Nguyễn Nhạc - Một đời anh hùng dở dang...! - LỊCH SỬ VIỆT NAM - YÊU SỬ VIỆT - VIETNAMESE HISTORY - HISTORY OF VIETNAM
 Nguyễn Nhạc - Một đời anh hùng dở dang...!.
Lịch sử việt nam, vietnamese history, ho chi minh, vo nguyên giáp general, trần hưng đạo, việt nam sử lược, trần trọng kim, lê thái tổ, nhà trần, gia long, quang trung, lê thánh tông, chiêm thành, thăng long, phan thanh giản, Tứ Phủ Xét Giả, board game, sách lịch sử việt nam
YEUSUVIET - Trong tác phẩm "Cuộc nổi dậy của Nhà Tây sơn" (xem sách ngay), tác giả George Dutton đã nhận định về bản chất, khởi nghĩa Tây Sơn không phải cuộc nổi dậy của nông dân, vì những thủ lĩnh Tây Sơn mà đứng đầu là ba anh em Nguyễn Nhạc - Nguyễn Huệ - Nguyễn Lữ đều thuộc tầng lớp trung lưu. Ngoài ra, khi tìm hiểu về Nhà Tây Sơn nhiều hơn và đặc biệt về Nguyễn Nhạc, chúng ta có thể nhận thấy phía sau những biến cố xảy đến với Tây Sơn dường như gắn liền với những sự dở dang mà thời cuộc hay thiên mệnh đã dành cho vương triều này! Nguyễn Huệ là Anh hùng dân tộc, Nguyễn Lữ tài kém so với các anh và Nguyễn Nhạc - một anh hùng dựng cờ của buổi đầu, có tầm nhìn xa nhưng ông không thể có được vị trí tương xứng trong lịch sử Việt Nam.

Bài liên quan

Nguyễn Nhạc (1743 – 1793) hay còn gọi là Nguyễn Văn Nhạc, là vị hoàng đế sáng lập ra Nhà Tây Sơn, ở ngôi hoàng đế từ năm 1778 đến năm 1788, xưng là Thái Đức Đế. Từ năm 1789 – 1793, ông từ bỏ đế hiệu để nhường ngôi hoàng đế cho em trai là hoàng đế Quang Trung, còn ông tự hạ tước hiệu của mình xuống thành Tây Sơn vương.  Nguyễn Văn Nhạc và hai người em trai của ông, được biết với tên gọi Anh em Tây Sơn, là những lãnh đạo của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn đã chấm dứt cuộc nội chiến kéo dài giữa hai tập đoàn phong kiến Trịnh ở phía Bắc và Nguyễn ở phía Nam, lật đổ hai tập đoàn này cùng Nhà Hậu Lê.

Năm 1771, Nguyễn Nhạc phất cờ khởi nghĩa, tập họp lực lượng bắt đầu tiến đánh các ấp, phủ lỵ trong vùng Quy Nhơn. Sự kiện hạ thành Quy Nhơn là chỉ dấu đầu tiên chứng tỏ tài năng, mưu trí cũng như sự gan dạ xuất chúng của Nguyễn Nhạc. Biết quan trấn thủ thành Quy Nhơn là Nguyễn Khắc Tuyên lùng bắt mình nhưng là người không giỏi giang mấy, ông sai quân Tây Sơn đóng cũi chính mình rồi giả vờ đưa vào thành! Đến đêm, quân trá hàng mở cũi cho ông rồi mở luôn cửa thành cho quân Tây Sơn tiến vào. Nguyễn Khắc Tuyên vội bỏ cả gia đình và ấn tín chạy trốn. Từ Quy Nhơn, Nguyễn Nhạc tiến ra đánh chiếm Quảng Ngãi. Sau đó ông đem quân vào đánh Phú Yên. Đến cuối năm 1773, quân Tây Sơn thắng như chẻ tre, nhanh chóng chiếm được Phú Yên, Diên Khánh, Bình Khang, Bình Thuận, quân Nguyễn phải rút vào Nam bộ. Đến năm này, vị hoàng đế Quang Trung tương lai chỉ mới 20 tuổi!

