Ngũ hổ tướng thành Gia Định - Lê Văn Duyệt - LỊCH SỬ VIỆT NAM - YÊU SỬ VIỆT - VIETNAMESE HISTORY - HISTORY OF VIETNAM
tả quân lê văn duyệt, lăng ông bà chiểu, yêu sử việt, lịch sử việt nam qua các thời kỳ, sử việt, nhà nguyễn
YEUSUVIET - Khi đất nước phải lâm vào cảnh chiến tranh, loạn ly, ly biệt thì đó là lúc cùng quẫn nhất của quốc gia, điều mà không một người con yêu nước nào mong muốn. Nội chiến lại càng xót xa hơn cả ngàn lần, vì những người cùng dòng giống lại quay ra bắn giết lẫn nhau. Nhưng cũng chính khi đó, thời thế đã tạo nên những vị anh hùng có đủ khả năng xoay trời, chuyển đất mà dựng nên công nghiệp cho muôn dân nước nhà được hưởng nhờ. Rồi cuộc đời không khỏi những hiềm khích, tị nạnh khiến cho những danh thần, danh tướng đó sống trong thời bình còn khó hơn trong thời chiến chinh. Tuy nhiên, bản lĩnh của người anh hùng khai thiên lập địa sẽ đứng vững giữa gầm trời quốc gia này, và Tả quân Lê Văn Duyệt - một trong "Ngũ hổ tướng Gia Định", là vị anh hùng có cuộc đời như thế.


Cuộc đời ông thật đặc biệt, đặc biệt ngay chính lúc ông sinh ra đã là người đàn ông không hoàn chỉnh nhưng lại có sức khỏe hơn người, thần trí tinh anh. Ông sinh năm 1764 (1763), đến năm 17 tuổi nhờ 2 cha con ông có công cứu giá Chúa Nguyễn Ánh, nên được Chúa cho đi theo bôn tẩu. Từ đó, Lê Văn Duyệt gắn bó với Nguyễn Ánh để cùng khai dựng Vương triều Nguyễn. Ngoài ra, về cuộc đời mình, Lê Văn Duyệt là người gốc Quảng Ngãi ngày nay, cụ Nội đi vào Nam và ông được sinh ra tại vùng Tiền Giang bây giờ.

Trong cuộc nội chiến bi thương của dân tộc vào thế kỷ XVIII, XIX có thể nói Trần Quang Diệu trong "Tây Sơn thất hổ tướng" và Lê Văn Duyệt trong "Gia Định ngũ hổ tướng" là những đại anh hùng trên yên ngựa, đã nam chinh tây chiến khắp các chiến trường nhằm ra sức giữ vững cho triều đại mình được tồn tại. Nhưng giống như cách mà lịch sử đã chọn Nguyễn Ánh là người thống nhất quốc gia thì lịch sử cũng chọn Lê Văn Duyệt làm người dũng tướng đánh trận "võ công đệ nhất" của cuộc nội chiến này, làm căn bản cho sự sụp đổ toản diện của triều Tây Sơn và sự lên ngôi Hoàng đế của chúa Nguyễn Phúc Ánh, đó là trận Thị Nại năm Tân Dậu 1801.

Lê Văn Duyệt khác với Nguyễn Văn Trương hay Nguyễn Văn Nhơn, ông đúng là một hổ tướng của chiến trận thực thụ, một hổ tướng dũng mãnh trên sa trường và quyết tiến, quyết đánh chứ không bao giờ chịu lùi bước. Nhưng còn hơn thế nữa, ông còn là người biết sử dụng thời thế và mưu trí, sự quyết đoán của mình để lập nên đại công cho triều đại. Vùng trung bộ Việt Nam hiện tại, từ các chiến trường Huế, Quảng Nam, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa - vùng chiến trận ác liệt nhất, cam go nhất của cuộc nội chiến Tây Sơn - Chúa Nguyễn, không đâu thiếu bước chân của đoàn chiến tướng do ông dẫn đầu.

tả quân lê văn duyệt, lăng ông bà chiểu, yêu sử việt, lịch sử việt nam qua các thời kỳ, sử việt, nhà nguyễn

Nhắc tới Lê Văn Duyệt, chúng ta cần phải nhớ về cuộc đời ông cả trong thời chiến lẫn thời bình, và thậm chí cả sau ngày ông mất. Vì hiếm có vị hổ tướng nào trong lịch sử Việt Nam nói chung và lịch sử dân tộc qua các cuộc nội chiến từ thế kỷ XVIII đến nay có được những công trạng, sự nghiệp, sự kiện đóng góp cho dân tộc và đáng được ghi nhớ ngàn năm như ông.

