Đền vua Pô Nít, Bình Thuận - Vị vua thương dân và bài học vương triều diệt vong vì cầu cứu ngoại bang. - LỊCH SỬ VIỆT NAM - YÊU SỬ VIỆT - VIETNAMESE HISTORY - HISTORY OF VIETNAM

Đền vua Pô Nít, Bình Thuận - Vị vua thương dân và bài học vương triều diệt vong vì cầu cứu ngoại bang.

Share This
lịch sử việt nam qua các thời kỳ, chăm pa, yêu sử việt, chúa nguyễn

YEUSUVIET.COM - Việt Nam là một dân tộc quật cường. Người Việt Nam luôn tự hào về truyền thống chống giặc ngoại xâm để giữ vững nền độc lập, tự chủ và lãnh thổ quốc gia như hôm nay. Nhưng trên hành trình mấy ngàn năm đó, từ khi dựng nước, giữ nước và mở nước, lịch sử Việt Nam đã xen kẽ nhiều biến động mang tính bước ngoặt mà ít nhiều đã bị lu mờ trong những dòng lịch sử do các triều đại cầm quyền viết ra và cho mình là chính sử. Một trong số những mảng lịch sử bị lu mờ đó hiện đang nằm tại Đền thờ vua Pô Nít ở thôn Bình Hiếu, xã Phan Hiệp, huyện Bắc Bình Thuận, tỉnh Bình Thuận...! Đền thờ vua Pô Nít - đền thờ một vị vua Chăm-pa yêu dân như con, hết lòng chăm lo cho dân chúng!
Chăm-pa là tên gọi chỉ một sắc tộc, lập quốc vào năm 192 dưới tên gọi Lâm Ấp và chính thức giải thể năm 1832 dưới triều Hoàng đế Minh Mạng, Đại Nam bằng tên Thuận Thành trấn. Nhớ một chút về lịch sử Chăm-pa, vương quốc này xuất hiện lần đầu tiên trong lịch sử bằng tên gọi Hồ Tôn Tinh trong "Lĩnh Nam chích quái", sau đó là các tên gọi huyện Tượng Lâm (nay là Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và có thể cả Phú Yên), Lâm Ấp, Hoàn Vương, Chiêm Thành, Panduranga và Thuận Thành trấn. Mặc dù đã kết thúc một vai trò riêng biệt của mình, nhưng Chăm-pa vẫn có một vị trí riêng trong dòng lịch sử Việt Nam và hình ảnh những vị vua Chăm hào hùng, thương dân đáng tự hào không chỉ của riêng người Chăm mà còn là của cả Việt Nam hôm nay.

Trở lại với vị vua Pô Nít, không có nhiều sử liệu nói về Ngài, hay phải nói là rất hiếm. Thông tin về vị vua được thờ tự tại Bình Thuận chỉ vỏn vẹn một hai bài viết lặp đi lặp lại bấy nhiêu dòng. Qúa ít cho một vị vua chăm dân và được nhân dân lập đền thờ cúng quanh năm...!

Vua Pô Nít thuộc triều đại thứ VII - Băl Canar, thời kỳ Panduranga và trị vì từ năm 1603 đến năm 1613, không rõ năm sinh năm mất của ngài. Thời gian ông trị vì là thời kỳ Chúa Tiên Nguyễn Hoàng vào Thuận Hóa trấn thủ và đặt nền móng mở cõi phương Nam đầu tiên. Trong số các bà vợ của vua Pô Nít được thờ tại đền có một người là công chúa của chúa Nguyễn, vậy nên chắc chắn công chúa này là con của Chúa Tiên. Sách "Việt sử xứ Đàng Trong" chép lại đại thể rằng vào năm 1611, vua Pô Nít mang quân tiến đánh Chúa Tiên nhưng bị tướng Văn Phong đánh lui, phải rút quân xuống phía Nam đèo Cả. Sau đó, Chúa Tiên thiết lập vùng đất bị Chăm-pa đánh phá này thành phủ Phú Yên gồm hai huyện Tuy Hòa và Đồng Xuân. Có lẽ, sau thời kỳ này, để giữ tình hòa hiếu giữa Chăm-pa và Chúa Nguyễn mà đã có cuộc hôn nhân như trên.

