (13) nguyen-mong (13) phim-su-viet (13) le-dai-hanh (12) nha-dinh (12) cong-tac-vien (11) dinh-tien-hoang (11) nha-tien-le (11) dien-tich-su-viet (10) sach-luat (10) viet-su-kieu-hung (10) minh-mang (9) nguyen-anh (9) tay-son-that-ho-tuong (9) trinh-nguyen-phan-tranh (9) Chiến tranh thế giới thứ I (8) khoi-nghia-lam-son (8) nha-ho (8) tran-hung-dao (8) hung-vuong (7) ly-thuong-kiet (7) mien-trung (7) ngu-ho-tuong-gia-dinh (7) nha-mac (7) an-duong-vuong (6) chiem-thanh (6) hai-ba-trung (6) ho-quy-ly (6) le-thanh-tong (6) ly-thai-to (6) tieu-thuyet-lich-su (6) le-thai-to (5) mien-bac (5) mien-nam (5) nha-tien-ly (5) cong-giao (4) gac-ma-1988 (4) hai-chien-truong-sa (4) ho-chi-minh (4) le-quy-don (4) mac-dang-dung (4) nha-ngo (4) trung-vuong-she-kings (4) Alexandre-de-Rhodes (3) cham-pa (3) chien-tranh-bien-gioi (3) dai-nam (3) danh-tuong-su-viet (3) dao-duy-tu (3) hinh-anh-su-viet (3) hung-dao-vuong (3) huyen-tran-cong-chua (3) lịch sử việt nam qua các thời kỳ (3) nam-bac-trieu (3) vuong-quoc-co (3) xiem-la (3) chien-tranh-viet-xiem (2) dieu-tan (2) hùng vương (2) loa-thanh-ruc-lua (2) 17-2-1979 (1) Chế Thị Ngọc Hân (1) Cách mạng khoa học công nghệ (1) Cách mạng tháng 10 Nga (1) Lịch sử thế giới 1945 - 2000 (1) a-cha (1) am-che (1) binh-ngo-dai-chien (1) chiến tranh cục bộ (1) chua-tien (1) cong-chua-viet-nam (1) dai-viet-co-phong (1) hai-chien-hoang-sa (1) kieu-binh (1) mai-hac-de (1) y-van-hien (1) Đông Kinh Nghĩa Thục (1)