Trong thời chiến, ngoài những cuộc Bắc phạt Tây Sơn tiến đánh các thành trì của vùng trung bộ, Lê Văn Duyệt chính là người đóng góp công trạng lớn nhất trong võ công trung hưng bậc nhất của nhà Nguyễn tại trận chiến Đầm Thị Nại năm 1801. Trước trận chiến ấy, quân đội Tây Sơn đã dẹp được sự bất hòa bên trong, hai hổ tướng hùng mạnh nhất của Tây Sơn lúc này là Võ Văn Dũng và Trần Quang Diệu đã cùng quyết tâm đánh hạ thành Bình Định, ngăn chặn đoàn quân Bắc tiến hùng hậu của Chúa Nguyễn tại địa phận Bình Định ngày nay. Hổ tướng Trần Quang Diệu dẫn đại binh vây hãm thành Bình Định đang do Võ Tánh và Ngô Tùng Châu trấn giữ. Còn hổ tướng Võ Văn Dũng tập trung hơn 20.000 người và 1.800 chiến thuyền tại cửa biển Thị Nại, quyết đánh chặn thủy quân Chúa Nguyễn ngay tại đây.  

Chúa Nguyễn Ánh huy động các dũng tướng Lê Văn Duyệt, Nguyễn Văn Trương, Võ Di Nguy, Tống Phước Hiệp... dùng hỏa công tiến đánh quân Tây Sơn tại đầm Thị Nại. Võ Di Nguy cầm cờ hiệu, dẫn đầu đoàn quân tiến thẳng qua dàn hỏa pháo Tây Sơn đang nhả đạn từ trên các sườn núi, quyết xông thẳng vào trận địa. Một viên pháo Tây Sơn nổ vang, Võ Di Nguy bay đầu ngay giữa chiến trận. Quân đội Chúa Nguyễn nao núng, chiến trận đã kéo dài hàng giờ mà quân lực ngày càng tiêu hao, Nguyễn Ánh đã muốn rút quân thì Lê Văn Duyệt nhảy lên ngay chiến thuyền, tay cầm cờ hiệu dõng dạc tuyên bố cùng quan quân quyết không lùi bước, thề "báo đền ơn vua chính trong đêm nay, nếu thắng thì cùng hưởng phú quý, nếu chết thì hương khói phụng thờ". Cuối cùng Đầm Thị Nại bị vỡ, 1.800 chiến thuyền Tây Sơn vĩnh viễn nằm lại dưới đáy biển sâu, chôn theo khát vọng anh hùng của Hoàng đế Quang Trung nơi cửa biển này.

Rồi khi Đầm Thị Nại dù bị công phá, nhưng thành Bình Định cũng không tài nào cứu được. Chúa Nguyễn Ánh tiếc thương, thà mất thành chứ không muốn mất binh tướng, đã có thư mật gọi Võ Tính và Ngô Tùng Châu trốn ra. Võ Tánh đưa thư lại, nói Chúa nhân đà tiến đánh Phú Xuân, chúa vẫn thương tiếc chần chừ. Lê Văn Duyệt tỏ rõ lòng quyết đoán, theo lòng Võ Tánh đã quyết hy sinh vì đại nghiệp, nên khuyên Chúa Nguyễn hãy gấp rút đánh hạ Phú Xuân thì Bình Định sẽ vỡ, Chúa đành nghe theo!

Phần Lê Văn Duyệt, những năm sau ngày quốc gia thống nhất, ông vẫn về đây làm lễ giỗ các tướng sĩ chết trận và lúc nào cũng khóc thương cho những người đã vĩnh viễn nằm lại nơi đây vì đại nghiệp của Dân tộc!

