Sau đại thắng Đông Quan, Lê Thái Tổ đã làm gì với nhà Minh? - LỊCH SỬ VIỆT NAM - YÊU SỬ VIỆT - VIETNAMESE HISTORY - HISTORY OF VIETNAM

Sau đại thắng Đông Quan, Lê Thái Tổ đã làm gì với nhà Minh?

Share This
lịch sử việt nam, yêu sử việt, lê thái tổ, lê lợi, khởi nghĩa lam sơn, bắc thuộc, người trẻ việt, lê duẩn

YEUSUVIET.COM - Năm 1418, tại núi rừng Lam Sơn, Lê Thái tổ Lê Lợi chính thức dựng ngọn cờ khởi nghĩa, quyết đánh đuổi giặc Minh ra khỏi bờ cõi Đại Việt. Từ núi thiêng Lam Sơn, Lê Lợi lấy hiệu Bình Định vương cùng... 2.000 nghĩa sĩ nước Nam chính thức ra mặt đương đầu với... 50.000 quân Minh đang đô hộ nước ta, lúc đó, chẳng khác nào châu chấu đá voi, mang trứng chọi đá, lấy nghé con ra đọ sừng với trâu già.

Vậy mà trải gần 10 năm, sau bao nhiêu lần suýt chết, sau bao nhiêu tướng lính phải hy sinh, sau bao nhiêu phương kế thì cuối cùng voi bị châu chấu đá, đá bị trứng làm cho vỡ và trâu già bị nghé đâm cho lòi mật. Nước Nam đại thắng, Lê Thái Tổ đại thắng, người Việt đại thắng và nhà Minh muối mặt bại trận đau đớn ở An Nam Giao Chỉ quận... Nhưng sau đó, Lê Thái Tổ đã đối xử với "thiên triều bại trận" như thế nào, chính là vấn đề quan trọng nhất cho sự tồn tại của một Đại Việt nhỏ bé bên cạnh một Trung Hoa khổng lồ.

Bài liên quan

Chúng ta đều biết rằng, bước ngoặt của Khởi nghĩa Lam Sơn nằm ở "Kế hoạch Nguyễn Chích" được tướng Nguyễn Chích đề xuất năm 1424. 

Tóm lược kế hoạch này là: từ năm 1418 đến năm 1424, Lam Sơn bị quân Minh đánh cho thừa sống thiếu chết, Lê Thái Tổ phải cố gắng vượt sức người, gầy dựng lại lực lượng biết bao nhiêu lần... nhưng cũng chỉ ở thế cố thủ trong vùng rừng núi Thanh Hóa, ở mức kèn cựa thế yếu với quân Minh mà không thể chuyển thế trận sang thế chủ động trên chiến trường. Thì năm 1424, quân Mông Cổ tiến đánh phía Bắc Trung Hoa, lực lượng quân Minh bắt đầu có sự phân tán, tạo cho Bình Định vương một cơ hội về đọ sức quân lực, nhưng phải tận dụng cơ hội này như thế nào, ra sao??? Tướng Nguyễn Chích từ trong lực lượng nghĩa quân tụ nghĩa, đã đề xuất kế hoạch táo bạo: chuyển lực lượng từ núi rừng ra đồng bằng, tức sẽ tận dụng cơ hội này mà đối đầu trực diện với quân Minh và đồng bằng Nghệ An sẽ là nơi thực hiện cơ hội "ngàn năm có một" này. Và cuối cùng... phần còn lại là của lịch sử, sau 7 năm giữ núi rừng Thanh Hóa và không thể trực diện đối đầu với quân Minh, quân Lam Sơn chỉ cần 3 năm sau khi giải phóng vùng đồng bằng Nghệ An, đã tiến thẳng quân ra Bắc về Đông Quan với thế như chẻ trẻ, còn dư lực lượng kéo quân thẳng lên biên giới chém đầu Liễu Thăng và hù cho tướng già Mộc Thạnh một phen vỡ mật chạy dài về nước.

