Phong trào Minh Tân ở Nam Kỳ đầu thế kỷ XX - Phạm Phúc Vĩnh. - LỊCH SỬ VIỆT NAM - YÊU SỬ VIỆT - VIETNAMESE HISTORY - HISTORY OF VIETNAM

Phong trào Minh Tân ở Nam Kỳ đầu thế kỷ XX - Phạm Phúc Vĩnh.

Share This
Phong trào Minh Tân ở Nam Kỳ đầu thế kỷ XX - Phạm Phúc Vĩnh.
Lịch sử việt nam, vietnamese history, ho chi minh, vo nguyên giáp general, trần hưng đạo, việt nam sử lược, trần trọng kim, lê thái tổ, nhà trần, gia long, quang trung, lê thánh tông, chiêm thành, thăng long, phan thanh giản, Tứ Phủ Xét Giả, board game

YÊU SỬ VIỆT - Trong bối cảnh người Pháp gần như đã hoàn toàn làm chủ Đại Nam, áp đặt nền đô hộ trên thực tế khắp cả Đông Dương vào cuối thế kỷ XIX, thì sang đầu thế kỷ XX, làn sóng dân tộc chủ nghĩa bắt đầu được các sĩ phu yêu nước Việt Nam thổi bùng lên. Khắp ba miền Bắc - Trung - Nam đều có những phong trào thể hiện tinh thần đó, ở Bắc Kỳ là Phong trào Đông Du do Cụ Phan Bội Châu khởi xướng, Trung Kỳ có Phong trào Duy Tân do Cụ Phan Chu Trinh cùng các cụ Nho học lãnh đạo và tại Nam Kỳ, Phong trào Minh Tân cũng đã hình thành với những đặc điểm riêng.



Bài liên quan

Nam Kỳ trong thời kỳ Pháp thuộc được đặt dưới sự cai trị trực tiếp của người Pháp, chịu sự ảnh hưởng của nền chính trị Pháp hoàn toàn. Trong bối cảnh đó, cộng với điều kiện tự nhiên hết sức ôn hòa và lý tưởng để phát triển kinh tế, người Pháp đã xây dựng Nam Kỳ như một trung tâm kinh tế phồn vinh và phát triển nhất trong số các thuộc địa của họ. Để đáp ứng yêu cầu đó, ngau khi hoàn thành xong công cuộc bình định Nam Kỳ, ngay từ những thập niên cuối thế kỷ XIX, người Pháp đã từng bước thay thế gần như triệt để nên giáo dục Nho học thành nền giáo dục Tây học. Đặc biệt, chữ Quốc ngữ từng bước thay thế chữ Hán bằng các sự kiện quan trọng nhất, đó là việc Gia Định báo do Petrus Trương Vĩnh Ký thành lập và được cấp giấy phép ngày 01/4/1865 và đến ngày 04/6/1878, Thống đốc Nam Kỳ ra Nghị định quyết định từ 01/01/1882, chữ Quốc ngữ là ngôn ngữ hành chính chính thức tại Nam Kỳ.

Trong bối cảnh có sự thống nhất về mặt nền tảng về ngôn ngữ và chữ viết, chữ Quốc ngữ tạo ra sự giao tiếp đơn giản hơn với tiếng Pháp và các ngôn ngữ không phải tiếng Hán, đã giúp Nam Kỳ có cơ sở thuận lợi giao thương với các thương nhân nước ngoài. Tuy nhiên, trong những thập niên cuối của thế kỷ XIX, các thương nhân Hoa kiều và Ấn kiều với tiềm lực kinh tế dồi dào hơn, đáp ứng tốt các yêu cầu của chính quyền Nam Kỳ hơn đã từng bước chiếm lĩnh và thống lĩnh thị trường Nam Kỳ. Các địa chủ, thương nhân Nam Kỳ bị chèn ép và dương như khó có thể chống nổi trước sức mạnh kinh tế của ngoại kiều được chính phủ đô hộ hậu thuẫn. Trong bối cảnh đó, đến đầu thế kỷ XX, cùng các phong trào dân tộc dân chủ do các trí thức Việt Nam khởi xướng, Bắc có Đông Du, Trung có Duy Tân thì Nam cũng xuất hiện Minh Tân.