Còn trong thời bình, Lê Văn Duyệt hai lần làm Tổng trấn thành Gia Định. Ông nổi bật giữa triều đại lúc bấy giờ như một vị khai quốc công thần có công chăm lo cho đời sống nhân dân được sung túc, có chí hướng khai thương, mở cửa với các nước phương Tây và không ngăn cấm việc người dân được tự do đi theo đạo Công giáo. Chính nhờ những suy nghĩ này, Nam bộ và Gia Định từ một chiến trường đổ nát đã vụt lớn lên và trở thành một vùng đất sầm uất nhất, trù phú và giàu có nhất lúc bấy giờ. Hơn thế nữa, trong thời bình, ông cương quyết dẹp trừ bọn tham nhũng. Ngay đến cha vợ vua Minh Mạng là Huỳnh Công Lý, ông cũng nhất quyết phải tâu lên vua về tội tham lam, trái phép với quốc gia, quân dân. Về nạn tham nhũng của bọn quan lại, Tả quân Lê Văn Duyệt từng nói rằng:

tả quân lê văn duyệt, lăng ông bà chiểu, yêu sử việt, lịch sử việt nam qua các thời kỳ, sử việt, nhà nguyễn

Tuy nhiên, dù là một hổ tướng sa trường và một Quan Ông biết chăm lo cho dân chúng, nhưng Lê Văn Duyệt cũng không tránh khỏi những điều không hay khác của chính mình. Một trong số đó, là việc ông có hiềm khích với hổ tướng Nguyễn Văn Thành, chính điều này đã được nhiều nhà sử học cho rằng, Lê Văn Duyệt có vai trò nhất định trong cái chết của cha con Tiền quân. Lại thêm chuyện khác, vì bản tính Lê Văn Duyệt là võ tướng, tính khí nóng nảy, phát ngôn bộc trực không biết kiêng dè trước sau, nên khi vào ra tấu sớ với vua Minh Mạng, nhiều lần làm vua không vui. Cộng thêm việc nhập triều bất bái và ủng hộ con trai Hoàng tử Cảnh lên làm Vua, đã khiến Lê Văn Duyệt không được lòng Minh Mạng. Về sau, khi ông mất, vua Minh Mạng cho người vào hạch tội, san bằng lăng mộ, khiến con nuôi Lê Văn Khôi phải nổi dậy và Lê Văn Duyệt dù đã mất, vẫn phải chịu tước quan tước cho đến đời vua Thiệu Trị mới được phục hồi...!

So với cách kết thúc của hổ tướng Tiền quân Nguyễn Văn Thành (sẽ viết trong bài tiếp theo), thì Tả quân Lê Văn Duyệt đã có kết thúc đời chinh chiến của mình tốt đẹp hơn. Thật ra rằng, sống trong cuộc đời này mấy ai có được đức tính trọn vẹn cho vừa. Tìm hết cả dòng lịch sử dân tộc đến hôm nay, ngoại trừ Đức Thánh Trần ra, các anh hùng dựng nước và giữ nước cũng có những chuyện không hay trong cuộc đời, cuộc sống riêng tư của mình. Nhưng cái chính yếu để một vị anh hùng được đời đời nhân dân tưởng nhớ và hương khói phụng thờ, chính là công nghiệp của họ đóng góp cho non sông, cho đất nước, cho dân tộc này. Huống chi Tả quân Lê Văn Duyệt không chỉ có công giúp quốc gia thống nhất, chấm dứt nạn binh đao nội chiến suốt hơn 250 năm, mà còn có công giúp cho đời sống nhân dân sau ngày nội chiến được sung túc, ấm no, hạnh phúc. Vậy thì công chẳng đáng nhớ hơn và lớn hơn tội hay sao?

