TOP #10 Chiếu chỉ nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam. - LỊCH SỬ VIỆT NAM - YÊU SỬ VIỆT - VIETNAMESE HISTORY - HISTORY OF VIETNAM

TOP #10 Chiếu chỉ nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam.

Share This
TOP #10 Chiếu chỉ nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam.

YEUSUVIET - Lịch sử Việt Nam chứng kiến những thời khắc quan trọng giữa hoặc chuyển giao của các thời đại. Những Chiếu chỉ do các Hoàng đế Đại Việt công bố thường chính là những chứng tích thể hiện rõ nét những thời khắc quan trọng đó. Có Chiếu chỉ khởi đầu, kết thúc, có Chiếu chỉ giành lại độc lập hay khẳng định một tầm vóc, sự kiện quan trọng với Dân tộc, Quốc gia. Tựu chung lại, chính các Chiếu chỉ đã thể hiện rõ nét những thời khắc quan trọng của lịch sử Việt Nam.

Bài liên quan

Chiếu dời đô của Lý Thái Tổ

Cuối năm 1009, Điện tiền chỉ suy sứ Lý Công Uẩn lên ngôi hoàng đế Đại Cồ Việt, sử gọi là Lý Thái Tổ để thay cho Nhà Tiền Lê, chính thức mở ra Vương triều Nhà Lý trong lịch sử Việt Nam. Sự hình thành Vương triều Lý mang nhiều ý nghĩa lịch sử đặc biệt khẳng định cho nền độc lập, tự chủ của người Việt sau ngàn năm Bắc thuộc và khoảng thời gian gần 80 năm giành lại độc lập từ Nam Hán. Đến mùa xuân năm 1010, sau thời gian xem xét và chuẩn bị, Lý Thái Tổ quyết định dời đô từ thành Hoa Lư và thành Đại La. Ngài cho ban "Chiếu dời đô" để thể hiện rõ ý muốn trong quyết định của mình.

Các sử gia đời sau đều đánh giá cao ý nghĩa của việc làm dời đô này. Với việc dời đô từ Hoa Lư về Đại La, người Việt cũng dời từ thế phòng thủ trước các vương triều ở phương Bắc sang tư thế đối đầu, độc lập và quyết tâm phát triển đất nước. Đại La còn là vùng đất các triều đại Bắc thuộc chọn đặt thủ phủ cai trị người Việt, nên dời đô về Đại La còn khẳng định sự chấm dứt hiện diện của người Hán trên đất Việt. Hơn hết, vị trí địa lý của thành Đại La rất thuận lợi cho phát triển kinh tế, ổn định chính trị và giữ vững nền văn hóa Việt. Dời đô về Đại La, Lý Thái Tổ đã đổi tên thành Thăng Long với khát vọng Quốc gia, Dân tộc sẽ phát triển như Rồng thần bay cao, cao mãi.

Chiếu nhường ngôi của Lý Chiêu Hoàng

Sau "Chiếu dời đô" của Lý Thái Tổ, thì "Chiếu nhường ngôi" của Lý Chiêu Hoàng - nữ hoàng đế duy nhất trong lịch sử Việt Nam và hoàng đế cuối cùng của Nhà Lý, là chiếu chỉ mang ý nghĩa quan trọng nhất. Mặc dù không phải chủ ý do Lý Chiêu Hoàng hay tôn thất Nhà Lý soạn ra mà do sự sắp xếp của Thái sư Trần Thủ Độ, nhưng với việc ban bố Chiếu nhường ngôi, Lý Chiêu Hoàng đã kết thúc sự cai trị của Nhà Lý và nhường lại vũ đài chính trị cho Nhà Trần.

Sự kiện nhường ngôi vô tiền khoáng hậu này trong lịch sử Việt Nam khi hai triều đại thay thế nhau nhưng không xảy ra một cuộc chiến giành ngôi nào. Điều này dễ hiểu. Nhà Lý thời Lý Huệ Tông - cha của Lý Chiêu Hoàng, đã không còn đủ sức cai trị Đại Việt mà phải nhờ vào thế lực Họ Trần. Đến khi xuất gia đi tu, Lý Huệ Tông xem như đã hoàn toàn phó mặc vương triều cho Trần Thủ Độ. Dẫn đến việc Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng mình là Trần Cảnh theo sự sắp xếp của Trần Thủ Độ cũng là việc sớm muộn sẽ diễn ra. 

Vương triều Trần lên thay đã thể hiện rõ sự đóng góp của mình cho lịch sử Đại Việt. Các cuộc nội chiến nhanh chóng bị đánh dẹp, binh lực Đại Việt được củng cố trước âm mưu xâm lược của Mông Cổ từ phương xa và Trần Thủ Độ đã lãnh đạo Đại Việt vượt qua cuộc xâm lược lần thứ nhất của quân Mông Cổ vào năm 1258.