Hiện nay, đền thờ vua Pô Nít tọa lạc tại thôn Bình Hiếu, xã Phan Hiệp, huyện Bắc Bình Thuận, tỉnh Bình Thuận giữa một vùng đất trơ trọi và đầy nắng gió đặc trưng miền duyên hải Nam trung bộ. Tòa đền thờ có quy mô nhỏ, chia làm nhiều gian và có lối kiến trúc đơn giản. Nhưng bằng những hiện vật có tại đền, vẫn thể hiện rõ hình ảnh một vương triều Chăm-pa từng tồn tại với những nét chạm khắc, điêu khắc nghệ thuật riêng của vương triều.

lịch sử việt nam qua các thời kỳ, chăm pa, yêu sử việt, chúa nguyễn

Ở trung tâm của điện thờ là tượng vua Pô Nít quấn khăn choàng đỏ và trên đội mũ miện của vương triều, phía trước ngay tượng là ảnh thờ của ngài. Ở gian thờ bên cạnh là nơi đặt tượng hai người vợ của ngài. Một người là hoàng hậu người Chăm Pô Mứk Chà, người còn lại là hoàng hậu Việt - con chúa Nguyễn Hoàng. Ngoài ra là các tượng thờ Kút khác, hình dạng như tấm bia tượng trưng cho những người đã mất trong hoàng tộc. Và một gian thờ với phiến đá tưởng nhớ vị tướng người Hồi giáo Pô Kay Mách... Cuối cùng, phía bên ngoài là một dãy các tượng thờ với nhiều hình dạng khác nhau, để tưởng nhớ những người đã mất trong hoàng tộc Chăm...

Chăm-pa từng xây dựng cho riêng mình một vương triều hùng mạnh và trả dài gần 1700 năm. Nhưng lịch sử với những bước tiến hóa, đặt ra những quy luật tồn tại khắc nghiệt đã buộc vương triều sớm kết thúc sự huy hoàng của mình. Nhưng phải nói rằng, từ những cuộc tấn công ra tận kinh đô Thăng Long đến những cuộc đánh phá các vùng biên viễn của Đại Việt, Chăm-pa đã từng thể hiện sức mạnh của mình một cách mạnh mẽ, hùng mạnh. Vua Pô Nít không phải một vị vua như Chế Mân, Chế Bồng Nga hay Bà Tranh nhưng Ngài vẫn thể hiện một sự đấu tranh, tiến đánh trước sự xuất hiện của chúa Nguyễn như hầu hết các vị vua Chăm đã làm. Và quan trọng hơn, nhân dân Chăm-pa đến ngày hôm nay vẫn nhớ về ngài bằng hình ảnh một vị vua hết lòng thương dân, chăm lo cho dân tộc của mình...!

Nhưng bên cạnh đó, hãy nhớ, vẫn còn đầy ra đó những hình ảnh các vị vua hay hoàng thân Chăm cầu viện nước ngoài để bảo vệ mình, bảo vệ ý muốn của mình thay vì bảo vệ người dân Chăm-pa. Để rồi từ đó, Chăm-pa hùng mạnh ngày càng ngày chỉ còn là dĩ vãng trước sự lệ thuộc dần dần cho đến hoàn toàn vào các cường quốc xung quanh. Đó là một sự thật lịch sử mà không ai có thể chối cãi được...!

Và khi về thăm điện thờ vua Pô Nít, liệu bên tai người viếng có vang vẳng lời bài ca Hận Đồ Bàn hay chăng?

Một thời oanh liệt,
Người dân nước Chiêm,
Lừng ghi chiến công,
Vang khắp non sông.
Mộng kia dẫu tan
Cuốn theo thời gian nhưng hồn ngàn đời còn theo nước non!

