Thoại Ngọc Hầu - Dũng tướng nặng tình, nặng nghĩa. - LỊCH SỬ VIỆT NAM - YÊU SỬ VIỆT - VIETNAMESE HISTORY - HISTORY OF VIETNAM

Thoại Ngọc Hầu - Dũng tướng nặng tình, nặng nghĩa.

Share This
lịch sử việt nam, yêu sử việt, thoại ngọc hầu, trần quang diệu, chúa nguyễn, tây sơn, kênh vĩnh tế

YEUSUVIET.COM - Nguyễn Văn Thụy, hay còn được biết với tên Thoại Ngọc Hầu, là một danh tướng Nhà Nguyễn và là anh em kết nghĩa của một danh tướng... Tây Sơn, Trần Quang DiệuÔng lập được công lớn, được phong tước Hầu. Nhà Nguyễn thường lấy tên các công thần ghép vào tước, nên người ta quen gọi theo tên tước "Thoại Ngọc Hầu". Hai lần ông mang ấn bảo hộ Cao Miên nên cũng được gọi là Bảo hộ Thoại.

Bài liên quan

Ông sinh năm 1761, mất năm 1829. Lúc sinh thời, ông có nhiều công lao trong cuộc chiến của Nhà Nguyễn chống Tây Sơn và trong thời bình, ông hết lòng vì dân, chú tâm mở mang và phát triển nông nghiệp.

Trong suốt thời gian làm việc nước, ông đã 7 lần sao Xiêm, 2 lần sang Lào và 11 năm làm trấn chủ Cao Miên. Trực tiếp chỉ huy việc đào các kênh Vĩnh Tế, Thoại Hà để giúp cho nông nghiệp ở vùng Cửu Long được phát triển, đời sống nhân dân thêm sung túc. Ngoài ra nổi bật trong thời kỳ này, chúng ta nên nhớ đến mối tình huynh đệ giữa ông - tướng Nhà Nguyễn và Trần Quang Diệu - Hổ tướng Tây Sơn.

Chuyện kể rằng Trần Quang Diệu và Thoại Ngọc Hầu là đôi bạn cùng quê (cùng sinh ra ở An Hải, và cùng lứa tuổi) thân thiết. Sau quê hương loạn lạc, gia đình Trần Quang Diệu bỏ xứ về quê ngoại ở làng Trà Khê (Đà Nẵng), còn Nguyễn văn Thoại thì theo cha mẹ vào sống tại cù lao Dài trên sông Cổ Chiên (Vĩnh Long). Khi biết tin nhau thì hai ông đã ở hai bên chiến tuyến.

Vào năm 1801, lúc Nguyễn Văn Thoại mang quân từ Vạn Tượng (Lào) tiến đánh Phú Xuân, nghe tin Trần Quang Diệu từ Quy Nhơn cầm binh ra tiếp cứu; vì không muốn đối đầu với bạn, nên ông Thoại giao binh quyền cho phó tướng của mình là Lưu Phước Tường rồi bỏ vào Gia Định. Vì vậy, ông bị chúa Nguyễn Phúc Ánh bắt tội là không có lệnh của vua mà tự tiện về, giáng xuống làm cai đội cai quản đạo Thanh Châu.

Năm 1802, trong dịp khen thưởng những người có công, rất có thể vì chuyện này, mà ông cũng chỉ được nhà vua phong làm Khâm Sai Thống binh cai cơ sau mới thăng làm chưởng cơ. Hành động “nặng tình bằng hữu” của ông có thể được xem như một biểu tượng cho tình nghĩa, tính nhân văn của dòng máu Việt. Có thể nói, 2 tiếng "bằng hữu" trong ông còn cao hơn cả lễ giáo Vua-Tôi của Nho gia đang ảnh hưởng thời bấy giờ. Cộng thêm công lao ông dành cho nhân dân lại càng xứng đáng là bậc Danh Thần được người đời sau luôn ca tụng.

