Trần Khát Chân - Đại tướng bình Chiêm và tiếng Sát Thát cuối cùng của thời đại Đông A. - LỊCH SỬ VIỆT NAM - YÊU SỬ VIỆT - VIETNAMESE HISTORY - HISTORY OF VIETNAM

Trần Khát Chân - Đại tướng bình Chiêm và tiếng Sát Thát cuối cùng của thời đại Đông A.

Share This
Trần Khát Chân - Đại tướng bình Chiêm và tiếng Sát Thát cuối cùng của thời đại Đông A.
trần khát chân, nhà trần, Lịch sử việt nam, Lịch sử việt nam qua các thời kỳ, sử việt 12 khúc tráng ca, yêu sử việt, hồ chí minh, trần hưng đạo, quang trung, lê lợi, gia long

YEUSUVIET.COM - Năm 1225, Lý Chiêu Hoàng là Vua nhà Lý, khi đó mới 7 tuổi nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh cũng chỉ 8 tuổi, Nhà Trần chính thức thay Nhà Lý trị vì Đại Việt. Trong lịch sử Việt Nam, Nhà Trần là triều đại đã có chiến công hiển hách ba lần đánh tan quân xâm lược Mông - Nguyên - đạo quân hùng mạnh nhất thế giới bấy giờ và đã tiêu diệt hoàn toàn nhà Tống ở Trung Hoa. Nhà Trần - một triều đại oai hùng nhưng rồi cũng kết thúc trong bi kịch, thậm chí còn là bi kịch xót xa: triều đại duy nhất có Vua chết trận và quân Chiêm Thành đánh ra đốt cháy cả thành Thăng Long. Bởi vậy, trong buổi xế chiều triều đại đó, sự xuất hiện của vị Thượng tướng quân Trần Khát Chân đánh tan quân Chiêm Thành giữ lấy yên lành cho nhân dân Đại Việt như "tiếng Sát Thát cuối cùng" của một thời đại Đông A rực rỡ và kết thúc trong bi kịch.
Trần Khát Chân thuộc dòng dõi Bảo Nghĩa vương Trần Bình Trọng, ông sinh năm 1370 ở vùng đất nay là xã Hà Lương, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Sử sách không ghi chép nhiều về cuộc đời, thân thế và sự nghiệp của ông. Đại Việt Sử ký Toàn thư chỉ ghi chép vắn tắt từ khi ông được lệnh Thượng hoàng Trần Nghệ Tông mang quân đi đánh Chiêm Thành khi ông vẫn đang là một võ quan cấp thấp và trẻ tuổi.

Khi ông ra đời năm 1370, Triều Trần đã vừa trải qua những năm tháng đổ nát dưới thời Trần Dụ Tông, Dương Nhật Lễ. Đó là những năm tháng tang tóc và bi ai cho nhân dân Đại Việt đến nỗi Chiêm Thành trong lịch sử dựng nước chưa một lần đặt chân đến Thăng Long, đã bắt đầu những cuộc chinh phạt đầu tiên trong chuỗi 12 cuộc Bắc tiến dưới quyền chỉ huy của vị hoàng đế hùng mạnh nhất Chiêm Thành trong lịch sử: Chế Bồng Nga. Ngoài ra, trong một xã hội rối ren và đổ nát Nhà Trần thời Hoàng đế Trần Dụ Tông, Dương Nhật Lễ, thì sự xuất hiện của người nối ngôi Trần Duệ Tông - một Hoàng đế có uy dũng và can đảm, như trở thành bức bình phong trấn giữ Vương triều Trần trước những ngọn gió Chiêm Thành từ phương Nam.