Bình Ngô đại cáo của Lê Thái Tổ

Sau 20 đô hộ Đại Việt từ năm 1407 đến năm 1427, Nhà Minh phải nhục nhã cuốn gói về nước và mang theo ân huệ không tàn sát quân hàng Minh của nghĩa quân Lam Sơn. Thời kỳ Bắc thuộc lần thứ tư tuy chấm dứt và vĩnh viễn không còn sự cai trị Bắc thuộc trên lãnh thổ người Việt, nhưng những mất mát của nền Văn hóa Đại Việt trong 20 năm đó không gì thay thế được. Hiểu rõ những tang thương của dân tộc trong 20 năm giặc Minh tàn bạo cai trị, đồng hóa nước ta để biết được tầm vóc quan trọng, ý nghĩa hết sức to lớn của "Bình Ngô đại cáo" do Nguyễn Trãi biên soạn theo ý Lê Thái Tổ.

Từ "Ngô" trong tựa và nội dung bài cáo muốn ám chỉ đến gốc gác và dòng họ Chu. Chu Nguyên Chương khi gầy dựng lực lượng, sau đã xưng Ngô Quốc Công vì dòng họ Chu có gốc từ đất Ngô. Sự uất hận, tang thương nhưng phải tạm nén để tránh gây thêm cuộc binh đao được dồn hết vào trong từ "Ngô" để diễn tả một hàm ý: Lam Sơn và người Việt đã bình định, đã đánh đuổi đến tận gốc gác, tổ tông của Hoàng đế Nhà minh chứ không đơn giản chỉ đánh đuổi quân đội Minh trên chiến trường.

Bình Ngô đại cáo trở thành bản Tuyên ngôn độc lập bất hủ của dân tộc Việt và là bản thiên cổ hùng văn bất tử cùng sức sống của giống nòi Việt Nam.

Chiếu lên ngôi của Quang Trung

Cuối năm 1788, Càn Long sai Tôn Sĩ Nghị mang 29 vạn quân Thanh sang xâm lược Đại Việt. Lúc đó, tình cảnh Đại Việt rối ren, lòng người chưa đoàn kết, nội bộ Tây Sơn chưa thật sự thống nhất khi vẫn chia ra cai quản ba vùng đất ở ba miền Bắc - Trung - Nam. Lê Chiêu Thống muốn lấy lại cơ nghiệp Nhà Hậu Lê là chính đáng, nhưng lại đưa người Thanh vào xâm lược Đại Việt lại trở thành nước đi sai lầm để mãi mãi mang nỗi nhơ cõng rắn cắn gà nhà. Quân Mãn Thanh binh hùng tướng mạnh kéo sang, sức quân Tây Sơn ở Bắc hà không chống kịp nên đã sớm rút lui chiến lược về Tam Điệp - Biện Sơn và cấp báo về cho Nguyễn Huệ... Trước tình hình đó, Nguyễn Huệ quyết định lên ngôi vua, lấy hiệu Hoàng đế Quang Trung.

Quang Trung ban "Chiếu lên ngôi", nói rõ sự tình quốc gia đang ngàn cân treo sợi tóc. Trong nước nội chiến chưa dứt, lòng người chưa đoàn kết, bên ngoài thì Mãn Thanh kéo quân xâm lược dưới danh nghĩa cầu cứu của đương kim triều đình. Việc Quang Trung ban chiếu lên ngôi hoàng đế như một biểu tượng để thống nhất lòng dân, tạo đầu mối đoàn kết quân dân Đại Việt tập trung vào một mục tiêu duy nhất là đánh đuổi quân xâm lược Mãn Thanh.

Chiếu lên ngôi của Hoàng đế Quang Trung đã đưa ông vào hàng ngũ những bậc đế vương trong lịch sử dân tộc và chiến thắng quân xâm lược Mãn Thanh đã dứt khoát đưa ngài vào ngôi đền huyền thoại của những Anh hùng dân tộc Việt Nam.

Chiếu thoái vị của Bảo Đại

Năm 1600, Nguyễn Hoàng lên thuyền xuôi về Nam, mở rộng cõi bờ Đại Việt và mãi không trở về Thăng Long nữa. Cho đến tận năm 1802, Nguyễn Ánh dẫn đội tinh binh Bắc tiến, thu hồi Thăng Long, lên ngôi Hoàng đế và chính thức chấm dứt hơn 200 năm đất nước chia cắt. Nguyễn Ánh lấy hiệu Gia Long, lập nên Nhà Nguyễn và đau đớn thay, ngài không thể biết được triều đại mà mình đã nằm gai nếm mật từ năm 14 tuổi để gian khó dựng lên lại là triều đại cuối cùng torng lịch sử quân chủ chuyên chế Việt Nam.