Tuy nhiên, trong chiến trận, gay go nhất là lưỡng đầu thọ địch, bốn phía nhìn đâu cũng thấy quân thù, trong binh pháp, cách làm phân tán sự chú ý của kẻ địch lớn nhất và thao túng kẻ địch yếu thế hơn mình chính là minh chứng tài năng lớn nhất của người cầm quân. 

Đầu năm 1774, quân Tây Sơn chưa vội mừng được lâu cũng như chưa kịp gầy dựng các cơ sở trọng binh nhằm đối kháng quân của Chúa Nguyễn, thì Chúa cho quân phản công! Đầu năm 1774, Chúa Nguyễn phản công thất bại, quân Tây Sơn có thêm hai người Tàu là Tập Đình và Lý Tài mộ dũng sĩ hưởng ứng. Nhân cơ hội đó, Nguyễn Nhạc tiến đánh hòng chiếm lại Quảng Nam, nhưng bị cai đội Nguyễn Cửu Dật đánh lui, phải rút về Thiên Lộc. Giữa năm 1774, Chúa Nguyễn lại cử Tống Phúc Hiệp mang quân từ Gia Định theo hai đường thủy bộ ra đánh Nam Trung bộ, nhanh chóng lấy lại Bình Thuận, Diên Khánh, Bình Khang. Nguyễn Nhạc chỉ còn làm chủ từ Phú Yên ra Quảng Ngãi.

Lịch sử việt nam, vietnamese history, ho chi minh, vo nguyên giáp general, trần hưng đạo, việt nam sử lược, trần trọng kim, lê thái tổ, nhà trần, gia long, quang trung, lê thánh tông, chiêm thành, thăng long, phan thanh giản, Tứ Phủ Xét Giả, board game, sách lịch sử việt nam

Tây Sơn trên ngưỡng cửa bị bóp nghẹt, vì đến cuối năm 1774, Chúa Trịnh Sâm cử lão tướng Việp quận công Hoàng Ngũ Phúc làm Bình Nam thượng tướng quân, mang 3 vạn quân vượt sông Gianh nam tiến, lấy lý do trừ khử Trương Phúc Loan, lập Nguyễn Phúc Dương. Việp quận công là danh tướng có thể nói vào hàng bậc nhất của quân Trịnh và phần nào đó là đối thủ xứng tầm nhất của hoàng đế Quang Trung sau này. Chỉ tiếc khi cầm binh Nam tiến, Việp quận công đã ngoài 60 tuổi và đến năm 1776 đã qua đời, nên khi Nguyễn Huệ ba lần Bắc tiến, đều không gặp được đối thủ xứng tầm...!

Trở lại với cuộc xử trí của Nguyễn Nhạc trước tin quân Trịnh Nam hạ. Trong tình thế nếu chia quân đón đầu thì trước sau cũng đại bại, nhưng hàng một bên thì lại thành kẻ thù của một bên, Nguyễn Nhạc đã khôn khéo chọn cách thứ hai nhưng theo dụng ý của mình! Ông sai người đến chỗ Hoàng Ngũ Phúc xin đầu hàng và làm tiên phong cho Chúa Trịnh để đánh Chúa Nguyễn. Quân Trịnh đi xa bấy giờ đã mệt mỏi, quân sĩ nhớ nhà, Hoàng Ngũ Phúc cũng muốn mượn sức Tây Sơn diệt họ Nguyễn nên nhân danh Chúa Trịnh cho Nguyễn Nhạc hàng, phong làm "Tây Sơn trưởng hiệu tráng tiết tướng quân", sai Nguyễn Hữu Chỉnh trao cờ và ấn kiếm cho ông. Dù thế, quận Việp lão luyện vẫn không lui quân, đóng sát địa giới Quảng Ngãi, định chờ nếu Tây Sơn bại trận sẽ tiến vào chiếm Quảng Ngãi và Quy Nhơn.