Kế hoạch Nguyễn Chích là bước ngoặt để lực lượng Lam Sơn đánh bại hoàn toàn cuộc xâm lược của nhà Minh. Nhưng khi đã làm cho quân đội nhà Minh xấu hổ chạy về nước, thì cách Lê Thái Tổ đối xử với thời thế sau này như thế nào là điều cực kỳ quan trọng. Đại Việt đã mất 20 năm bị đồng hóa, bị thiêu rụi và tận diệt nền văn hóa, nhân dân Đại Việt đã trải qua cơn ác mộng khủng khiếp nhất trong chuỗi ngày độc lập. Dù rằng trong lúc vận mệnh tồn vong của Dân tộc nguy nan nhất thì sức mạnh Dân tộc đã trội dậy đánh đuổi người phương Bắc hoàn toàn khỏi bờ cõi, nhưng nếu một lần nữa chiến tranh lại xảy ra, một lần nữa nhân dân vừa được chục ngày an vui lại phải hứng chịu nạn binh đao thì cuối cùng... Đại Việt quật cường nhỏ bé này vẫn chính là bên thiệt hại nhiều nhất, tang thương nhất và bi thương nhất. Lê Thái Tổ đã nhìn ra điều đó và Ngài đã giải quyết vấn đề đó một cách hay đến nỗi mà mãi đến tận năm... 1979 - nổ ra Chiến tranh biên giới 1979, mới lại có một cuộc chiến Vệ quốc giữa người Việt và người Hán nổ ra với tính chất khốc liệt như thế. Trận đánh quân Thanh năm 1789 của Hoàng đế Quang Trung thì như... đuổi ruồi thôi!

lịch sử việt nam, yêu sử việt, lê thái tổ, lê lợi, khởi nghĩa lam sơn, bắc thuộc, người trẻ việt, lê duẩn

Đầu năm 1428, Bình Định vương Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế, đặt lại tên nước là Đại Việt, lấy niên hiệu Thuận Thiên năm thứ nhất. Đồng thời, Trần Cao lúc trước do Vương Thông đặt lên để lấy lại danh nghĩa "phù Trần diệt Hồ" năm xưa của nhà Minh khi xâm lược Đại Việt, cũng uống thuốc độc mà chết. Trần Cảo chết chỉ là vấn đề thời gian, dù có nhiều ý kiến lý giải về cái chết này ra sao đi chăng nữa...

Mặc dù là vậy, nhưng nhà Minh vì cay cú đại bại ở Đại Việt, vẫn luôn luôn lấy cớ lập con cháu họ Trần lên làm vua, mà không công nhận vị trí của Lê Thái Tổ là vua của người Việt ở phương Nam.  Nên tuy đã chính thức giành lại độc lập, tự chủ cho người Việt ở phương Nam, nhưng Lê Thái Tổ vẫn chỉ xưng Vương như trong Đại Việt sử ký toàn thư có ghi:
Khi có chiếu lệnh đại xá đều xưng là Thuận Thiên Thừa Vận Duệ Văn Anh Vũ Đại Vương, hiệu là Lam Sơn động ch
Còn phía nhà Minh, Sử ký ghi lại về việc nhiều lần nhà Minh đòi lập con cháu họ Trần thay cho Lê Thái Tổ như sau:
Lập con cháu nhà Trần là việc rất quan trọng, phải hợp với lòng người trong nước, không được tự tiện chuyên quyền, phải cùng với các bô lão, trình bày sự thực về người cháu đích tôn củ họ Trần, tâu lên để làm bằng cứ mà ban chiếu sắc phong. Số người và chiến khí còn bị giữ lại, cũng đưa trả về hết.
Tháng 9, ngày 21, nhà Minh sai bọn La Nhữ Kính, Từ Vĩnh Đạt lại mang sắc thư sang dụ vua rằng họ Trần nhiều đời vẫn được lòng người, bảo vua phải dò tìm cho được con cháu họ Trần mà tâu lên để ban cho mệnh lệnh nối dòng đã tuyệt. Lại bảo rằng đó hẳn là do các đầu mục bô lão chưa hỏi khắp, có thể vẫn còn người, nhưng họ chưa dám nói ra.
Ngày 13, nhà Minh sai bọn Lễ bộ thị lang Lý Kỳ, Hồng lô tự khanh Từ Vĩnh Đạt, Hành nhân ty hành nhân Trương Thông sang dụ bảo tìm kiếm [71a] con cháu họ Trần và trả lại số người và chiến khí của nhà Minh còn bị giữ lại.
Rõ ràng, nhà Minh đã thể hiện rõ dã tâm đô hộ, đồng hóa người Việt suốt 20 năm, đã thiêu rụi gần như tất cả những văn sách của nước Nam, vậy mà cho đến khi bị người Việt đánh cho thừa sống thiếu chết chạy về nước vẫn mang giọng "kẻ cả, anh lớn, người trên" và vẫn lấy cái cớ lập con cháu họ Trần, không thừa nhận chiến thắng của nghĩa quân Lam Sơn. Tuy nhiên, với vị trí và địa thế của một đế quốc đất rộn, dân đông như Trung Hoa thì cách cư xử như nhà Minh hay bất cứ triều đại nào của người phương Bắc cũng là điều tất nhiên. Vì nước Nam tuy quật cường nhưng đất Nam nhỏ bé, người Việt tuy anh dũng nhưng người Việt ít dân hơn, đất hẹp dân ít thì nước khó mà giàu mạnh nếu không tận dụng hết sức lực toàn dân cho đất nước. Mà đối đầu, chiến tranh cuối cùng chỉ có dân Việt là khổ sở nhất, gánh chịu tang thương nhất.