Đáng tiếc, năm 1377, chỉ vì khinh suất, Trần Duệ Tông chết trận trong sự vây hãm của quân Chiêm Thành. Được thế, quân Chiêm đánh thẳng ra kinh đô Thăng Long, vua quan phải tháo chạy, bài vị tiên vương, liệt thánh, vàng bạc, của cải... phải đem cất giấu đi. Các châu Nghệ An, Thuận Hóa, Tân Bình còn mất về tay Chiêm Thành và nhân dân phải chịu cảnh sống vô cùng lầm than. Chế Bồng Nga là vị vua hùng mạnh nhất mà lịch sử Chiêm Thành từng sản sinh ra. Nhưng sự hùng mạnh đó cũng gắn liền với cướp bóc và đốt phá mà Đại Việt và kinh đô Thăng Long phải nhận lấy. Một Trần triều oai hùng năm nào với những đại anh hùng Hưng Đạo Vương, Trần Quang Khải, Phạm Ngũ Lão, Trần Bình Trọng... nay lại "chuột nhắt" trước một Chiêm Thành mà trước đây mỗi lần nghe tin Đại Việt nam tiến là... chạy dài. Giữa tình thế đó, sự ổn định tạm thời của Đại Việt và trách nhiệm bình Chiêm được đặt trên vai người tướng trẻ Trần Khát Chân.

trần khát chân, nhà trần, Lịch sử việt nam, Lịch sử việt nam qua các thời kỳ, sử việt 12 khúc tráng ca, yêu sử việt, hồ chí minh, trần hưng đạo, quang trung, lê lợi, gia long

Năm 1389, đại quân Đại Việt liên tiếp thất bại trước Chiêm Thành, Lê Qúy Ly nhận trọng trách thống lĩnh đại quân nhưng thua trận liên tiếp, phải trốn chạy về kinh đô. Thượng hoàng Trần Nghệ Tông liền sai Trần Khát Chân - một viên tướng trẻ tuổi, một võ quan cấp thấp đi đánh Chiêm Thành. Đại Việt lúc ấy, Nhà Trần lúc ấy chẳng còn ai đủ khả năng bình Chiêm? Đại Việt Sử ký toàn thư chép lại lúc thượng hoàng Trần Nghệ Tông tiễn đưa Trần Khát Chân ra trận như sau:
Khát Chân vâng mệnh, khảng khái nhỏ nước mắt lạy tạ ra đi. Thượng hoàng cũng khóc, lấy mắt tiễn đưa. Quân xuất phát từ sông Lô, đến Hoàng Giang đã gặp giặc rồi, Khát Chân quan sát chỗ ấy không thể đánh được, mới lui giữ sông Hải Triều
Bấy nhiêu đây cũng đủ nói tình cảnh Nhà Trần lúc bấy giờ đã điêu tàn như thế nào!?

Sử ký ghi lại rằng, trong cuộc chiến ở Hải Triều, một tên lính Chiêm Thành vì phạm tội, sợ bị trách phạt đã sang đầu hàng quân Đại Việt. Hắn chỉ về phía thuyền màu xanh và nói rằng đó là thuyền của chúa Chiêm, Khát Chân liền cho quân nhằm vào thuyền ấy mà nhả đạn. Chế Bồng Nga chết tại trận, quân Chiêm Thành tan vỡ. Trần Khát Chân mang đầu Chế Bồng Nga về bến Bình Than lúc canh ba, thượng hoàng Trần Nghệ Tông còn tưởng là giặc Chiêm đánh đến nơi, không tin rằng Trần Khát Chân đánh bại được quân Chiêm Thành! Lúc nhận được thủ cấp, Thượng hoàng Trần Nghệ Tông tự ví mình như Cao Tổ Lưu Bang của Nhà Hán bên Trung Hoa nhận được đầu của Hạng Vũ, nhưng tình thế Nhà Trần lúc này lại chẳng được như thế.

Hồ Qúy Ly dần dần chiếm cứ vương quyền, Thượng hoàng Trần Nghệ Tông mê muội không nhận ra mối họa diệt vong đang ở gần bên mình mà cứ lần lượt giết mất các trung thần và cả các hoàng thái tử có khả năng nối ngôi. Đến khi có lúc chợt tỉnh ngộ, cũng chỉ xót thương rồi lại tin dùng Hồ Qúy Ly. Cho đến lúc sắp băng hà, Nghệ Tông vẫn gọi Qúy Ly vào mà trao gửi ấu chúa. Thậm chí, ngài còn lấy hình ảnh Thái úy Tô Hiến Thành thời Lý Cao Tông mà ví von mong sao Hồ Qúy Ly theo đó mà trung thành với họ Trần. Nhưng lịch sử đã rõ, Hồ Qúy Ly đã chuẩn bị từ lâu kế hoạch chiếm lấy ngôi họ Trần. Và nỗi bi ai của người thượng tướng trẻ Trần Khát Chân cũng bắt đầu - kết thúc tại đây.