Tạm xóa được mối nguy phía bắc, Nguyễn Nhạc tập trung toàn lực tiến đánh Chúa Nguyễn với tâm thế luôn có hậu ứng quân Trịnh phía sau! Nhưng Chúa Nguyễn vẫn còn danh tướng Tống Phúc Hiệp đang trấn giữ thành Phú Yên - là trọng điểm mà Nguyễn Nhạc cùng Tây Sơn muốn tồn tại bắt buộc phải chiếm lấy bằng mọi giá! Nhưng quân Tây Sơn sau mấy trận giao chiến đại bại liên tục đã trở nên bạc nhược, cộng thêm hay tin chủ tướng đã xin hòa quân Bắc mà không hiểu dụng ý nên lại càng trở nên chán nản hơn! Vào lúc này, ngôi sao sáng nhất - rực rỡ nhất của lịch sử Việt Nam trong 30 năm cuối thế kỷ 18 được lựa chọn giữ ấn tiên phong của quân Tây Sơn, người đó là Nguyễn Huệ! Khi ấy, hoàng đế tương lai chỉ mới 23 tuổi!

Như cá gặp nước khi được anh mình tin dùng, Nguyễn Huệ cầm quân Tây Sơn, làm chủ tướng mang quân vào nam. Để hỗ trợ cho Nguyễn Huệ, nhân nắm con bài Nguyễn Phúc Dương trong tay, Nguyễn Nhạc gả con gái cho Dương, rồi sai người vào Phú Yên điều đình với Tống Phúc Hiệp việc lập Phúc Dương làm chúa và cùng đánh Trịnh. Việc đàm phán đến nửa chừng thì Nguyễn Huệ kéo quân tới đánh khiến Hiệp không kịp trở tay. Nguyễn Huệ bắt sống Nguyễn Khoa Kiên, giết Nguyễn Văn Hiền, Hiệp bỏ chạy. Tướng Nguyễn ở Bình Khang là Bùi Công Kế mang quân ra cứu bị Nguyễn Huệ bắt sống. Tướng khác là Tống Văn Khôi ở Khánh Hoà ra đánh cũng bị Nguyễn Huệ giết tại trận. Nguyễn Huệ giao việc phòng thủ cho Nguyễn Văn Hưng và Lê Văn Lộc rồi kéo đạo binh người Thượng trở về Quy Nhơn. Đại thắng với chiến công đầu tiên và quan trọng nhất, mang tính bước ngoặt của cục diện Nam hà: chiếm lại thành Phú Yên!

Tây Sơn bất ngờ có dũng tướng trẻ lĩnh ấn tiên phong rồi nhanh chóng đại thắng quân Nguyễn, thì quân Trịnh do Việp quận công Hoàng Ngũ Phúc đang trấn giữ tại Quảng Ngãi cũng nhân thế tiến giữ Quảng Nam! Nhưng sau khi nghe quân Tây Sơn đại thắng như trên, quân Trịnh không tiến nữa rồi ngay lúc Việp quận công tuổi cao, trở bệnh nên đành thu quân về! Năm đó là năm 1776, danh tướng cuối cùng của quân Trịnh là Việp quận công Hoàng Ngũ Phúc thu quân về Bắc và mãi mãi không thể trở lại Nam hà nữa! Riêng Việp quận công mắc bạo bệnh và qua đời trên đường lui binh...! Chiến trường Đại Việt từ năm 1776 trở đi, trở thành sân khấu riêng của Nhà Tây Sơn nói chung, của Nguyễn Huệ nói riêng và cũng chỉ kết thúc khi Quang Trung Nguyễn Huệ đột ngột qua đời năm 1792 - để 10 năm sau đó, con cháu Chúa Nguyễn lên ngôi, thống nhất sơn hà sau hơn 200 năm chia cắt...!

Lịch sử việt nam, vietnamese history, ho chi minh, vo nguyên giáp general, trần hưng đạo, việt nam sử lược, trần trọng kim, lê thái tổ, nhà trần, gia long, quang trung, lê thánh tông, chiêm thành, thăng long, phan thanh giản, Tứ Phủ Xét Giả, board game, sách lịch sử việt nam