Sau khi qua đời, Thoại Ngọc Hầu được an táng tại An Giang. Lăng Thoại Ngọc Hầu còn gọi là Sơn Lăng, trước thuộc xã Vĩnh Tế, nay thuộc phường Núi Sam, thành Phố Châu Đốc, tỉnh An Giang. Đây là một danh thắng, một công trình kiến trúc cổ tiêu biểu dưới thời phong kiến, và là một di tích lịch sử cấp quốc gia Việt Nam (xếp hạng năm 1997).

lịch sử việt nam, yêu sử việt, thoại ngọc hầu, trần quang diệu, chúa nguyễn, tây sơn, kênh vĩnh tế

lịch sử việt nam, yêu sử việt, thoại ngọc hầu, trần quang diệu, chúa nguyễn, tây sơn, kênh vĩnh tế



lịch sử việt nam, yêu sử việt, thoại ngọc hầu, trần quang diệu, chúa nguyễn, tây sơn, kênh vĩnh tế

lịch sử việt nam, yêu sử việt, thoại ngọc hầu, trần quang diệu, chúa nguyễn, tây sơn, kênh vĩnh tế

lịch sử việt nam, yêu sử việt, thoại ngọc hầu, trần quang diệu, chúa nguyễn, tây sơn, kênh vĩnh tế


YÊU SỬ VIỆT


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chủ đề

yeu-su-viet (359) lich-su-viet-nam-qua-cac-thoi-ky (156) su-viet-hom-nay (95) nha-nguyen (86) danh-nhan-su-viet (84) sach-lich-su (72) su-kien-su-viet (71) facebook (53) sach-su-hien-dai (49) chong-phap (46) nha-hau-le (45) chua-nguyen (38) nha-tran (36) tai-lieu-su-viet (35) bac-thuoc (33) nha-ly (32) nha-tay-son (30) vua-chua-su-viet (29) Danh mục sách lịch sử Việt Nam hay (25) dia-danh-su-viet (22) chua-trinh (21) phim-truyen (21) quang-trung (18) vo-tuong (18) cac-cuoc-noi-chien (16) Cách mạng Việt Nam (13) gia-long (13) nguyen-mong (13) phim-su-viet (13) le-dai-hanh (12) nha-dinh (12) cong-tac-vien (11) dinh-tien-hoang (11) nha-tien-le (11) dien-tich-su-viet (10) sach-luat (10) viet-su-kieu-hung (10) minh-mang (9) nguyen-anh (9) tay-son-that-ho-tuong (9) trinh-nguyen-phan-tranh (9) Chiến tranh thế giới thứ I (8) khoi-nghia-lam-son (8) nha-ho (8) tran-hung-dao (8) hung-vuong (7) ly-thuong-kiet (7) mien-trung (7) ngu-ho-tuong-gia-dinh (7) nha-mac (7) an-duong-vuong (6) chiem-thanh (6) hai-ba-trung (6) ho-quy-ly (6) le-thanh-tong (6) ly-thai-to (6) tieu-thuyet-lich-su (6) le-thai-to (5) mien-bac (5) mien-nam (5) nha-tien-ly (5) cong-giao (4) gac-ma-1988 (4) hai-chien-truong-sa (4) ho-chi-minh (4) le-quy-don (4) mac-dang-dung (4) nha-ngo (4) trung-vuong-she-kings (4) Alexandre-de-Rhodes (3) cham-pa (3) chien-tranh-bien-gioi (3) dai-nam (3) danh-tuong-su-viet (3) dao-duy-tu (3) hinh-anh-su-viet (3) hung-dao-vuong (3) huyen-tran-cong-chua (3) lịch sử việt nam qua các thời kỳ (3) nam-bac-trieu (3) vuong-quoc-co (3) xiem-la (3) chien-tranh-viet-xiem (2) dieu-tan (2) hùng vương (2) loa-thanh-ruc-lua (2) 17-2-1979 (1) Chế Thị Ngọc Hân (1) Cách mạng khoa học công nghệ (1) Cách mạng tháng 10 Nga (1) Lịch sử thế giới 1945 - 2000 (1) a-cha (1) am-che (1) binh-ngo-dai-chien (1) chiến tranh cục bộ (1) chua-tien (1) cong-chua-viet-nam (1) dai-viet-co-phong (1) hai-chien-hoang-sa (1) kieu-binh (1) mai-hac-de (1) y-van-hien (1) Đông Kinh Nghĩa Thục (1)