(Phần 1) - Quá trình xuất hiện và duy trì cơ chế lưỡng đầu về quyền lực chính trị ở Việt Nam từ thế kỷ XVI – XVIII. - LỊCH SỬ VIỆT NAM - YÊU SỬ VIỆT - VIETNAMESE HISTORY - HISTORY OF VIETNAM

(Phần 1) - Quá trình xuất hiện và duy trì cơ chế lưỡng đầu về quyền lực chính trị ở Việt Nam từ thế kỷ XVI – XVIII.

Share This
Quá trình xuất hiện và duy trì cơ chế lưỡng đầu về quyền lực chính trị ở Việt Nam
từ thế kỷ XVI – XVIII - Phần 1
Lịch sử việt nam, vietnamese history, ho chi minh, vo nguyên giáp general, trần hưng đạo, việt nam sử lược, trần trọng kim, lê thái tổ, nhà trần, gia long, quang trung, lê thánh tông, chiêm thành, thăng long, phan thanh giản, Tứ Phủ Xét Giả, board game
Lịch sử việt nam, vietnamese history, ho chi minh, vo nguyên giáp general, trần hưng đạo, việt nam sử lược, trần trọng kim, lê thái tổ, nhà trần, gia long, quang trung, lê thánh tông, chiêm thành, thăng long, phan thanh giản, Tứ Phủ Xét Giả, board game

YEUSUVIETLịch sử chính trị thế giới trên những nét đại thể có thể được khái quát thành hai xu tthế cơ bản là xu thế tập quyền và xu thế tản quyền. Trong bất cứ nền chính trị hiện thực nào cũng chứa chất vô số những biểu hiện cụ thể của cuộc đấu tranh giữa hai xu thế cơ bản ấy và mọi thiết chế chính trị đều là kết quả hiện thực mang tính cụ thể - lịch sử của cuộc đấu tranh, chuyển hoá và tác động qua lại phức tạp của hai xu thế này. 

Bài liên quan

Khi xu thế tản quyền bị khống chế tối thiểu hoá thì mọi quyền cơ bản của con người cá nhân, nhất là quyền cơ bản của mọi cá nhân thuộc tầng lớp bị cai trị, bị quản lý, bị lãnh đạo sẽ không được bảo đảm; ngược lại, khi xu thế tập quyền tỏ ra yếu kém hoặc chưa tới ngưỡng, thì không thể xuất hiện những chính quyền mạnh, nhà nước mạnh, cộng đồng mạnh. Không thể có những cộng đồng mạnh mẽ đích thực nếu đó chỉ là tập hợp của những cá nhân, cá thể yếu đuối, cũng không có những cá nhân hạnh phúc đích thực và “phát triển bền vững” nếu họ không được bảo trợ bởi những đại diện cộng đồng có đầy đủ sức mạnh. 

Tuy nhiên, trong lịch sử hiện thực, những tương tác giữa cá nhân và cộng đồng bao giờ cũng thể hiện ra bằng những mâu thuẫn biện chứng hết sức phức tạp; ở đó, những chu kỳ lịch sử thường xuyên biểu hiện như là chu kỳ của những sự thay thế lẫn nhau của những xu thế đó, dẫn tới những thành tựu thực tế cuối cùng là chúng làm tiền đề cho nhau phát triển.  

“Lưỡng đầu chế” - hay “cơ cấu quyền lực kép” như có người định danh - ở Việt Nam thời Lê - Trịnh không phải là một cơ chế phân quyền, càng không phải là cơ chế tản quyền, mà là một trạng thái đặc dị, “nhộng tính”, xét cho cùng, là một trạng thái tồn tại đặc thù, kết quả của một sự đấu tranh và “chuyển hoá giữa các mặt đối lập” giữa xu thế tản quyền và xu thế tập quyền đang được đề cập.