Đến đây vẫn chưa hết phần Nguyễn Nhạc... Vì với hơn 15 năm lãnh đạo Tây Sơn nổi dậy, từ năm 1771 đến năm 1786, Nguyễn Nhạc luôn tôn thờ Vua Lê - Nhà Hậu Lê nhưng với suy nghĩ của một sự tôn trọng vương quốc Đàng Ngoài hơn là nghĩ mình là thần dân của thiên tử họ Lê! Điều này cho thấy sau gần 200 năm chia cắt, tâm thức của người Nam đã có ý thức về một nền độc lập trong một quốc gia riêng rẽ do các Chúa Nguyễn cai trị và chỉ thiếu một việc là xưng đế, đặt niên hiệu nữa mà thôi! Nguyễn Nhạc lãnh đạo Tây Sơn khởi nghĩa, đuổi đến cùng tận dòng họ Nguyễn rồi đến khi đã mang quân ra Bắc, viễn cảnh thống nhất hai miền chỉ như một bàn tay trở ngược nhưng cũng chỉ nói với vua Lê Chiêu Thống trong cuộc hội kiến vào tháng 5/1786 rằng:
Tôi tức giận Nhà Lê bị họ Trịnh áp chế nên đứng ra tôn phò. Nếu đất đai không phải của Nhà Lê thì một tấc tôi cũng không để. Nhưng nếu là của Nhà Lê, một tấc tôi cũng không lấy.
Câu trả lời này, cùng với việc sau khi rút về Nam, Nguyễn Nhạc vẫn chỉ tiếp tục giữ danh hiệu Hoàng đế Thái Đức ở thành Đồ Bàn (đã đổi tên là thành Hoàng Đế năm 1776) để cai quản vùng đất phía Nam trên cơ sở cai trị cũ của Chúa Nguyễn trước đây, đã chỉ rõ Nguyễn Nhạc không muốn thống nhất Đại Việt! Người em trai của ông - Nguyễn Huệ, cũng là người đã ba lần Bắc tiến dẹp phủ Chúa Trịnh mà không có lệnh của ông, không đồng ý với cách làm của anh mình! Tầm nhìn của Nguyễn Huệ xa hơn, khát vọng của ông lớn hơn và quan trọng là tài năng của ông cũng lớn hơn! Mặc dù, cần nhìn nhận rằng, nếu không có Thái Đức hoàng đế Nguyễn Nhạc gầy dựng nền cơ đồ trong Nam từ năm 1771, Nguyễn Huệ sẽ khó mà có được cơ đồ vĩ đại về sau...! Nhưng trên tất cả, tầm nhìn khác nhau đã dẫn đến sự bất hòa là tất yếu.

Khoảng đầu năm 1787 Nguyễn Huệ viết hịch kể tội Nguyễn Nhạc và mang 6 vạn quân nam tiến vây thành Quy Nhơn. Nguyễn Nhạc bị vây ngặt bèn gọi Đặng Văn Trấn, đang trấn thủ Gia Định, ra cứu. Trấn vâng lệnh mang quân ra, nhưng đến Phú Yên đã bị Nguyễn Huệ bắt sống. Nguyễn Huệ nã pháo tới tấp vào thành Quy Nhơn. Nguyễn Nhạc bị vây bức quá phải lên thành khóc xin em đừng đánh thành nữa. Nguyễn Huệ bằng lòng giảng hòa với anh.  

Nguyễn Nhạc tự xưng là Trung ương Hoàng đế, đóng đô ở Quy Nhơn và phong vương cho hai em, mỗi người chia nhau giữ một khu vực từ tháng 4 năm 1787:  Phong Nguyễn Lữ làm Đông Định Vương, cai quản vùng đất Gia Định. Phong Nguyễn Huệ làm Bắc Bình Vương, cai quản vùng đất từ đèo Hải Vân trở ra Bắc. Như vậy vua Thái Đức đã thoả mãn yêu cầu được cai quản Quảng Nam của em trai. Ở vào thời điểm vinh quang nhất của phong trào Tây Sơn trong công cuộc thống nhất đất nước 1786 – 1787 mà Nguyễn Huệ là người tiêu biểu nhất thì phong trào Tây Sơn đã bị Nguyễn Nhạc phong kiến hoá, phân phong làm ba khu vực cai quản đất nước.