Năm 1398, Hồ Qúy Ly bắt Trần Thuận Tông phải nhường ngôi cho thái tử chỉ mới 3 tuổi, sau đó giết mất Trần Thuận Tông. Trước đó, năm 1394, Thượng hoàng Trần Nghệ Tông qua đời và có di mệnh gửi gắm ấu chúa cho Hồ Qúy Ly. Cùng quá trình lũng đoạn triều chính, Hồ Qúy Ly lên kế hoạch dời đô về Thanh Hóa - thành Tây Đô.

Năm 1399, các trung thần nhà Trần như Trần Nguyên Hãng, Phạm Khả Vĩnh, Hà Đức Lân, Trần Nhật Đôn... cùng Trần Khát Chân lập mưu ám sát Hồ Qúy Ly. Trong năm đó, Hồ Qúy Ly tới nhà Trần Khát Chân trên núi Đốn Sơn, Thanh Hóa để xem hội thề, Phạm Ngưu Tất cùng Phạm Thu Tổ mang đao lên lầu định mưu sát. Việc sẽ thành nếu như không bất ngờ... Trần Khát Chân trừng mắt không cho các tướng làm chuyện mưu sát, khiến mọi người mang đao xuống nhà còn Hồ Qúy Ly thì rời đi với võ sĩ bảo vệ hai bên. Việc mưu sát bị phát giác, Trần Khát Chân cùng các tướng và thân thuộc hơn 370 người bị sát hại, kể cả phụ nữ và con nít. Hồ Qúy Ly từ đây vương quyền lấn át cả triều chính, các trung thần căm tức nhưng không thể làm được gì cho đến năm 1400, Hồ Qúy Ly phế bỏ vua Trần, tự lập làm vua, lập ra Nhà Hồ. Và từ đó, cơn ác mộng Bắc thuộc ngỡ đã lùi xa thì nay có dịp trở lại bằng cuộc xâm lược Đại Việt với danh nghĩa "Phù Trần diệt Hồ" của Nhà Minh.

Vai trò và vị trí của Trần Khát Chân một phần nào đó quá nhỏ bé trong bản đồ chính trị cuối thời đại Nhà Trần, nên không được các sử gia ghi chép lại nhiều và có lẽ đồng thời còn do vị trí của Chiêm Thành luôn được xem là chư hầu của Đại Việt. Tuy nhiên, một cường quốc khi suy yếu và để cho nước chư hầu đánh thẳng tới và đốt phá kinh đô thì quả là chẳng còn gì là rạch ròi giữa cường quốc và chư hầu. Sự xuất hiện của những vị tướng như Trần Khát Chân chẳng thể mang đến sự thay đổi cho một thời đại đang đi đến buổi xế chiều nếu như sự xuất hiện đó không tập hợp được những người xung quanh và mang cho riêng mình một ý muốn rõ ràng đối với vận mệnh của Vương triều Trần!

Lịch sử đã tiếp tục chứng minh nỗi bi ai của các triều đại Việt Nam: khởi đầu huy hoàng và kết thúc trong tang thương, chết chóc. Những người anh hùng sống cuối thời đại như Trần Khát Chân chỉ để mang một chút luyến tiếc, nhớ thương cho thời kỳ vàng son của mỗi triều đại đã trải qua. Nhưng với sự kết thúc của Triều Trần lại là một bi kịch của dân tộc và bi kịch đó đã suýt làm cho cơn ác mộng Bắc thuộc trở lại nếu không có sự xuất hiện của Lê Thái Tổ. Hồ Qúy Ly lên ngôi vua nhưng không có lòng dân, tôn thất họ Trần đã cầu viện phương Bắc để giày xéo quê cha, đất tổ làm cho người dân Việt phải lầm than, thống khổ. Đó là những lý do để Lê Thái Tổ có thể xứng đáng sáng nghiệp Nhà Hậu Lê...

