HƯNG ĐẠO VƯƠNG - (Tiểu thuyết) Phan Kế Bính 1912 - LỊCH SỬ VIỆT NAM - YÊU SỬ VIỆT - VIETNAMESE HISTORY - HISTORY OF VIETNAM
YEUSUVIET.COM - Triều đại Nhà Trần là triều đại đã đưa dánh tiếng nước Đại Việt vươn đến bản đồ chính trị - quân sự thế giới bằng kỳ tích 3 lần đánh quân Mông - Nguyên - đội quân hùng mạnh nhất thế giới lúc bấy giờ. Khí thế và sức mạnh hào hùng của vương triều Trần được người đời sau xưng tụng và dựng lên nhiều tác phẩm văn học để ca tụng hào khí đó - Hào khí Đông A.
Tác phẩm "Hưng Đạo Vương" của Liên Hồ Tử Phan Kế Bính có thể xem là một trong những trước tác tiểu thuyết kinh điển nói về cuộc kháng chiến thần thánh này. Và đặc biệt hơn, như chính tên tác phẩm này đã nói - hình ảnh Đức Thánh Trần - Hưng Đạo Vương Trần Hưng Đạo được khắc họa rõ nét với đầy đủ lòng nhân nghĩa, trí tín của một Đại Anh hùng trong cuộc kháng chiến thần thánh và cả lịch sử dân tộc.

Trong tác phẩm được Đông A Books in lại theo bản in năm 1935 của Đông Kinh ấn quán này, cuộc kháng chiến chống Nguyên - Mông không chỉ hiện lên đơn thuần bằng cách tường thuật chiến sự từ khi chuẩn bị đến khi kết thúc. Mà thay vào đó, tác giả Phan Kế Bính dựa trên những huyền tích, sự kiện lịch sử và tâm lý các nhân vật để xây dựng trước mắt người đọc một câu chuyện dài, ly kỳ, hồi hộp và hấp dẫn xoay quanh những Hưng Đạo Vương, Phạm Ngũ Lão, Dã Tượng, A Bát Xích, Phàn Tiếp, Ô Mã Nhi...

Ai cũng biết Hưng Đạo Vương tin yêu các gia nô như thế nào và Phạm Ngũ Lão là tì tướng dũng mãnh như thế nào dưới trướng Ngài! Nhưng với "Hưng Đạo Vương", chúng ta sẽ nhìn thấy không khí hào hùng, uy tráng, tinh kỳ rợp trời, thuyền bè kín sông nhưng đậm tình cha con, cá nước giữa thao trường Vạn Kiếp. Nơi Phạm Ngũ Lão cùng "Ngũ hổ" Yết Kiêu - Dã Tượng - Địa Lô - Cao Mang - Đại Hành thi tài bắn cũng, cưỡi ngựa, đấu thương giữa tiếng hò reo phấn khích của binh sĩ. Có kẻ thắng người thua, nhưng chính khí càng tăng, tinh thần Sát Thát càng hăng tiến.

Và chúng ta sẽ nhìn thấy nhẹ nhàng câu chuyện "trai anh hùng - gái thuyền quyên" khi cuộc chiến chống Nguyên - Mông lần hai kết thúc. Nàng Nguyên quận chúa - con gái Hưng Đạo Vương, trong những ngày trèo non lội bể luôn nhung nhớ trong lòng hình ảnh người nam nhi Ngũ Lão vẫn luôn được phụ thân mình nhắc đến mà chưa một lần hạnh ngộ. Chàng Ngũ Lão đã thôi ngày chiến trận, thì ngày đêm thương nhớ, chờ mong một ngày Vương mở lời hỏi chuyện cưới xin. Để đến ngày Vương cất lời thăm hỏi chuyện ý trung nhân, tiếng trận sao bằng nhịp tim đập, lửa giặc to sao bằng lửa nhớ nhung nơi chàng chiến tướng. Phạm tướng quân cùng Nguyên quận chúa kết tóc se duyên như câu chuyện định duyên từ ngàn kiếp ấy sẽ được tác giả diễn tả thật đẹp, thật sâu lắng và... nên thơ.


Rồi những trận chiến, những màn múa đao, thách đấu giữa các tướng bên Nam và Nguyên - Mông hiện lên không thua kém gì những trận chiến tiểu thuyết hóa của Trung Hoa.

