Võ Tánh - Tội cho dân chúng, vì Võ Tánh và Trần Quang Diệu quá ít trong những cuộc nội chiến. - LỊCH SỬ VIỆT NAM - YÊU SỬ VIỆT - VIETNAMESE HISTORY - HISTORY OF VIETNAM

Võ Tánh - Tội cho dân chúng, vì Võ Tánh và Trần Quang Diệu quá ít trong những cuộc nội chiến.

Share This
võ tánh, bình định, tây sơn, quy nhơn, nguyển ánh, quang trung, lịch sử việt nam qua các thời kỳ, yểu sử việt
YEUSUVIET.COM - Cuộc nội chiến Tây Sơn - Chúa Nguyễn thế kỷ XVIII là cuộc nội chiến kết thúc thời kỳ gần 250 năm đất nước chia cắt. Bởi thế, cuộc nội chiến này đã diễn ra, kết thúc và sự trả thù tàn bạo của bên chiến thắng. Trong số những nhân vật dũng tướng đã ghi tên mình trên bầu trời nội chiến Đại Việt thế kỷ XVIII đó, có một viên tướng mà cái chết của Ngài đã nói lên tất cả lòng trung nghĩa của một danh tướng cần phải có trong buổi chiến chinh. Đó là một trong "Gia Định tam hùng", Võ Tánh.

Võ Tánh sinh tại Biên Hòa, nay là tỉnh Đồng Nai. Ông không rõ năm sinh, chỉ biết năm 1783 do không thần phục quân Tây Sơn, nên ông đã cùng anh mình là Võ Nhàn xây dựng lực lượng tại Hóc Môn ngày nay để chiến đấu chống lại quân đội Tây Sơn. Lực lượng của ông lấy tên là Nghĩa quân Kiến Hòa (dân hay gọi là Kiến Hòa đạo). Trong khoảng thời gian trước khi đầu quân cho Chúa Nguyễn, quân đội Kiến Hòa nhiều lần giao tranh với quân Tây Sơn nhưng hầu như đều thất bại. Sau đó, Võ Tánh dời lực lượng về Gò Công cho đến năm 1785, Chúa Nguyễn Ánh từ Xiêm La về nước, biết tiếng của ông nên đã sai người đến mời ông về làm tướng cho mình. Từ đó, Võ Tánh theo Chúa Nguyễn cho đến khi tuẫn tiết năm 1801.

Khi theo chúa Nguyễn Ánh, Võ Tánh được phong chức Khâm sai Chưởng cơ Tiên phong doanh, được Chúa gả em gái mình là công chúa Ngọc Du làm vợ ông. Sử liệu Nhà Nguyễn như Đại Nam liệt truyện, Cương mục hầu như đều thống nhất khi ghi lại cuộc đời chinh chiến của ông.

Tháng 7 năm 1788, sau khi đã theo về với Nguyễn Ánh, Võ Tánh góp công lớn trong việc đánh thắng đại quân Tây Sơn do tướng Phạm Văn Tham dẫn đầu đang trấn thủ Gia Định. Việc Chúa Nguyễn lấy được thành Gia Định và đất Nam hà có một ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong việc xây dựng quân lực đương cự với quân đội Tây Sơn, và Võ Tánh đã xuất sắc góp công lớn trong chiến dịch thu phục Gia Định này.

Võ Tánh - Tội cho dân chúng, vì Võ Tánh và Trần Quang Diệu quá ít trong những cuộc nội chiến.

Năm 1793, Nguyễn Ánh tung ra một lực lượng hùng hậu gồm các tướng Võ Tánh, Võ Duy Nghi, Nguyễn Văn Trương, Nguyễn Huỳnh Đức, Philippe Vannier, Lê Văn Duyệt... nhằm đánh chiếm các thành trì tại miền Trung, với mục tiêu tiến đánh thành Hoàng Đế của vua Thái Đức Nguyễn Nhạc. Sau đó, lực lượng Phú Xuân vào giải cứu nên quân Chúa Nguyễn phải rút về.

Năm 1794, Nguyễn Ánh sai Võ Tánh trấn thủ thành Diên Khánh lần thứ hai thay cho Hoàng tử Cảnh rút về Gia Định. Cuối năm đó, một trong "Tây Sơn thất hổ tướng" là đô đốc Trần Quang Diệu kéo quân vào đánh Diên Khánh, hợp lực cùng Lê Trung cắt đứt đường tiếp viện của Võ Tánh từ Bình Thuận. Nhưng đúng lúc này, Võ Văn Dũng giả lệnh vua, triệu Trần Quang Diệu về Phú Xuân, nội bộ Tây Sơn bất hòa nên thành Diên Khánh được giữ vững.