Mặc dù đến cuối năm 1788, Nguyễn Nhạc đã nhận ra được mầm mống thất bại của việc anh em bất hòa nên chủ động nhường ngôi cho em trai là Nguyễn Huệ lên ngôi Quang Trung hoàng đế, còn mình tự xuống làm Tây Sơn vương, nhưng có lẽ đã quá muộn...! Phía Bắc, họ Trịnh nổi dậy, Nguyễn Hữu Chỉnh làm loạn, Lê Chiêu Thống đi nước cờ sai lầm khi mời quân Thanh vào nước ta; phía Nam, Nguyễn vương cùng thân tín đánh bại Nguyễn Lữ, chiếm lại được thành Gia Định và không bao giờ để mất vào tay Tây Sơn nữa... Những sự kiện này không hoàn toàn gọi là diễn ra một cách khách quan, mà nên xem là sự tất yếu khi nội bộ chia rẽ của Nhà Tây Sơn đã gây nên những mầm mống thất bại đầu tiên! Chỉ đáng tiếc, như phần đầu bài viết đã dẫn, nếu Quang Trung không mất sớm thì có lẽ mọi chuyện đã khác!

Lịch sử việt nam, vietnamese history, ho chi minh, vo nguyên giáp general, trần hưng đạo, việt nam sử lược, trần trọng kim, lê thái tổ, nhà trần, gia long, quang trung, lê thánh tông, chiêm thành, thăng long, phan thanh giản, Tứ Phủ Xét Giả, board game, sách lịch sử việt nam

Nhưng sự khác biệt của việc Quang Trung mất sớm hay không, chỉ nên dừng lại ở việc thống nhất được nội bộ Tây Sơn và duy trì được một đội quân hùng mạnh, vì đất Bắc hà không thiếu những người hào kiệt chưa sẵn sàng quy thuận Tây Sơn hoàn toàn của cả hai phe Nhà Lê và Chúa Trịnh, đất Nam hà vẫn còn một Nguyễn Ánh mang trong mình dòng máu của Người đã khai phá xây dựng một miền Nam trù phú... Thì nếu Quang Trung không mất sớm, chưa biết điều gì sẽ xảy ra!

Đến đây, cần nói thêm rằng Nguyễn Nhạc mất năm 1793 - chỉ 01 năm sau khi Quang Trung hoàng đế đột ngột qua đời! Nhưng sự ra đi của ông lại trong uất ức khi một phần gián tiếp do chính người cháu ruột của mình là vua Cảnh Thịnh gây nên! 

Năm 1792, Quang Trung mất, Chúa Nguyễn nhân cơ hội tiến binh Bắc tiến, sau 3 tháng vây thành đã gần như sắp hạ được Quy Nhơn của Tây Sơn vương Nguyễn Nhạc. Trong tình thế đó, Nguyễn Nhạc ốm yếu không thể cầm quân nên sai con là Quang Bảo ra cự địch. Thành bị vây hãm 3 tháng. Trong tình thế nguy cấp, ông phải viết thư cầu cứu cháu. Cảnh Thịnh sai Ngô Văn Sở, Phạm Công Hưng mang quân vào cứu, quân Nguyễn Ánh phải rút lui về Phú Yên.  

Dù Nguyễn Nhạc đã sai mang vàng bạc ra khao quân Phú Xuân nhưng Công Hưng vẫn chiếm cứ thành Quy Nhơn, kê biên kho tàng của Nhạc. Thấy kho báu bao năm của mình sắp truyền cho con bị chính cháu ruột (con Nguyễn Huệ) đoạt mất, ông uất ức ho ra máu rồi chết. Nguyễn Nhạc ở ngôi tổng cộng 10 năm (1778 – 1788), xưng hiệu Thái Đức đế, sau đó tự hạ xuống làm vương, xưng là Tây Sơn vương được 5 năm (1788 – 1793). Như vậy, cái chết của Thái Đức hoàng đế cũng là Tây Sơn vương Nguyễn Nhạc là do quân Chúa Nguyễn gây ra hay do người cháu ruột của mình gây ra!? Câu chuyện buồn đó, người đời sau nhìn lại, có lẽ cũng hiểu được phần nào...!