Lịch sử việt nam, vietnamese history, ho chi minh, vo nguyên giáp general, trần hưng đạo, việt nam sử lược, trần trọng kim, lê thái tổ, nhà trần, gia long, quang trung, lê thánh tông, chiêm thành, thăng long, phan thanh giản, Tứ Phủ Xét Giả, board game

Mặc dù xuất phát từ ba miền, nhưng phong trào Minh Tân không rơi vào bẫy "chia để trị" của người Pháp, mà thay vào đó phong trào Minh Tân tại Nam Kỳ có mối liên hệ chặt chẽ với hai phong trào anh em tại Bắc Kỳ và Trung Kỳ. Các thương nhân Nam Kỳ luôn tích cực ủng hộ tài chính và nhân lực cho phong trào Đông Du để con em mình cũng xuất dương học tập Nhật Bản và phương Tây. Phong trào Minh Tân cũng cùng đặc điểm thay đổi lối sống phương Tây, dùng chữ Quốc ngữ nhưng không quá tập trung, thay vào đó Phong trào Minh Tân tập trung vào kinh tế, văn hóa và giáo dục. Phong trào Minh Tân tại Nam Kỳ cổ vũ và vận động thành lập các tổ chức kinh té tương tự phương Tây nhằm phát huy nội lực kinh tế dân tộc, trực tiếp đương đầu với các thế lực kinh tế ngoại kiều, bao gồm cả của chính người Pháp.

Phong trào Minh Tân diễn ra công khai, rộng khắp cọi Nam Kỳ, mạnh mẽ và trực tiếp trên mặt trận báo chí thông qua các tờ báo như Nông cổ mín đàm và Lục tỉnh tân văn. Nhưng nhân vật tiến bộ và chủ chốt như Lương Khắc Ninh, Đặng Thúc Liêng, Trần Chánh Chiếu... là những nhân vật giàu lòng yêu nước, dự dụng tài năng và tài lực của mình để cổ vũ phong trào Minh Tân phát triển ngày càng mạnh mẽ và rộng khắp hơn. Đặc biệt, thông qua các sự kiện diễn ra dồn dập được trình bày trong tác phẩm "Phong trào Minh Tân ở Nam Kỳ đầu thế kỷ XX" của tác giả Phạm Phúc Vĩnh, người xem sẽ nhìn thấy được một bức tranh tỏ tường từ năm 1901 đến năm 1908 - tuy ngắn ngủi nhưng đầy lòng nhiệt huyết yêu nước của những thương nhân người Việt.

Năm 1908, Phong trào dân biến tại Trung Kỳ với cuộc biểu tình lần đầu tiên của những người nông dân quần áo rách bươm, tóc cắt ngắn tiến đến các tòa dinh chính quyền đòi giảm sưu thuế đã tạo ra cái cớ để người Pháp thẳng tay đàn áp người Việt trong biển máu. Đồng thời, Nhật - Pháp ký hiệp ước, Phong trào Đông Du bị chấm dứt và đến tháng 10 năm 1908, chủ bút Lục tỉnh tân văn Trần Chánh Chiếu bị bắt cùng 91 người có liên quan phong trào Tân Văn.