Còn vị thượng tướng trẻ tuổi Trần Khát Chân bình Chiêm nơi cửa Hải Triều, mãi mãi nằm lại với nỗi đau day dứt đã không quyết đoán diệt trừ đi kẻ thoán nghịch dòng họ mình. Đó như bài học còn vang vọng tới những triều đại sau và hôm nay: đừng khoan nhượng với những kẻ hại dân, hại nước vì khoan nhượng với chúng là có tội lỗi với Dân tộc, Tổ quốc Việt chúng ta!

Thảo luận tại Facebook:
https://www.facebook.com/yeusuviet/photos/a.399500773432770/2347142468668581/?type=3&theater
Lê Tiên Thùy

2 nhận xét:

  1. Trần Nguyên Hãn chứ ko phải Hãng nhé. Khát Chân chứ ko phải Khắc Chân. Viết sử kiểu gì vậy ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn bạn đã góp ý! Lỗi chính tả "Khắc" đã được sửa, riêng "Trần Nguyên Hãng" là tên một tôn thất Họ Trần cùng họ tên với "Trần Nguyên Hãn", nên YSV giữ nguyên tên nhé! Mong nhận được thêm nhiều góp ý của bạn!

      Xóa

Chủ đề

yeu-su-viet (357) lich-su-viet-nam-qua-cac-thoi-ky (154) su-viet-hom-nay (95) nha-nguyen (86) danh-nhan-su-viet (84) sach-lich-su (71) su-kien-su-viet (71) facebook (53) sach-su-hien-dai (48) chong-phap (46) nha-hau-le (44) chua-nguyen (38) nha-tran (36) tai-lieu-su-viet (35) bac-thuoc (33) nha-ly (32) nha-tay-son (30) vua-chua-su-viet (29) Danh mục sách lịch sử Việt Nam hay (25) dia-danh-su-viet (22) chua-trinh (21) phim-truyen (21) quang-trung (18) vo-tuong (18) cac-cuoc-noi-chien (16) Cách mạng Việt Nam (13) gia-long (13) nguyen-mong (13) phim-su-viet (13) nha-dinh (12) cong-tac-vien (11) dinh-tien-hoang (11) le-dai-hanh (11) nha-tien-le (11) dien-tich-su-viet (10) sach-luat (10) viet-su-kieu-hung (10) minh-mang (9) nguyen-anh (9) tay-son-that-ho-tuong (9) trinh-nguyen-phan-tranh (9) Chiến tranh thế giới thứ I (8) nha-ho (8) tran-hung-dao (8) khoi-nghia-lam-son (7) ly-thuong-kiet (7) mien-trung (7) ngu-ho-tuong-gia-dinh (7) nha-mac (7) an-duong-vuong (6) chiem-thanh (6) hai-ba-trung (6) ho-quy-ly (6) hung-vuong (6) le-thanh-tong (6) ly-thai-to (6) tieu-thuyet-lich-su (6) mien-bac (5) mien-nam (5) nha-tien-ly (5) cong-giao (4) gac-ma-1988 (4) hai-chien-truong-sa (4) ho-chi-minh (4) le-quy-don (4) le-thai-to (4) mac-dang-dung (4) nha-ngo (4) trung-vuong-she-kings (4) Alexandre-de-Rhodes (3) cham-pa (3) chien-tranh-bien-gioi (3) dai-nam (3) danh-tuong-su-viet (3) dao-duy-tu (3) hinh-anh-su-viet (3) hung-dao-vuong (3) huyen-tran-cong-chua (3) lịch sử việt nam qua các thời kỳ (3) nam-bac-trieu (3) vuong-quoc-co (3) xiem-la (3) chien-tranh-viet-xiem (2) dieu-tan (2) loa-thanh-ruc-lua (2) 17-2-1979 (1) Chế Thị Ngọc Hân (1) Cách mạng khoa học công nghệ (1) Cách mạng tháng 10 Nga (1) Lịch sử thế giới 1945 - 2000 (1) a-cha (1) am-che (1) binh-ngo-dai-chien (1) chiến tranh cục bộ (1) chua-tien (1) cong-chua-viet-nam (1) dai-viet-co-phong (1) hai-chien-hoang-sa (1) hùng vương (1) kieu-binh (1) mai-hac-de (1) y-van-hien (1) Đông Kinh Nghĩa Thục (1)