lịch sử việt nam, yêu sử việt, lê thái tổ, lê lợi, khởi nghĩa lam sơn, bắc thuộc, người trẻ việt, lê duẩn

Bởi vậy, Lê Thái Tổ trước lời lẽ của nhà Minh luôn đòi lập con cháu họ Trần, vẫn luôn tìm cách khéo léo từ chối nhưng nhà Minh cũng... chẳng dám làm gì hơn. Sử ký đã chép như thế này:
Lời cầu phong đại ý là: Người nước chúng tôi đã tìm khắp nơi, nhưng con cháu họ Trần đều không thấy còn ai. Bọn thần nghĩ rằng người đại đầu mục nước chúng tôi là Lê Lợi, là người khiêm tốn, cung kính, cẩn thận, trung hậu, biết cách trị dân, rất được lòng người, có thể trông coi được đất nước.
Vua Minh xem xong bảo các thị thần:
"Những lời này chưa thể vội tin được, phải cho đòi nữa đã".
"Đã huy động rất nhiều người trong nước, tìm kiếm con cháu họ Trần ở khắp nơi, đích thực không còn một ai. Trộm nghĩ đất nước chúng tôi không thể không có người trông coi, nhưng vẫn chưa được lệnh của triều đình, vì thế cứ phải tỏ bày mãi mãi".
Vua Minh bằng lòng.
Ngày mồng 5, sai bọn chánh sứ là Hữu thị lang Chương Xưởng và Thông chính ty hữu thông chính Từ Kỳ mang ấn sắc sang phong vua làm Quyền thự An Nam Quốc Sự. Ban tiền giấy cho bọn Hà Lật và cho đi theo bọn Xưởng về nước. (Xét sách Hoàng Minh thông kỷ, chép rằng vua Minh sai sứ sang phong vua làm An Nam Quốc Vương, từ đây triều cống không dứt).
Vua sai Thẩm hình viện phó sứ Nguyễn Văn Huyến và Ngự sử trung thừa Nguyễn Tông Chí đi theo bọn Xưởng sang nhà Minh tạ ơn và nộp 5 lạng vàng tuế cống, xin theo lệ cống 3 năm 1 lần đời Hồng Vũ. Từ đó về sau tiến cống thường xuyên không dứt. Vua Minh ban tiền giấy cho bọn Văn Huyến và cho trở về.

Cuối cùng, nhà Minh vẫn phải thừa nhận sự cai trị tự chủ của Lê Thái Tổ, nhưng vẫn cố chấp chỉ phong cho vua chức "Quyền thự An Nam Quốc Sự" - tức là cho tạm trông coi công việc ở An Nam, thậm chí không phải là An Nam quốc vương. Thật sự mà nói, trong thời kỳ phong kiến mạnh được yếu thua, các quốc gia hơn kém nhau ở chỗ binh hùng, tướng mạnh, đất rộng, dân đông thì việc Đại Việt chúng ta ngoài mặt ngoại giao vẫn phải cầu phong và cống nạp Trung Hoa là điều không thể tránh khỏi. Các nước Cao Ly, Phù Tang, Ai lao... vẫn phải đều như thế cả. Nhưng chính sự trong nước vẫn nhất nhất do người Việt cai trị, chẳng có chức quan người Hán nào bên ngai Vua, chẳng có bóng dáng quân đội phương Bắc nào trong nước, đường lối cai trị hoàn toàn do người Việt quyết định, dân Việt được yên ổn sinh sống và trên hết là bờ cõi Quốc gia, Tổ quốc, đất đai, cương vực của bao đời Cha Ông người Việt để lại vẫn được giữ vững... thì cái lệ thuộc cho có đó trong thời phong kiến chẳng đáng nói làm gì. Bằng mặt nhưng không bằng lòng, thì bên chai mặt nhất, xấu hổ nhất cũng chính là người Hán.