Chưa có chứng cớ đầy đủ để khẳng định rằng, việc Nguyễn Kim vào năm 1533 tìm được hậu duệ của vua Lê lưu lạc trong dân gian rồi dựng nên một “vương triều kháng chiến” trên đất Lào và vùng thượng du Thanh Hoá để chống đối lại nhà Mạc là một lối hành xử vượt ra ngoài khuôn mẫu hành xử chính thống của Nho giáo. Khởi nguồn của một tham vọng quyền lực mang tính thế tập (ít nhất là bên cạnh ngai vàng) chỉ thực sự bắt đầu từ triều đình nhà Hậu Lê đang phải đào vong này khi Trịnh Kiểm, người con rể cả của Nguyễn Kim, ra tay giết em trai vợ (Tả tướng Lãng quận công Nguyễn Uông), nhưng phải bỏ lại do cái chết bất đắc kỳ tử.  

Lịch sử việt nam, vietnamese history, ho chi minh, vo nguyên giáp general, trần hưng đạo, việt nam sử lược, trần trọng kim, lê thái tổ, nhà trần, gia long, quang trung, lê thánh tông, chiêm thành, thăng long, phan thanh giản, Tứ Phủ Xét Giả, board game
Vào năm 1558, khi Nguyễn Hoàng phải nhờ chị nói giùm với anh rể để được cử đi trấn thủ vùng Thuận Hoá, do thế lực thực tế của tập đoàn Lê - Trịnh còn non yếu, Trịnh Kiểm hẳn chưa thể nghĩ tới (mà cả Nguyễn Hoàng hẳn cũng chưa ngờ được) đó chính là bước đầu tiên của một cuộc chia cắt đất nước kéo dài ngót hai trăm năm. Chắc chắn Trịnh Tùng là người xứng đáng hơn hẳn Trịnh Cối trong việc nuôi giữ và thực hiện tham vọng xác lập bằng được một quyền lực chính trị hùng mạnh và vững bền lâu dài. Chính Trịnh Tùng đã ép anh mình lâm vào tình thế phải đầu hàng nhà Mạc, đồng thời là người khi sự nghiệp Cần vương trung hưng chưa thành (phải 20 năm sau mới chiếm lại được kinh đô) đã “can đảm” giết cả vua Lê (Anh Tông). 

Không chỉ có vậy, Trịnh Tùng đã xuống tay không thương tiếc đối với bất cứ ai, dù người đó từng là chiến hữu, từng là tâm phúc, nếu phát hiện thấy ở “kẻ kia” những biểu hiện “dị chí” ngược lại với lợi ích của cá nhân mình, trong đó có không ít người thuộc thân tộc họ Trịnh. Tùng là hiện thân đầy đủ của thứ triết lý tự khẳng định nghiệt ngã: “Bất độc bất anh hùng”. Có lẽ cần dừng lại đôi chút để làm rõ hơn nguyên nhân thực của việc Trịnh Tùng, trong vòng 53 năm cầm quyền chính, đã giết đến 2 “đấng quân vương”. Trong Đại Việt sử ký toàn thư có viết: 
Nhâm Thân, Hồng Phúc năm thứ nhất (1572),… Tháng 3, Lê Cập Đệ ngầm có chí khác, mưu giết tả tướng để đoạt binh quyền, từng rủ tả tướng đi thuyền ra giữa sông để giết. Tả tướng biết được, mưu ấy không thành. Từ đấy hai nhà thù oán nhau, bên ngoài thì giả vờ hiệp sức để lo đánh giặc, nhưng bên trong thì đều ngờ nhau, đề phòng ám hại nhau.”… “(Mùa đông tháng 11 năm đó), ngày 21, Lê Cập Đệ từng có chí khác, định mưu hại tả tướng Trịnh Tùng. Tả tướng giả vờ không biết, gửi biếu nhiều vàng. Khi Cập Đệ đến tạ ơn, Tùng sai đao phủ phục ở dưới trướng bắt giết đi rồi sai người nói phao lên rằng Cập Đệ mưu làm phản, vua sai ta giết chết, tướng sĩ các người không được sợ hãi, kẻ nào chạy trốn làm phản thì phải giết cả họ. Thế là quân lính đều khiếp sợ, không ai dám hành động.  Bấy giờ Cảnh Hấp và Đình Ngạn nói với vua rằng, “Tả tướng cầm quân, quyền thế rất lớn, bệ hạ khó lòng cùng tồn tại với ông ta được”. Vua nghe nói vậy hoang mang nghi hoặc, đương đêm bỏ chạy ra ngoài, đem theo bốn hoàng tử cùng chạy đến thành Nghệ An và ở lại đó. Tả tướng bàn với các tướng rằng, nay vua nghe lời gièm của kẻ tiểu nhân, phút chốc đem ngôi báu xuôi giạt ra ngoài. Thiên hạ không thể một ngày không có vua, bọn ta và quân lính sẽ lập công danh với ai được? Chi bằng trước hết hãy tìm hoàng tử lập lên để yên lòng người, rồi sau sẽ đem quân đi đón vua cũng chưa muộn. Bấy giờ hoàng tử thứ năm là Đàm ở xã Quảng Thi huyện Thuỵ Nguyên (Thọ Xuân ngày nay), bèn sai người đi đón về tôn lập làm vua, đó là Thế Tông.
  1. 54 Vị Hoàng Đế Việt Nam - Đặng Việt Thủy, Đặng Thành Trung
  2. 54 Vị Hoàng Hậu Việt Nam
  3. Tiền cổ Việt Nam - Đỗ Văn Ninh
  4. Những Trận Đánh Nổi Tiếng Trong Lịch Sử Của Các Triều Đại Việt Nam
  5. Những Chuyện Lạ Khó Tin Về Các Vị Vua Việt Nam
  6. Nam Biều Ký - An Nam Qua Du Ký Của Thủy Thủ Nhật Bản Cuối Thế Kỷ XVIII
Lịch sử việt nam, vietnamese history, ho chi minh, vo nguyên giáp general, trần hưng đạo, việt nam sử lược, trần trọng kim, lê thái tổ, nhà trần, gia long, quang trung, lê thánh tông, chiêm thành, thăng long, phan thanh giản, Tứ Phủ Xét Giả, board game

