Ỷ Lan nguyên phi - Chuyện về "Cô Tấm" Ỷ Lan thời Nhà Lý. - LỊCH SỬ VIỆT NAM - YÊU SỬ VIỆT - VIETNAMESE HISTORY - HISTORY OF VIETNAM

Ỷ Lan nguyên phi - Chuyện về "Cô Tấm" Ỷ Lan thời Nhà Lý.

Share This
Lịch sử việt nam, vietnamese history, ho chi minh, vo nguyên giáp general, trần hưng đạo, việt nam sử lược, trần trọng kim, lê thái tổ, nhà trần, gia long, quang trung, lê thánh tông, chiêm thành, thăng long, phan thanh giản, Tứ Phủ Xét Giả

YEUSUVIET - Nhân dân ta từ xưa đến nay ai cũng biết câu chuyện cổ tích “Tấm Cám” với cô Tấm thảo hiền, chăm chỉ, chịu thương chịu khó nhưng luôn bị mẹ con dì ghẻ ghen ghét, hành hạ. Một nàng Tấm dù cuộc sống có khó khăn, vất vả thế nào vẫn xinh đẹp, vẫn vượt qua mọi gian truân để có một kết thúc có hậu, nàng đã gặp hoàng tử và có một cuộc sống hạnh phúc. 

Bài liên quan

Thế bạn có biết rằng, câu chuyện về nàng Tấm xinh đẹp, dịu hiền ấy là một câu chuyện có thật trong lịch sử không?  

Đó là câu chuyện về nàng cung phi Ỷ Lan ở thời nhà Lý trong lịch sử Việt Nam, được nhân dân Thuận Thành (Bắc Ninh) lập đền thờ ở nhiều nơi, nàng được ví như bà Tấm trong câu chuyện cổ tích mà từ lúc bé mỗi chúng ta được đọc hàng ngày. 

Tương truyền Ỷ Lan tên thật là Lê Thị Yến, quê ở làng Thổ Lỗi, sau đổi thành Siêu Loại (thuộc Thuận Thành, Bắc Ninh), nay là Gia Lâm, Hà Nội. Sinh ra trong một gia đình nghèo, mồ côi mẹ từ lúc 12 tuổi, cha lại có vợ kế nên thân phận nàng chịu nhiều cực khổ, thế nhưng Ỷ Lan vẫn rất nổi tiếng xinh đẹp, dịu hiền và chăm chỉ của vùng đất Siêu Loại ngày đó. Có lẽ vì vậy mà  nhân dân vùng Thuận Thành đã gọi nàng là nàng Tấm giống như trong câu chuyện cổ tích. 

Lại nói về triều đại nhà Lý (thế kỉ XI) lúc bấy giờ do vua Lý Thánh Tông đứng đầu đã ngoài 40 tuổi nhưng vẫn chưa có con trai nối dõi, vua nhiều lần đi cầu tự các nơi nhưng vẫn chưa được như ý nguyện. Năm ấy (theo lịch sử là vào khoảng năm 1063), vua cùng triều đình đi cầu tự ở chùa Dâu (một ngôi chùa nổi tiếng ở phía Bắc thuộc vùng Bắc Ninh), cờ dong trống mở, tiền hô hậu ủng, nhân dân khắp vùng đều phải ra cuối lạy hai bên đường để đón vua.  

Vậy mà, xa xa có cô gái vẫn dửng dưng không quan tâm đến việc có vua đi qua, cô vẫn mãi vừa hái dâu vừa hát. Vua Lý Thánh Tông nhìn từ xa cảm thấy vừa lạ vừa có ý bực mình nên cho gọi đến trước cỗ xe để hỏi tội! Trước mặt vua, cô gái nghèo vẫn ung dung, quỳ xuống thưa đáp:  

- Thiếp là con nhà nghèo, làm việc đầu tắt mặt tối, phụng dưỡng cha mẹ không có thì giờ đi xem hội, vậy thì đâu dám mong đến việc nhìn thấy mặt rồng? 