Những năm cuối đời Hoàng đế Đại Việt của mình, Lê Thái Tổ đã cùng các khanh tướng, anh em từ núi rừng Lam Sơn của mình cùng nói với nhau về lý do người Việt đã đánh bại quân Minh, như bài học muôn đời cho con cháu. Các quan văn võ đều nói lý do quan trọng nhất là giặc Minh tàn ác, nhân dân không theo, còn Thái Tổ lấy nhân đức trị người, được bốn bể nhất lòng theo giúp nên được giang sơn là lẽ tất nhiên. Riêng Thái Tổ vẫn để lại lời nói sau cùng như được chép trong Sử ký dưới đây:
"Lời các khanh nói cố nhiên là như vậy, nhưng cũng chưa hết. Trẫm xưa kia gặp buổi loạn lạc, nương mình ở Lam Sơn, vốn chỉ mong giữ được mạng mình thôi, chứ không có ý muốn lấy thiên hạ. Đến khi giặc tàn ngược quá quắt, dân không sống nổi, những ai có tri tức đều bị chúng giết hại, trẫm tuy đem hết của cải để thờ phụng chúng, mong khỏi tai họa, nhưng tim đen chúng muốn hại trẫm vẫn không bớt chút nào. Việc dấy nghĩa binh thực là bắt đắt dĩ thôi".

Chiến thắng cuối cùng của Khởi nghĩa Lam Sơn chính là chiến thắng quan trọng nhất vượt lên trên hết thảy mọi chiến thắng huy hoàng nhất của dân tộc ta từ sau chiến thắng Bạch Đằng năm 938 của Ngô vương Quyền. Vì dù cơ cực như thế nào chăng nữa, các triều đại Lê - Lý - Trần trước vẫn có nền tảng thịnh trị, hòa bình, tiềm lực dân tộc còn rõ ràng, đầy đủ để huy động vào cuộc chiến chống ngoại xâm phương Bắc. Còn với Lam Sơn, đất nước đã sau 10 năm bị thiêu hủy, đồng hóa đên như tận cùng giới hạn của cơn ác mộng Bắc thuộc khi xưa, quân Minh đã cai trị hoàn toàn bờ cõi, ý chí dân tộc vùng lên bao lần đã bị đè bẹp tàn độc bấy nhiêu lần, thì với 2.000 nghĩa sĩ của núi rừng Lam Sơn cùng ý chí phục quốc không gì lay chuyển nổi của Lê Thái Tổ đã khơi dậy sức mạnh của người Việt và dẫn dắt dân tộc Việt đi qua giai đoạn khó khăn nhất, gian nan nhất, hiểm nguy nhất cho sự tồn vong của dân tộc.

Sự vững vàng trong đường lối ngoại giao của Lê Thái Tổ với nhà Minh thời kỳ hậu chiến là nhờ có sự huy hoàng và một binh lực hùng mạnh đủ cho người Minh dù ngoài mặt lên giọng thiên triều, nhưng trong lòng đã phải e dè, sợ sệt sức mạnh của người dân Nam. Và hơn hết, từ sau một chiến thắng huy hoàng, vĩ đại và hồi sinh dân tộc đó, Lê Thái Tổ vẫn chấp nhận thuần phục nhà Minh trên danh nghĩa, không cần ra mặt cao ngạo với thiên triều vẫn khiến thiên triều nể phục mà không dám xâm phạm bờ cõi nước Nam và cuộc sống yên lành của người Việt ở phương Nam. Đó mới là điều quan trọng nhất đối với Dân tộc Việt Nam chúng ta.

lịch sử việt nam, yêu sử việt, lê thái tổ, lê lợi, khởi nghĩa lam sơn, bắc thuộc, người trẻ việt, lê duẩn

Đọc sử để hiểu sử và sống với tinh thần mà Cha Ông muốn truyền lại cho con cháu ngàn đời sau. Để trên tinh thần đó, con cháu sẽ biết rõ Cha Ông mình đã phải làm những gì để truyền lại cho chúng ta một dãi đất nhỏ bé như vô cùng xinh đẹp và giàu có này. Trong thời đại mới, trong thế kỷ XXI của Dân chủ và Tự do toàn cầu hóa, khi ánh sáng huy hoàng của chiến thắng Lam Sơn đã lùi về sâu trong quá khứ nhưng sức thể hiện tinh thần và ý chí Việt Nam vẫn chưa thôi bừng cháy, thì thế hệ chúng ta phải hiểu và biết cách sống làm sao - như thế nào cho xứng đáng với tinh thần và ý chí của những người Việt anh hùng của thời kỳ Lam Sơn khi xưa.