Tháng 3 âm lịch năm 1799, Nguyễn Ánh thân cầm quân tiến đánh thành Quy Nhơn. Quân Tây Sơn trong thành quyết chiến để giữ cho bằng được và xin viện binh từ Phú Xuân. Nhưng viện binh bị chặn không đến được, lương lại ngày càng thiếu hụt, các tướng Tây Sơn giữ thành Bình Định ra hàng. Nguyễn Ánh giao Võ Tánh trấn giữ thành Bình Định. Cuối năm 1799, Trần Quang Diệu dẫn bộ binh và Vũ Văn Dũng dẫn thủy binh (đầm Thị Nại) tới vây thành Quy Nhơn.

Võ Tánh mặc dù ra sức chống cự, nhưng quân Tây Sơn xây chiến lũy quanh thành, viện binh từ xa không đến được, cộng thêm các hàng tướng Tây Sơn trước đây tìm đường về chủ cũ, dẫn đến tình trạng của Võ Tánh và quân Nguyễn ngày càng khó khăn hơn.

Ngày 27 tháng 2 năm 1801, quân Chúa Nguyễn đại thắng thủy quân Tây Sơn tại đầm Thị Nại, hơn 20.000 người và 1.800 thuyền chiến Tây Sơn bị thiêu cháy, Tư đồ Võ Văn Dũng phải gấp rút đưa quân về hội cùng Trần Quang Diệu, quân Tây Sơn lại càng quyết đánh thành Bình Định hơn nữa. Mặc dù đại thắng tại Thị Nại, nhưng quân Nguyễn không tài nào tiến đến giải vây được thành Bình Định. Chúa Nguyễn Ánh cho người lẻn vào thành, gọi Võ Tánh bí mật trốn khỏi thành nhưng ông không chấp nhận.

võ tánh, bình định, tây sơn, quy nhơn, nguyển ánh, quang trung, lịch sử việt nam qua các thời kỳ, yểu sử việt


Võ Tánh sai người mang bức huyết thư gửi Chúa Nguyễn, kêu gọi Nguyễn Ánh nhân dịp đại quân Tây Sơn đang quyết đánh Bình Định mà mang quân đánh chiếm Phú Xuân, để từ đó tạo gọng kiềm tiêu diệt chủ lực Tây Sơn đang do Trần Quang Diệu và Võ Văn Dũng thống lĩnh. Chính vì mưu kế này của Võ Tánh, tinh binh Tây Sơn tập trung toàn bộ tại Bình Định hơn 1 năm và tạo điều kiện cho Chúa Nguyễn mang quân tấn công thành Phú Xuân, đến ngày 3 tháng 5 năm 1801 thì chiếm được thành, Quang Toản phải bỏ chạy ra Bắc Hà.

Phú Xuân thất thủ, Trần Quang Diệu dẫn quân về tiếp cứu nhưng bị Lê Văn Duyệt chặn lại tại Quảng Nam. Hai đô đốc Tây Sơn càng quyết tâm hạ thành Bình Định hơn nữa. Tình thế thành Bình Định ngày càng nguy cấp, lương thực ngày càng cạn kiệt. Võ Tánh và Ngô Tùng Châu bàn nhau cùng tuẫn tiết và xin Tây Sơn tha mạng cho dân lính Nguyễn trong thành. Một bức huyết thư được soạn ra. Hiệp trấn Ngô Tùng Châu uống thuốc độc tự vẫn trước, tướng giữ thành Võ Tánh chất củi ở lầu Bát Giác rồi châm thuốc súng tự thiêu, đó là ngày 7 tháng 7 năm 1801.

Trần Quang Diệu vào thành, tiếp đọc bức huyết thư:

“Như đã nói cùng Đô đốc Võ Văn Dũng, thân làm tướng, ta không giữ được thành tất phải chết theo thành. Chỉ có một nguyện vọng sau cùng, quân sĩ trong thành vô tội, xin các ngài hãy vì đức lớn mà không làm hại, cũng như ngày trước khi chiếm được thành Quy Nhơn, quân Nguyễn đã không giết hại những binh sĩ Tây Sơn giữ thành”.

Tướng Tây Sơn đọc được bức huyết thư, cảm khái cho lòng trung nghĩa của vị đại tướng thờ khác chủ. Trần Quang Diệu sai người đắp mộ, ăn táng cho hai vị trung liệt của quân Nguyễn một cách đường hoàng, đồng thời không giết hại bất kỳ một quân dân họ Nguyễn nào.

Hiện nay, có hai lăng mộ tướng Võ Tánh tại TP. HCM, 1 điện thờ ông ở Gò Công và 1 ở Quy Nhơn, quanh năm vẫn nhang khói đều đặn. Điều đó đủ nói lên tấm lòng của nhân dân đối với vị dũng tướng đã không tiếc đời mình mà chinh chiến, đến khi tuẫn tiết vẫn hết lòng lo cho dân chúng và binh lính.