Thấy cô gái hái dâu xinh đẹp, đối đáp trôi chảy, thông minh nên vua quyết định truyền về kinh, vua cho xây cung điện riêng, gọi là cung Ỷ Lan và cô gái ấy cũng được gọi là cung phi Ỷ Lan. Cái tên Ỷ Lan cung phi cũng có từ đó để chỉ cho buổi đầu gặp gỡ cô gái đứng tựa dưới gốc lan. Số phận phúc phần, được ít lâu sau nàng đã sinh được con trai, vua phong làm nguyên phi, lịch sử gọi là Nguyên phi Ỷ Lan, con trai trở thành Thái tử, nối ngôi báu (sau này là vua Lý Nhân Tông). 

Khác với những người phụ nữ khác chỉ thích chăm chút sắc đẹp thì nàng Ỷ Lan lại giành thời gian để học tập, nàng chăm chỉ đọc sách, kiến thức ngày càng uyên thâm, am hiểu nhiều về chính trị, được vua yêu quý, triều thần nể phục. Nàng cũng đã nhiều lần giúp vua Lý Thánh Tông trong việc trị nước. Chuyện kể rằng năm 1069, vua cùng với Lý Thường Kiệt (một nhân vật kiệt xuất dưới triều Lý) đi đánh Chiêm Thành ở phương Nam, vua giao cho nàng Ỷ Lan quyền trị nước. Dưới sự quản lí của Ỷ Lan, đất nước yên bình, nhân dân hòa hợp, nhà nhà vui vẻ. 

Lại nói về vua, sau khi cất quân đi đánh giặc Chiêm Thành không thắng, nản chí quay trở về, nửa đường nghe nhân dân khen Ỷ Lan trị nước giỏi, vua cảm thấy hổ thẹn mà than rằng: 
“Kẻ kia là đàn bà, còn giỏi như vậy. Ta là đàn ông, há lại vụng về sao?”. 
Nói xong, vua Lý Thánh Tông sai chấn chỉnh lại quân ngũ, củng cố quân đội, đánh thẳng vào thủ phủ Chiêm Thành, giành được thắng lợi. Như vậy có thể thấy Nguyên phi Ỷ Lan bằng học vấn của mình đã có ảnh hưởng ít nhiều đến vua, đến lịch sử dân tộc dưới triều đại nhà Lý.  

Lịch sử việt nam, vietnamese history, ho chi minh, vo nguyên giáp general, trần hưng đạo, việt nam sử lược, trần trọng kim, lê thái tổ, nhà trần, gia long, quang trung, lê thánh tông, chiêm thành, thăng long, phan thanh giản, Tứ Phủ Xét Giả

Cũng nhờ vào sự uyên thâm kiến thức của mình nên khi vua Lý Thánh Tông qua đời, vua Lý Nhân Tông lên nối ngôi còn nhỏ tuổi, Ỷ Lan đã trở thành Hoàng Thái hậu nhiếp chính giúp vua quản lí đất nước lúc khó khăn. Mặc dù nắm quyền lực trong tay nhưng bà không cậy quyền, càng không hề nao núng, lo sợ, bà đã cùng với những vị tướng giỏi như Lý Thường Kiệt, Lý Đạo Thành vững tay chèo chống, ra sức phát triển đất nước, thực hiện các biện pháp an dân, thi hành nhiều chính sách tiến bộ, thúc đẩy phát triển kinh tế. Chính vì lẽ đó, đất nước dưới thời kì nhiếp chính của Thái hậu Ỷ Lan ngày càng thịnh trị, vận nước và sức dân mạnh lên. Đó cũng là một trong những nguyên nhân làm nên thắng lợi vẻ vang của dân tộc khi đánh thắng giặc Tống xâm lược (1075 - 1077), giữ yên bề cõi đất nước, làm cho kẻ thù phương Bắc phải nể sợ.  

Tuy nhiên, trong cuộc đời sự nghiệp ấy cũng đã một lần mắc sai lầm. Vì quyền làm mẹ, vì quyền nhiếp chính với đứa con trai ruột của mình, bà đã tranh giành quyền lực với Hoàng Thái hậu Thượng Dương. Trong sự tranh giành ấy, Thái hậu Ỷ Lan đã thắng và bắt giam Thái hậu Thượng Dương cùng 72 cung nữ nhốt vào lãnh cung cho đến chết. Chính cái thắng ấy đã mang lại quyền lực tối thượng cho Ỷ Lan nhưng cũng là sự day dứt, ân hận khôn nguôi cho đến hết cuộc đời, nó cũng là bằng chứng để lịch sử kể tội bà nhiều hơn, một số người đã quên hết những công trạng mà bà đóng góp cho dân tộc, cho triều đại nhà Lý trước đó. Thật đáng tiếc biết bao! 

