Cù Lao Phố, Biên Hòa, Đồng Nai - Bao giờ trở lại huyền thoại xưa!? - LỊCH SỬ VIỆT NAM - YÊU SỬ VIỆT - VIETNAMESE HISTORY - HISTORY OF VIETNAM

Cù Lao Phố, Biên Hòa, Đồng Nai - Bao giờ trở lại huyền thoại xưa!?

Share This
thong suat nguyen huu canh

YEUSUVIET.COM - Trên con đường phát triển của lịch sử Việt Nam, khi miền Nam bước những bước đầu thành hình, người Minh từ Trung Hoa chạy nạn Mãn Thanh đã có những đóng góp nhất định cho sự hưng thịnh, trù phú của vùng đất này. Một trong số đó, và nổi tiếng nhất là Cù Lao Phố (Biên Hòa, Đồng Nai) - địa danh làm minh chứng rõ ràng nhất cho một miền Nam sơ khởi, nhưng nay đã lùi sâu về quá khứ, phủ lên mình lớp bụi thời gian và khoác riêng một chiếc áo rêu xanh, cổ kính. Nhắc đến Cù Lao Phố, chúng ta sẽ còn phải tiếc nuối hoài về một thương cảng từng mang tầm vóc quốc tế...!
Năm 1662, Hoàng đế Vĩnh Lịch - Hoàng đế cuối cùng của triều Nam Minh, bị bắt ở Miến Điện, sau đó giải về hành quyết ở Vân Nam. Nhà Minh của người Hán sụp đổ, triều Mãn Thanh của tộc Ái-tân-giác-la chính thức cai trị toàn bộ Trung Hoa. Năm 1679, Long Môn tổng binh Dương Ngạn Địch và Tổng binh ba châu Cao-Lôi-Liêm Trần Thượng Xuyên của nhà Minh vì không chấp nhận sự cai trị của người Mãn Châu, nên quyết định cùng toàn bộ thuộc hạ với hơn 3000 quân, 50 chiến thuyền xuôi về phương Nam, xin tá túc ở Đàng Trong, thuộc sự cai trị của các Chúa Nguyễn, Đại Việt.

Sách Đại Nam thực lục đã chép lại sự kiện này, đại ý nói phong tục khác nhau, khó bề cai trị nhưng cảnh bồ thần thì thật đáng thương, không nỡ đuổi đi nên quyết định cho họ tá túc. Vì thế, Tổng binh Trần Thượng Xuyên được dẫn quân về Bàn Lân (sau đổi thành Tân Lân, nay thuộc Biên Hòa) để định cư. Vốn là người giỏi việc giao thương, lại có tầm nhìn xa trông rộng trong việc phát triển thương nghiệp, Trần tổng binh nhìn thấy ở vùng Cù Lao Phố (nay là xã Hiệp Hòa, TP. Biên Hòa, Đồng Nai) là vùng cù lao trên sông, nhưng nước sâu, sông rộng lại có địa thế thủy bộ lên xuống và thông ra biển rất thuận lợi. Ông quyết định dời về đây và được Chúa Nguyễn Phúc Tần chấp thuận.

cù lao phố

Từ đó, Cù Lao Phố được hình thành và dần dần trở thành một thương cảng sầm uất, tập nập tàu bè lớn bé đến giao thương, buôn bán. Nhiều ngành thương nghiệp bắt đầu phát triển như dệt, chạm khắc gỗ, đóng tàu, làm pháo, đồ gốm... Tàu đến bán hàng chỉ cần đến kê khai và giới thiệu với các hiệu buôn rồi giao dịch. Ngược lại, tàu đi chỉ cần báo trước món hàng muốn mua rồi các chủ hiệu buôn chuẩn bị sẵn cho đến lúc tàu khởi hành. Vùng đất lại có khí hậu ôn hòa, cây cối xanh tươi rợp mát bóng trời, xung quanh là dòng sông uốn mình thơ mộng, người dân chân chất, thật thà và dễ mến. Bởi thế nên khách và chủ chỉ việc rong chơi, đàn hát, thưởng ngoạn mà chẳng phải lo lắng việc buôn bán có gì khó khăn.


Nhưng chưa đến 100 năm, Cù Lao Phố đã vội bắt đầu những ngày suy tàn của mình.

Năm 1747, một nhóm thương khách người Phúc Kiến, Trung Hoa nổi loạn, giết quan trấn thủ, âm mưu muốn làm chủ riêng vùng đất này. Tuy sau bị tiêu diệt, nhưng vùng đất cũng bị thiệt hại nặng nề, cho đến lần thứ hai.