Tác giả Phan Kế Bính khắc khoải một nỗi niềm mong sao cho người Việt biết sử Việt, đừng lấy chuyện nước mình mà dẫn đâu bên tận nước Tàu xa xôi. Ngày xưa không có điều kiện, xung quanh chỉ có "thiên triều" là lớn nên không tránh khỏi trích cú tầm chương Trung Hoa. Nhưng này thời đại mới, thanh niên nước nhà đã khác, một vị trí nhỏ trong nhà mà mở tầm mắt khắp địa cầu thì sao không dùng đó mà cất chuyện Tàu vào góc bếp, nhắc nhớ chuyện nước nhà cho vững lòng tự tôn dân tộc.

Quan Vân Trường xấc xược kiêu căng chỉ biết mình mà không biết người. Một Kinh Châu đầu thế mà còn giữ không xong thì nói gì lòng trung nghĩa chẳng khác gì ngu trung của Nho giáo. Còn Hưng Đạo Vương một lòng giúp nước thờ vừa, vì dòng tộc bỏ hẳn lời cha trăn trối, cả một đời nhân nghĩa, tín trí mà dân tộc được thái bình, nhân dân được no ấm.

Xét ra so sánh thì khập khiễng. Nhưng cả 2 vị đều được người đời sau thờ là Thánh. Vậy xét rõ sự việc như trên, người Việt phải thờ Đức Thánh Trần là đúng lẽ phải mà còn đúng cả đạo lý luân thường nữa.


Để mua sách "Hưng Đạo Vương" bạn vui lòng click vào đây hoặc chọn mua sách "Hưng Đạo Vương".

YÊU SỬ VIỆT

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chủ đề

yeu-su-viet (359) lich-su-viet-nam-qua-cac-thoi-ky (156) su-viet-hom-nay (95) nha-nguyen (86) danh-nhan-su-viet (84) sach-lich-su (72) su-kien-su-viet (71) facebook (53) sach-su-hien-dai (49) chong-phap (46) nha-hau-le (45) chua-nguyen (38) nha-tran (36) tai-lieu-su-viet (35) bac-thuoc (33) nha-ly (32) nha-tay-son (30) vua-chua-su-viet (29) Danh mục sách lịch sử Việt Nam hay (25) dia-danh-su-viet (22) chua-trinh (21) phim-truyen (21) quang-trung (18) vo-tuong (18) cac-cuoc-noi-chien (16) Cách mạng Việt Nam (13) gia-long (13) nguyen-mong (13) phim-su-viet (13) le-dai-hanh (12) nha-dinh (12) cong-tac-vien (11) dinh-tien-hoang (11) nha-tien-le (11) dien-tich-su-viet (10) sach-luat (10) viet-su-kieu-hung (10) minh-mang (9) nguyen-anh (9) tay-son-that-ho-tuong (9) trinh-nguyen-phan-tranh (9) Chiến tranh thế giới thứ I (8) khoi-nghia-lam-son (8) nha-ho (8) tran-hung-dao (8) hung-vuong (7) ly-thuong-kiet (7) mien-trung (7) ngu-ho-tuong-gia-dinh (7) nha-mac (7) an-duong-vuong (6) chiem-thanh (6) hai-ba-trung (6) ho-quy-ly (6) le-thanh-tong (6) ly-thai-to (6) tieu-thuyet-lich-su (6) le-thai-to (5) mien-bac (5) mien-nam (5) nha-tien-ly (5) cong-giao (4) gac-ma-1988 (4) hai-chien-truong-sa (4) ho-chi-minh (4) le-quy-don (4) mac-dang-dung (4) nha-ngo (4) trung-vuong-she-kings (4) Alexandre-de-Rhodes (3) cham-pa (3) chien-tranh-bien-gioi (3) dai-nam (3) danh-tuong-su-viet (3) dao-duy-tu (3) hinh-anh-su-viet (3) hung-dao-vuong (3) huyen-tran-cong-chua (3) lịch sử việt nam qua các thời kỳ (3) nam-bac-trieu (3) vuong-quoc-co (3) xiem-la (3) chien-tranh-viet-xiem (2) dieu-tan (2) hùng vương (2) loa-thanh-ruc-lua (2) 17-2-1979 (1) Chế Thị Ngọc Hân (1) Cách mạng khoa học công nghệ (1) Cách mạng tháng 10 Nga (1) Lịch sử thế giới 1945 - 2000 (1) a-cha (1) am-che (1) binh-ngo-dai-chien (1) chiến tranh cục bộ (1) chua-tien (1) cong-chua-viet-nam (1) dai-viet-co-phong (1) hai-chien-hoang-sa (1) kieu-binh (1) mai-hac-de (1) y-van-hien (1) Đông Kinh Nghĩa Thục (1)