Nhưng dù lịch sử có nhìn nhận ở gốc độ nào đi chăng nữa, mỗi chúng ta cũng đều không thể phủ nhận vai trò to lớn của Thái hậu Ỷ Lan đối với dân tộc Việt, bà đại diện cho những người phụ nữ Việt Nam vừa xinh đẹp lại giỏi giang về mọi mặt, sẵn sàng chấp nhận vượt qua mọi khó khăn để khẳng định vị trí của mình, đặc biệt là vượt qua được tư tưởng “trọng nam khinh nữ” trong chế độ phong kiến, bà đã làm nên giai thoại lịch sử của chính cuộc đời mình. Đó là câu chuyện cô Tấm Ỷ Lan của thời nhà Lý và cũng là câu chuyện cô Tấm có thật của lịch sử dân tộc Việt Nam...

Trần Kiều Oanh (CTV )
Bạn đọc có đam mê và tình yêu với Sử Việt, có thể viết bài và cộng tác cùng YÊU SỬ VIỆT, chi tiết vui lòng xem tại đây - http://www.yeusuviet.com/2017/01/cong-tac-vien-yeu-su-viet.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chủ đề

yeu-su-viet (370) lich-su-viet-nam-qua-cac-thoi-ky (162) su-viet-hom-nay (101) nha-nguyen (86) danh-nhan-su-viet (85) su-kien-su-viet (77) sach-lich-su (73) facebook (53) sach-su-hien-dai (51) chong-phap (47) nha-hau-le (45) chua-nguyen (38) nha-tran (36) tai-lieu-su-viet (35) bac-thuoc (33) nha-ly (32) nha-tay-son (30) vua-chua-su-viet (30) Danh mục sách lịch sử Việt Nam hay (28) dia-danh-su-viet (23) chua-trinh (21) phim-truyen (21) quang-trung (18) vo-tuong (18) cac-cuoc-noi-chien (16) Cách mạng Việt Nam (13) gia-long (13) nguyen-mong (13) phim-su-viet (13) le-dai-hanh (12) nha-dinh (12) cong-tac-vien (11) dinh-tien-hoang (11) nha-tien-le (11) dien-tich-su-viet (10) sach-luat (10) viet-su-kieu-hung (10) minh-mang (9) nguyen-anh (9) tay-son-that-ho-tuong (9) trinh-nguyen-phan-tranh (9) Chiến tranh thế giới thứ I (8) khoi-nghia-lam-son (8) nha-ho (8) tran-hung-dao (8) hung-vuong (7) ly-thuong-kiet (7) mien-trung (7) ngu-ho-tuong-gia-dinh (7) nha-mac (7) an-duong-vuong (6) chiem-thanh (6) hai-ba-trung (6) ho-quy-ly (6) le-thanh-tong (6) ly-thai-to (6) tieu-thuyet-lich-su (6) cong-giao (5) ho-chi-minh (5) le-thai-to (5) mien-bac (5) mien-nam (5) nha-tien-ly (5) gac-ma-1988 (4) hai-chien-truong-sa (4) le-quy-don (4) mac-dang-dung (4) nha-ngo (4) trung-vuong-she-kings (4) Alexandre-de-Rhodes (3) cham-pa (3) chien-tranh-bien-gioi (3) dai-nam (3) danh-tuong-su-viet (3) dao-duy-tu (3) hinh-anh-su-viet (3) hung-dao-vuong (3) huyen-tran-cong-chua (3) lịch sử việt nam qua các thời kỳ (3) nam-bac-trieu (3) vuong-quoc-co (3) xiem-la (3) chien-tranh-viet-xiem (2) dieu-tan (2) hùng vương (2) loa-thanh-ruc-lua (2) 17-2-1979 (1) Chế Thị Ngọc Hân (1) Cách mạng khoa học công nghệ (1) Cách mạng tháng 10 Nga (1) Lịch sử thế giới 1945 - 2000 (1) a-cha (1) am-che (1) binh-ngo-dai-chien (1) chiến tranh cục bộ (1) chua-tien (1) cong-chua-viet-nam (1) dai-viet-co-phong (1) hai-chien-hoang-sa (1) kieu-binh (1) mai-hac-de (1) y-van-hien (1) Đông Kinh Nghĩa Thục (1)