Lịch sử việt nam, vietnamese history, ho chi minh, vo nguyên giáp general, trần hưng đạo, việt nam sử lược, trần trọng kim, lê thái tổ, nhà trần, gia long, quang trung, lê thánh tông, chiêm thành, thăng long, phan thanh giản, Tứ Phủ Xét Giả
Tả quân lê văn Duyệt. Ảnh: Thanh Tran

Nhớ về vị Tả quân năm xưa, chúng ta là con cháu đời sau xin hãy nhớ về một vị hổ tướng của thành Gia Định đã cống hiến cả sự nghiệp chinh chiến của mình cho đại nghiệp thống nhất non sông và đại nghiệp ấy đã thành. Vị Tả quân đó còn hết lòng chăm lo cho dân chúng, không kể đến là người lương hay người theo Công giao, vẫn không những hết lòng coi sóc, lại còn cho dân chúng được tự do theo điều mình muốn. Bọn tham nhũng, nhũng nhiễu dân chúng, ngài cũng nhất quyết tru diệt cho bằng được để giữ yên phép nước chứ không hề nói suông. Rồi trong tư tưởng giao thương, Tả quân còn hiểu được thời thế, cho mở cửa thông thương với nước ngoài, không những tránh được nạn ngoại quốc dòm ngó, mà còn làm cho đời sống nhân dân ngày càng được sung túc hơn.

Bấy nhiêu đây là đủ để nhớ về một vị Quan Ông - một vị hổ tướng hết lòng vì dân, vì nước!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chủ đề

yeu-su-viet (359) lich-su-viet-nam-qua-cac-thoi-ky (156) su-viet-hom-nay (95) nha-nguyen (86) danh-nhan-su-viet (84) sach-lich-su (72) su-kien-su-viet (71) facebook (53) sach-su-hien-dai (49) chong-phap (46) nha-hau-le (45) chua-nguyen (38) nha-tran (36) tai-lieu-su-viet (35) bac-thuoc (33) nha-ly (32) nha-tay-son (30) vua-chua-su-viet (29) Danh mục sách lịch sử Việt Nam hay (25) dia-danh-su-viet (22) chua-trinh (21) phim-truyen (21) quang-trung (18) vo-tuong (18) cac-cuoc-noi-chien (16) Cách mạng Việt Nam (13) gia-long (13) nguyen-mong (13) phim-su-viet (13) le-dai-hanh (12) nha-dinh (12) cong-tac-vien (11) dinh-tien-hoang (11) nha-tien-le (11) dien-tich-su-viet (10) sach-luat (10) viet-su-kieu-hung (10) minh-mang (9) nguyen-anh (9) tay-son-that-ho-tuong (9) trinh-nguyen-phan-tranh (9) Chiến tranh thế giới thứ I (8) khoi-nghia-lam-son (8) nha-ho (8) tran-hung-dao (8) hung-vuong (7) ly-thuong-kiet (7) mien-trung (7) ngu-ho-tuong-gia-dinh (7) nha-mac (7) an-duong-vuong (6) chiem-thanh (6) hai-ba-trung (6) ho-quy-ly (6) le-thanh-tong (6) ly-thai-to (6) tieu-thuyet-lich-su (6) le-thai-to (5) mien-bac (5) mien-nam (5) nha-tien-ly (5) cong-giao (4) gac-ma-1988 (4) hai-chien-truong-sa (4) ho-chi-minh (4) le-quy-don (4) mac-dang-dung (4) nha-ngo (4) trung-vuong-she-kings (4) Alexandre-de-Rhodes (3) cham-pa (3) chien-tranh-bien-gioi (3) dai-nam (3) danh-tuong-su-viet (3) dao-duy-tu (3) hinh-anh-su-viet (3) hung-dao-vuong (3) huyen-tran-cong-chua (3) lịch sử việt nam qua các thời kỳ (3) nam-bac-trieu (3) vuong-quoc-co (3) xiem-la (3) chien-tranh-viet-xiem (2) dieu-tan (2) hùng vương (2) loa-thanh-ruc-lua (2) 17-2-1979 (1) Chế Thị Ngọc Hân (1) Cách mạng khoa học công nghệ (1) Cách mạng tháng 10 Nga (1) Lịch sử thế giới 1945 - 2000 (1) a-cha (1) am-che (1) binh-ngo-dai-chien (1) chiến tranh cục bộ (1) chua-tien (1) cong-chua-viet-nam (1) dai-viet-co-phong (1) hai-chien-hoang-sa (1) kieu-binh (1) mai-hac-de (1) y-van-hien (1) Đông Kinh Nghĩa Thục (1)