Đó chính là tự lực, tự cường, nhìn ra thế giới, vượt khỏi những mái ngói, lũy tre và bóng dáng "thiên triều" mà tự khẳng định vị trí, sức mạnh và tầm vóc của người Việt bằng chính sức mạnh của người Việt trước các Dân tộc khác trên thế giới. Đó chính là tinh thần và sứ mạng của chúng ta, của những người trẻ Việt đang cùng mang trong mình dòng máu của những Anh hùng lam Sơn năm xưa và cùng mang ý chí, khát vọng của Dân tộc Việt trong thời đại mới. Cùng nhau - cùng nỗ lực, chúng ta sẽ làm được, chúng ta sẽ tiếp nối một cách hào hùng và trọn vẹn nhất khát vọng Độc lập, Tự do của Núi rừng Lam Sơn.

YÊU SỬ VIỆT

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chủ đề

yeu-su-viet (370) lich-su-viet-nam-qua-cac-thoi-ky (162) su-viet-hom-nay (101) nha-nguyen (86) danh-nhan-su-viet (85) su-kien-su-viet (77) sach-lich-su (73) facebook (53) sach-su-hien-dai (51) chong-phap (47) nha-hau-le (45) chua-nguyen (38) nha-tran (36) tai-lieu-su-viet (35) bac-thuoc (33) nha-ly (32) nha-tay-son (30) vua-chua-su-viet (30) Danh mục sách lịch sử Việt Nam hay (28) dia-danh-su-viet (23) chua-trinh (21) phim-truyen (21) quang-trung (18) vo-tuong (18) cac-cuoc-noi-chien (16) Cách mạng Việt Nam (13) gia-long (13) nguyen-mong (13) phim-su-viet (13) le-dai-hanh (12) nha-dinh (12) cong-tac-vien (11) dinh-tien-hoang (11) nha-tien-le (11) dien-tich-su-viet (10) sach-luat (10) viet-su-kieu-hung (10) minh-mang (9) nguyen-anh (9) tay-son-that-ho-tuong (9) trinh-nguyen-phan-tranh (9) Chiến tranh thế giới thứ I (8) khoi-nghia-lam-son (8) nha-ho (8) tran-hung-dao (8) hung-vuong (7) ly-thuong-kiet (7) mien-trung (7) ngu-ho-tuong-gia-dinh (7) nha-mac (7) an-duong-vuong (6) chiem-thanh (6) hai-ba-trung (6) ho-quy-ly (6) le-thanh-tong (6) ly-thai-to (6) tieu-thuyet-lich-su (6) cong-giao (5) ho-chi-minh (5) le-thai-to (5) mien-bac (5) mien-nam (5) nha-tien-ly (5) gac-ma-1988 (4) hai-chien-truong-sa (4) le-quy-don (4) mac-dang-dung (4) nha-ngo (4) trung-vuong-she-kings (4) Alexandre-de-Rhodes (3) cham-pa (3) chien-tranh-bien-gioi (3) dai-nam (3) danh-tuong-su-viet (3) dao-duy-tu (3) hinh-anh-su-viet (3) hung-dao-vuong (3) huyen-tran-cong-chua (3) lịch sử việt nam qua các thời kỳ (3) nam-bac-trieu (3) vuong-quoc-co (3) xiem-la (3) chien-tranh-viet-xiem (2) dieu-tan (2) hùng vương (2) loa-thanh-ruc-lua (2) 17-2-1979 (1) Chế Thị Ngọc Hân (1) Cách mạng khoa học công nghệ (1) Cách mạng tháng 10 Nga (1) Lịch sử thế giới 1945 - 2000 (1) a-cha (1) am-che (1) binh-ngo-dai-chien (1) chiến tranh cục bộ (1) chua-tien (1) cong-chua-viet-nam (1) dai-viet-co-phong (1) hai-chien-hoang-sa (1) kieu-binh (1) mai-hac-de (1) y-van-hien (1) Đông Kinh Nghĩa Thục (1)