Cuộc nội chiến Tây Sơn - Chúa Nguyễn đã diễn ra vô cùng khốc liệt. Quân Tây Sơn đã từng quật mộ Liệt Thánh nhà Nguyễn thế nào thì sau khi lên ngôi, Gia Long đã trả thù tàn bạo quân Tây Sơn như thế ấy. Nhưng cũng chính lòng nhân nghĩa tướng nhà Nguyễn không giết hại hàng quân Tây Sơn như thế nào, thì tướng Tây Sơn cũng đã không giết hại hàng quân nhà Nguyễn như thế. Chiến tranh thì luôn luôn tàn khốc, nhưng chính nghĩa dân tộc thì luôn luôn sinh ra trong người tướng nhân nghĩa.

Trong thời chiến, tướng bên nào theo chúa bên nấy và lấy chính nghĩa mỗi bên làm cùng đích đời mình. Giá như cuộc chiến Tây Sơn - Chúa Nguyễn kết thúc như cách kết thúc của cuộc bao vây thành Bình Định giữa Trần Quang Diệu và Võ Tánh thì hay biết mấy. Kẻ thắng trận thì giữ được lòng đại nghĩa, người thất bại cũng giữ được lòng thanh cao, trung tín với dân, với quân, với chúa. Nhưng đáng tiếc, hầu như kẻ chiến thắng bao giờ cũng luôn cho mình quyền sinh sát, chỉ tội cho dân chúng và quân tướng không phải lúc nào cũng được theo thờ những đại anh hùng như Trần Quang Diệu hay Võ Tánh - những bậc tướng cầm quân xứng đướng là nhân-nghĩa-tướng.

Lê Khắc An

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chủ đề

yeu-su-viet (359) lich-su-viet-nam-qua-cac-thoi-ky (156) su-viet-hom-nay (95) nha-nguyen (86) danh-nhan-su-viet (84) sach-lich-su (72) su-kien-su-viet (71) facebook (53) sach-su-hien-dai (49) chong-phap (46) nha-hau-le (45) chua-nguyen (38) nha-tran (36) tai-lieu-su-viet (35) bac-thuoc (33) nha-ly (32) nha-tay-son (30) vua-chua-su-viet (29) Danh mục sách lịch sử Việt Nam hay (25) dia-danh-su-viet (22) chua-trinh (21) phim-truyen (21) quang-trung (18) vo-tuong (18) cac-cuoc-noi-chien (16) Cách mạng Việt Nam (13) gia-long (13) nguyen-mong (13) phim-su-viet (13) le-dai-hanh (12) nha-dinh (12) cong-tac-vien (11) dinh-tien-hoang (11) nha-tien-le (11) dien-tich-su-viet (10) sach-luat (10) viet-su-kieu-hung (10) minh-mang (9) nguyen-anh (9) tay-son-that-ho-tuong (9) trinh-nguyen-phan-tranh (9) Chiến tranh thế giới thứ I (8) khoi-nghia-lam-son (8) nha-ho (8) tran-hung-dao (8) hung-vuong (7) ly-thuong-kiet (7) mien-trung (7) ngu-ho-tuong-gia-dinh (7) nha-mac (7) an-duong-vuong (6) chiem-thanh (6) hai-ba-trung (6) ho-quy-ly (6) le-thanh-tong (6) ly-thai-to (6) tieu-thuyet-lich-su (6) le-thai-to (5) mien-bac (5) mien-nam (5) nha-tien-ly (5) cong-giao (4) gac-ma-1988 (4) hai-chien-truong-sa (4) ho-chi-minh (4) le-quy-don (4) mac-dang-dung (4) nha-ngo (4) trung-vuong-she-kings (4) Alexandre-de-Rhodes (3) cham-pa (3) chien-tranh-bien-gioi (3) dai-nam (3) danh-tuong-su-viet (3) dao-duy-tu (3) hinh-anh-su-viet (3) hung-dao-vuong (3) huyen-tran-cong-chua (3) lịch sử việt nam qua các thời kỳ (3) nam-bac-trieu (3) vuong-quoc-co (3) xiem-la (3) chien-tranh-viet-xiem (2) dieu-tan (2) hùng vương (2) loa-thanh-ruc-lua (2) 17-2-1979 (1) Chế Thị Ngọc Hân (1) Cách mạng khoa học công nghệ (1) Cách mạng tháng 10 Nga (1) Lịch sử thế giới 1945 - 2000 (1) a-cha (1) am-che (1) binh-ngo-dai-chien (1) chiến tranh cục bộ (1) chua-tien (1) cong-chua-viet-nam (1) dai-viet-co-phong (1) hai-chien-hoang-sa (1) kieu-binh (1) mai-hac-de (1) y-van-hien (1) Đông Kinh Nghĩa Thục (1)