Cuối cùng, nói rằng cuộc đời của người đứng đầu Tây Sơn tam kiệt là Nguyễn Nhạc là một đời anh hùng dở dang có lẽ cũng không sai! Ông dở dang trong giấc mộng anh hùng khi không thể vượt quá khỏi vòng suy nghĩ đương thời, chỉ bó hẹp mình trong miền Nam mà không nghĩ tới một viễn cảnh thống nhất! Ông dở dang trong giấc mộng anh hùng khi không thể thoát ra được cảnh nồi da xáo thịt, huynh đệ tương tàn! Vì có thể nhẫn nhịn người em tài hoa của mình cả đời, nhưng đến khi đứa cháu ruột thịt dứt hết tình nghĩa chiếm lấy gia sản một đời ông tạo lập, ông chỉ còn uất ức, căm phẫn mà chết nơi ông đã gầy dựng! 

Một đời anh hùng dở dang, một đời chinh chiến không trọn vẹn, một đời hào hùng buổi sớm mai rồi uất ức trôi đi trong hơi thở cuối cùng đầy nghẹn ngào, căm phẫn...!

YÊU SỬ VIỆT


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chủ đề

yeu-su-viet (357) lich-su-viet-nam-qua-cac-thoi-ky (154) su-viet-hom-nay (95) nha-nguyen (86) danh-nhan-su-viet (84) sach-lich-su (71) su-kien-su-viet (71) facebook (53) sach-su-hien-dai (48) chong-phap (46) nha-hau-le (44) chua-nguyen (38) nha-tran (36) tai-lieu-su-viet (35) bac-thuoc (33) nha-ly (32) nha-tay-son (30) vua-chua-su-viet (29) Danh mục sách lịch sử Việt Nam hay (25) dia-danh-su-viet (22) chua-trinh (21) phim-truyen (21) quang-trung (18) vo-tuong (18) cac-cuoc-noi-chien (16) Cách mạng Việt Nam (13) gia-long (13) nguyen-mong (13) phim-su-viet (13) nha-dinh (12) cong-tac-vien (11) dinh-tien-hoang (11) le-dai-hanh (11) nha-tien-le (11) dien-tich-su-viet (10) sach-luat (10) viet-su-kieu-hung (10) minh-mang (9) nguyen-anh (9) tay-son-that-ho-tuong (9) trinh-nguyen-phan-tranh (9) Chiến tranh thế giới thứ I (8) nha-ho (8) tran-hung-dao (8) khoi-nghia-lam-son (7) ly-thuong-kiet (7) mien-trung (7) ngu-ho-tuong-gia-dinh (7) nha-mac (7) an-duong-vuong (6) chiem-thanh (6) hai-ba-trung (6) ho-quy-ly (6) hung-vuong (6) le-thanh-tong (6) ly-thai-to (6) tieu-thuyet-lich-su (6) mien-bac (5) mien-nam (5) nha-tien-ly (5) cong-giao (4) gac-ma-1988 (4) hai-chien-truong-sa (4) ho-chi-minh (4) le-quy-don (4) le-thai-to (4) mac-dang-dung (4) nha-ngo (4) trung-vuong-she-kings (4) Alexandre-de-Rhodes (3) cham-pa (3) chien-tranh-bien-gioi (3) dai-nam (3) danh-tuong-su-viet (3) dao-duy-tu (3) hinh-anh-su-viet (3) hung-dao-vuong (3) huyen-tran-cong-chua (3) lịch sử việt nam qua các thời kỳ (3) nam-bac-trieu (3) vuong-quoc-co (3) xiem-la (3) chien-tranh-viet-xiem (2) dieu-tan (2) loa-thanh-ruc-lua (2) 17-2-1979 (1) Chế Thị Ngọc Hân (1) Cách mạng khoa học công nghệ (1) Cách mạng tháng 10 Nga (1) Lịch sử thế giới 1945 - 2000 (1) a-cha (1) am-che (1) binh-ngo-dai-chien (1) chiến tranh cục bộ (1) chua-tien (1) cong-chua-viet-nam (1) dai-viet-co-phong (1) hai-chien-hoang-sa (1) hùng vương (1) kieu-binh (1) mai-hac-de (1) y-van-hien (1) Đông Kinh Nghĩa Thục (1)