Năm 1776 và 1777 quân Tây Sơn vì thấy người Hoa ở Cù Lao Phố ủng hộ chúa Nguyễn Phúc Ánh, nên cho quân đến tàn phố toàn bộ vùng đất này. Tài sản, vật dung, đất đá quý đều lấy mang về Quy Nhơn. Vì thế, một bộ phận lớn người dân phải chạy nạn về vùng Chợ Lớn (khu vực Quận 5, TP. HCM bây giờ) và chuẩn bị xây dựng một trung tâm giao thương mới. Cù Lao Phố dần suy tàn cho đến ngày hôm nay.

Mặc dù đã và đang có nhiều dự án nhằm phát triển vùng đất hiền hòa này, nhưng ngày để Cù Lao Phố trở lại vị thế sầm uất của mình xưa kia chắc hẳn vẫn còn là một ngày xa xăm lắm.

Khi đến thăm Cù Lao Phố, chúng ta đã có thể đi qua bằng đường bộ với cầu An Hảo, cầu Bửu Hòa và cầu Hiệp Hòa nối đất liền với cù lao. Vùng đất sầm uất năm nào giở chỉ còn giữ lại cho riêng mình nét hoang sơ của cảnh vật thiên nhiên và nét cổ kính của những mái nhà, đình chùa mang đậm chất phương Nam. Bạn hãy đến và đốt nén hương cho vị Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh đã đặt những nền móng mở cõi phương Nam đầu tiên cho vùng Đồng Nai và Sài Gòn. Nhưng cũng đừng quên đốt nén hương cho vị Tổng binh bồ thần Trần Thượng Xuyên năm xưa đã vì thời thế mà phải lưu vong nhưng đã tận kiệt đời mình mà xây dựng một Cù Lao Phố giàu có trong dòng lịch sử.

Đến thăm Cù Lao Phố, để cùng nhắc nhau nhớ về một thời hồng hoang cho ông ta đi mở cõi và những câu chuyện dài, sâu ai, bi thương của lịch sử... nội chiến quốc gia!


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chủ đề

yeu-su-viet (359) lich-su-viet-nam-qua-cac-thoi-ky (156) su-viet-hom-nay (95) nha-nguyen (86) danh-nhan-su-viet (84) sach-lich-su (72) su-kien-su-viet (71) facebook (53) sach-su-hien-dai (49) chong-phap (46) nha-hau-le (45) chua-nguyen (38) nha-tran (36) tai-lieu-su-viet (35) bac-thuoc (33) nha-ly (32) nha-tay-son (30) vua-chua-su-viet (29) Danh mục sách lịch sử Việt Nam hay (25) dia-danh-su-viet (22) chua-trinh (21) phim-truyen (21) quang-trung (18) vo-tuong (18) cac-cuoc-noi-chien (16) Cách mạng Việt Nam (13) gia-long (13) nguyen-mong (13) phim-su-viet (13) le-dai-hanh (12) nha-dinh (12) cong-tac-vien (11) dinh-tien-hoang (11) nha-tien-le (11) dien-tich-su-viet (10) sach-luat (10) viet-su-kieu-hung (10) minh-mang (9) nguyen-anh (9) tay-son-that-ho-tuong (9) trinh-nguyen-phan-tranh (9) Chiến tranh thế giới thứ I (8) khoi-nghia-lam-son (8) nha-ho (8) tran-hung-dao (8) hung-vuong (7) ly-thuong-kiet (7) mien-trung (7) ngu-ho-tuong-gia-dinh (7) nha-mac (7) an-duong-vuong (6) chiem-thanh (6) hai-ba-trung (6) ho-quy-ly (6) le-thanh-tong (6) ly-thai-to (6) tieu-thuyet-lich-su (6) le-thai-to (5) mien-bac (5) mien-nam (5) nha-tien-ly (5) cong-giao (4) gac-ma-1988 (4) hai-chien-truong-sa (4) ho-chi-minh (4) le-quy-don (4) mac-dang-dung (4) nha-ngo (4) trung-vuong-she-kings (4) Alexandre-de-Rhodes (3) cham-pa (3) chien-tranh-bien-gioi (3) dai-nam (3) danh-tuong-su-viet (3) dao-duy-tu (3) hinh-anh-su-viet (3) hung-dao-vuong (3) huyen-tran-cong-chua (3) lịch sử việt nam qua các thời kỳ (3) nam-bac-trieu (3) vuong-quoc-co (3) xiem-la (3) chien-tranh-viet-xiem (2) dieu-tan (2) hùng vương (2) loa-thanh-ruc-lua (2) 17-2-1979 (1) Chế Thị Ngọc Hân (1) Cách mạng khoa học công nghệ (1) Cách mạng tháng 10 Nga (1) Lịch sử thế giới 1945 - 2000 (1) a-cha (1) am-che (1) binh-ngo-dai-chien (1) chiến tranh cục bộ (1) chua-tien (1) cong-chua-viet-nam (1) dai-viet-co-phong (1) hai-chien-hoang-sa (1) kieu-binh (1) mai-hac-de (1) y-van-hien (1) Đông Kinh Nghĩa Thục (1)