Tiếp sau đó, Trịnh Tùng đã thực hiện lời ước “đi đón vua”:  
Bấy giờ, (Tháng Giêng, mùa xuân năm Gia Thái thứ 1,1573) Hồng Phúc Hoàng Đế xiêu giạt ở Nghệ An, các hoàng tử Bách, Lựu, Ngạnh, Tùng đều theo đi. Tả tướng Trịnh Tùng sai bọn Nguyễn Hữu Liêu tiến quân đến thành. Vua tránh ra ruộng mía. Bọn Hữu Liêu quỳ ở ruộng nói: “Xin bệ hạ mau trở về cung để yên lòng mong đợi của thần dân trong nước, bọn thần không có chí gì khác cả”. Bèn đem bốn con voi đực đón vua trở về, sai bọn Bảng quận công Tống Đức Vi theo hầu, ngày đêm cùng đi. Ngày 22 về tới huyện Lôi Dương. Hôm ấy vua băng. Bấy giờ Tả tướng Trịnh Tùng sai Tống Đức Vi ngầm bức hại vua rồi nói phao là vua tự thắt cổ. Dâng tôn hiệu là Anh Tông Tuấn hoàng đế.
Cần lưu ý rằng, Lê Duy Bang (lúc lên ngôi vua là Lê Anh Tông) vốn chỉ là  cháu bốn đời của Lê Trừ (anh trai thứ hai của Lê Lợi). Sau khi Trung Tông  mất (mới 22 tuổi) mà không có con nối dõi, việc Trịnh Kiểm “cất công” tìm và  tìm được người này là “giống cũ” “mang gieo” (như giai thoại vẫn đồn rằng đó  là lời khuyên mà cũng là kế sách của Nguyễn Bỉnh Khiêm dành cho Trịnh  Kiểm) là một hành vi đầy tính quyền biến. Cũng chắc chắn rằng, dưới con mắt  của Trịnh Tùng, ông vua này không mấy thiêng, thậm chí trở thành người bạc  phận. 