Tờ Lục tỉnh tân văn số 50 ra ngày 29 tháng 10 năm 1908 chỉ loan tin đại khái như thế này:  
Chủ bút Lục tỉnh tân văn đã bị giam cầm vì tội đại ác. Vậy chủ nhơn kính tỏ cùng tôn bằng quý khách đặng rõ rằng bổn quán thiệt vô cùng không hay không biết những việc Chủ bút (Gibert Chiếu) phản bạn, giao thông với người ngoại quốc. Nhà nước cũng cho bổn quán biết nhà nước chẳng chút nào tin dạ trung nghĩa của Gibert Chiếu, cho nên đã có ra lịnh kiềm thúc thám sát (ông) quá đỗi nhặt nghiêm...
Sau, nhờ chí sĩ Phan Văn Trường ở Paris (Pháp) vận động và Chính phủ Nhật can thiệp, tháng 4 năm 1909, ông được thả. Sau đó, ông về Rạch Giá và Mỹ Tho bán hết ruộng đất, phố xá để trả nợ, rồi ở luôn Sài Gòn lập tiệm buôn lấy tiền lời bí mật giúp Phan Bội Châu và Cường Để hoạt động. Năm 1917, ông lại bị tòa án quân sự Sài Gòn bắt giam một lần nữa vì cho ông là người ám trợ Phan Xích Long khởi nghĩa chống Pháp hồi tháng 2 năm 1916. Bị giam một thời gian ông mới được trả tự do.  Ông mất năm 1919 tại Sài Gòn, an táng ở đất thánh họ đạo Tân Định (nay thuộc Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh). Sau khi Gibert Chiếu bị bắt, công cuộc Minh Tân mà ông là người đứng đầu tan rã dần.

YÊU SỬ VIỆT tổng hợp

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chủ đề

yeu-su-viet (359) lich-su-viet-nam-qua-cac-thoi-ky (156) su-viet-hom-nay (95) nha-nguyen (86) danh-nhan-su-viet (84) sach-lich-su (72) su-kien-su-viet (71) facebook (53) sach-su-hien-dai (49) chong-phap (46) nha-hau-le (45) chua-nguyen (38) nha-tran (36) tai-lieu-su-viet (35) bac-thuoc (33) nha-ly (32) nha-tay-son (30) vua-chua-su-viet (29) Danh mục sách lịch sử Việt Nam hay (25) dia-danh-su-viet (22) chua-trinh (21) phim-truyen (21) quang-trung (18) vo-tuong (18) cac-cuoc-noi-chien (16) Cách mạng Việt Nam (13) gia-long (13) nguyen-mong (13) phim-su-viet (13) le-dai-hanh (12) nha-dinh (12) cong-tac-vien (11) dinh-tien-hoang (11) nha-tien-le (11) dien-tich-su-viet (10) sach-luat (10) viet-su-kieu-hung (10) minh-mang (9) nguyen-anh (9) tay-son-that-ho-tuong (9) trinh-nguyen-phan-tranh (9) Chiến tranh thế giới thứ I (8) khoi-nghia-lam-son (8) nha-ho (8) tran-hung-dao (8) hung-vuong (7) ly-thuong-kiet (7) mien-trung (7) ngu-ho-tuong-gia-dinh (7) nha-mac (7) an-duong-vuong (6) chiem-thanh (6) hai-ba-trung (6) ho-quy-ly (6) le-thanh-tong (6) ly-thai-to (6) tieu-thuyet-lich-su (6) le-thai-to (5) mien-bac (5) mien-nam (5) nha-tien-ly (5) cong-giao (4) gac-ma-1988 (4) hai-chien-truong-sa (4) ho-chi-minh (4) le-quy-don (4) mac-dang-dung (4) nha-ngo (4) trung-vuong-she-kings (4) Alexandre-de-Rhodes (3) cham-pa (3) chien-tranh-bien-gioi (3) dai-nam (3) danh-tuong-su-viet (3) dao-duy-tu (3) hinh-anh-su-viet (3) hung-dao-vuong (3) huyen-tran-cong-chua (3) lịch sử việt nam qua các thời kỳ (3) nam-bac-trieu (3) vuong-quoc-co (3) xiem-la (3) chien-tranh-viet-xiem (2) dieu-tan (2) hùng vương (2) loa-thanh-ruc-lua (2) 17-2-1979 (1) Chế Thị Ngọc Hân (1) Cách mạng khoa học công nghệ (1) Cách mạng tháng 10 Nga (1) Lịch sử thế giới 1945 - 2000 (1) a-cha (1) am-che (1) binh-ngo-dai-chien (1) chiến tranh cục bộ (1) chua-tien (1) cong-chua-viet-nam (1) dai-viet-co-phong (1) hai-chien-hoang-sa (1) kieu-binh (1) mai-hac-de (1) y-van-hien (1) Đông Kinh Nghĩa Thục (1)