Nước non hôm nay đã là nước non không chỉ của riêng ai, mà là nước Việt Nam của tất cả mọi người có trong mình dòng máu Việt cùng sống trên dải đất này. Một thời Chăm-pa oanh liệt nay đã hòa chung vào dòng chảy mang hai tiếng Việt Nam. Nhưng lịch sử vẫn có những chặng đường riêng của mình, và chặng đường của dân tộc Chăm là một chặng đường như thế. Hôm nay, sự tồn vong của đất nước này cũng là sự tồn vong của Chăm-pa xưa và người Chăm hiện tại. Tất cả là một, tất cả không khác biệt nhưng là thống nhất trong một dân tộc Việt Nam duy nhất. Vương triều Chăm-pa đã là dĩ vãng nhưng bài học Chăm-pa thì không bao giờ lụi tàn. Tiếc thương cho một Vương triều Chăm-pa hùng mạnh nhưng đáng trách cho sự chia rẽ, bất hòa và cầu viện ngoại bang của chính những người lãnh đạo triều đại. Kết quả nào cũng có nguyên do của nó, là như thế!

YÊU SỬ VIỆT

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chủ đề

yeu-su-viet (359) lich-su-viet-nam-qua-cac-thoi-ky (156) su-viet-hom-nay (95) nha-nguyen (86) danh-nhan-su-viet (84) sach-lich-su (72) su-kien-su-viet (71) facebook (53) sach-su-hien-dai (49) chong-phap (46) nha-hau-le (45) chua-nguyen (38) nha-tran (36) tai-lieu-su-viet (35) bac-thuoc (33) nha-ly (32) nha-tay-son (30) vua-chua-su-viet (29) Danh mục sách lịch sử Việt Nam hay (25) dia-danh-su-viet (22) chua-trinh (21) phim-truyen (21) quang-trung (18) vo-tuong (18) cac-cuoc-noi-chien (16) Cách mạng Việt Nam (13) gia-long (13) nguyen-mong (13) phim-su-viet (13) le-dai-hanh (12) nha-dinh (12) cong-tac-vien (11) dinh-tien-hoang (11) nha-tien-le (11) dien-tich-su-viet (10) sach-luat (10) viet-su-kieu-hung (10) minh-mang (9) nguyen-anh (9) tay-son-that-ho-tuong (9) trinh-nguyen-phan-tranh (9) Chiến tranh thế giới thứ I (8) khoi-nghia-lam-son (8) nha-ho (8) tran-hung-dao (8) hung-vuong (7) ly-thuong-kiet (7) mien-trung (7) ngu-ho-tuong-gia-dinh (7) nha-mac (7) an-duong-vuong (6) chiem-thanh (6) hai-ba-trung (6) ho-quy-ly (6) le-thanh-tong (6) ly-thai-to (6) tieu-thuyet-lich-su (6) le-thai-to (5) mien-bac (5) mien-nam (5) nha-tien-ly (5) cong-giao (4) gac-ma-1988 (4) hai-chien-truong-sa (4) ho-chi-minh (4) le-quy-don (4) mac-dang-dung (4) nha-ngo (4) trung-vuong-she-kings (4) Alexandre-de-Rhodes (3) cham-pa (3) chien-tranh-bien-gioi (3) dai-nam (3) danh-tuong-su-viet (3) dao-duy-tu (3) hinh-anh-su-viet (3) hung-dao-vuong (3) huyen-tran-cong-chua (3) lịch sử việt nam qua các thời kỳ (3) nam-bac-trieu (3) vuong-quoc-co (3) xiem-la (3) chien-tranh-viet-xiem (2) dieu-tan (2) hùng vương (2) loa-thanh-ruc-lua (2) 17-2-1979 (1) Chế Thị Ngọc Hân (1) Cách mạng khoa học công nghệ (1) Cách mạng tháng 10 Nga (1) Lịch sử thế giới 1945 - 2000 (1) a-cha (1) am-che (1) binh-ngo-dai-chien (1) chiến tranh cục bộ (1) chua-tien (1) cong-chua-viet-nam (1) dai-viet-co-phong (1) hai-chien-hoang-sa (1) kieu-binh (1) mai-hac-de (1) y-van-hien (1) Đông Kinh Nghĩa Thục (1)