Với một người sớm tỏ ra có “hùng tài đại đởm” như thế (Tùng làm tất cả  những việc “kinh thiên động địa” như vừa đề cập khi chỉ mới 22 – 23 tuổi!),  những ông “vua đất sét” sẽ chẳng bao giờ là người đáng để tôn trọng. Kể từ  đây, theo lẽ tự nhiên, tất cả các đời vua Lê tiếp sau đó càng ngày càng xa với  dòng chính thống. Do vậy, đối với các chúa Trịnh, việc lập lên hay phế bỏ,  thậm chí giết chết bất cứ vị vua nào đều “dễ như thò tay lấy đồ vật trong túi”. Tham chính 53 năm, trong đó có đến 50 năm ngự trên đỉnh cao nhất của tập  đoàn Lê - Trịnh (1573 – 1623), nói theo lối sử xưa là “trải thờ 4 đời vua”,  Trịnh Tùng đã giết 2 vua, về quan hệ là ông cháu. 

(Còn tiếp)

Lê Khắc An

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chủ đề

yeu-su-viet (359) lich-su-viet-nam-qua-cac-thoi-ky (156) su-viet-hom-nay (95) nha-nguyen (86) danh-nhan-su-viet (84) sach-lich-su (72) su-kien-su-viet (71) facebook (53) sach-su-hien-dai (49) chong-phap (46) nha-hau-le (45) chua-nguyen (38) nha-tran (36) tai-lieu-su-viet (35) bac-thuoc (33) nha-ly (32) nha-tay-son (30) vua-chua-su-viet (29) Danh mục sách lịch sử Việt Nam hay (25) dia-danh-su-viet (22) chua-trinh (21) phim-truyen (21) quang-trung (18) vo-tuong (18) cac-cuoc-noi-chien (16) Cách mạng Việt Nam (13) gia-long (13) nguyen-mong (13) phim-su-viet (13) le-dai-hanh (12) nha-dinh (12) cong-tac-vien (11) dinh-tien-hoang (11) nha-tien-le (11) dien-tich-su-viet (10) sach-luat (10) viet-su-kieu-hung (10) minh-mang (9) nguyen-anh (9) tay-son-that-ho-tuong (9) trinh-nguyen-phan-tranh (9) Chiến tranh thế giới thứ I (8) khoi-nghia-lam-son (8) nha-ho (8) tran-hung-dao (8) hung-vuong (7) ly-thuong-kiet (7) mien-trung (7) ngu-ho-tuong-gia-dinh (7) nha-mac (7) an-duong-vuong (6) chiem-thanh (6) hai-ba-trung (6) ho-quy-ly (6) le-thanh-tong (6) ly-thai-to (6) tieu-thuyet-lich-su (6) le-thai-to (5) mien-bac (5) mien-nam (5) nha-tien-ly (5) cong-giao (4) gac-ma-1988 (4) hai-chien-truong-sa (4) ho-chi-minh (4) le-quy-don (4) mac-dang-dung (4) nha-ngo (4) trung-vuong-she-kings (4) Alexandre-de-Rhodes (3) cham-pa (3) chien-tranh-bien-gioi (3) dai-nam (3) danh-tuong-su-viet (3) dao-duy-tu (3) hinh-anh-su-viet (3) hung-dao-vuong (3) huyen-tran-cong-chua (3) lịch sử việt nam qua các thời kỳ (3) nam-bac-trieu (3) vuong-quoc-co (3) xiem-la (3) chien-tranh-viet-xiem (2) dieu-tan (2) hùng vương (2) loa-thanh-ruc-lua (2) 17-2-1979 (1) Chế Thị Ngọc Hân (1) Cách mạng khoa học công nghệ (1) Cách mạng tháng 10 Nga (1) Lịch sử thế giới 1945 - 2000 (1) a-cha (1) am-che (1) binh-ngo-dai-chien (1) chiến tranh cục bộ (1) chua-tien (1) cong-chua-viet-nam (1) dai-viet-co-phong (1) hai-chien-hoang-sa (1) kieu-binh (1) mai-hac-de (1) y-van-hien (1) Đông Kinh Nghĩa Thục (1)