Năm 1858, liên quân Pháp - Tây Ban Nha nổ súng tấn công cảng Đà Nẵng, tuy thất bại nhưng đã mở ra thời kỳ dân tộc Việt chịu sự đô hộ của người Pháp kể từ năm 1884 - sau gần 30 năm người Việt nỗ lực để giữ nền độc lập của mình nhưng bất thành. Đến tận tháng 8 năm 1945, những người Cộng sản mang theo lá cờ đỏ sao vàng từ núi rừng tiến về thành thị, đánh đổ các chính quyền Nhật, Pháp và cả nền quân chủ Việt Nam hơn 1.000 năm để dựng nên nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào ngày 02/9/1945.

Trước đó, vào chiều ngày 30/8/1945, Hoàng đế Bảo Đại ngậm ngùi đọc bản "Chiếu thoái vị" trước hàng ngàn người tụ họp tại cửa Ngọ Môn và sau đó trao ấn tín và bảo kiếm, quốc bảo của hoàng triều cho Trần Huy Liệu. Ông trở thành công dân Vĩnh Thụy. 

Trong bản Tuyên ngôn Thoái vị, ông tuyên bố thoái vị với lý do "Chiếu đà tiến dân chủ đang đẩy mạnh ở miền Bắc nước ta, Trẫm e ngại rằng một sự tranh chấp giữa miền Bắc với miền Nam khó tránh được, nếu Trẫm đợi sau cuộc trưng cầu dân ý, để quyết định thoái vị. Trẫm hiểu rằng, nếu có cuộc tranh chấp đó, đưa cả nước vào hỗn loạn đau thương, thì chỉ có lợi cho kẻ xâm lăng". Ông mong chính phủ mới đối xử ôn hoà với các đảng phái đối lập để họ có thể góp sức kiến thiết quốc gia và để chứng tỏ chính thể mới xây đắp trên sự đoàn kết quốc dân. Ông có câu nói "Trẫm muốn được làm dân một nước tự do, hơn làm Vua một nước nô lệ".

(còn tiếp)

YÊU SỬ VIỆT

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chủ đề

yeu-su-viet (359) lich-su-viet-nam-qua-cac-thoi-ky (156) su-viet-hom-nay (95) nha-nguyen (86) danh-nhan-su-viet (84) sach-lich-su (72) su-kien-su-viet (71) facebook (53) sach-su-hien-dai (49) chong-phap (46) nha-hau-le (45) chua-nguyen (38) nha-tran (36) tai-lieu-su-viet (35) bac-thuoc (33) nha-ly (32) nha-tay-son (30) vua-chua-su-viet (29) Danh mục sách lịch sử Việt Nam hay (25) dia-danh-su-viet (22) chua-trinh (21) phim-truyen (21) quang-trung (18) vo-tuong (18) cac-cuoc-noi-chien (16) Cách mạng Việt Nam (13) gia-long (13) nguyen-mong (13) phim-su-viet (13) nha-dinh (12) cong-tac-vien (11) dinh-tien-hoang (11) le-dai-hanh (11) nha-tien-le (11) dien-tich-su-viet (10) sach-luat (10) viet-su-kieu-hung (10) minh-mang (9) nguyen-anh (9) tay-son-that-ho-tuong (9) trinh-nguyen-phan-tranh (9) Chiến tranh thế giới thứ I (8) khoi-nghia-lam-son (8) nha-ho (8) tran-hung-dao (8) hung-vuong (7) ly-thuong-kiet (7) mien-trung (7) ngu-ho-tuong-gia-dinh (7) nha-mac (7) an-duong-vuong (6) chiem-thanh (6) hai-ba-trung (6) ho-quy-ly (6) le-thanh-tong (6) ly-thai-to (6) tieu-thuyet-lich-su (6) le-thai-to (5) mien-bac (5) mien-nam (5) nha-tien-ly (5) cong-giao (4) gac-ma-1988 (4) hai-chien-truong-sa (4) ho-chi-minh (4) le-quy-don (4) mac-dang-dung (4) nha-ngo (4) trung-vuong-she-kings (4) Alexandre-de-Rhodes (3) cham-pa (3) chien-tranh-bien-gioi (3) dai-nam (3) danh-tuong-su-viet (3) dao-duy-tu (3) hinh-anh-su-viet (3) hung-dao-vuong (3) huyen-tran-cong-chua (3) lịch sử việt nam qua các thời kỳ (3) nam-bac-trieu (3) vuong-quoc-co (3) xiem-la (3) chien-tranh-viet-xiem (2) dieu-tan (2) hùng vương (2) loa-thanh-ruc-lua (2) 17-2-1979 (1) Chế Thị Ngọc Hân (1) Cách mạng khoa học công nghệ (1) Cách mạng tháng 10 Nga (1) Lịch sử thế giới 1945 - 2000 (1) a-cha (1) am-che (1) binh-ngo-dai-chien (1) chiến tranh cục bộ (1) chua-tien (1) cong-chua-viet-nam (1) dai-viet-co-phong (1) hai-chien-hoang-sa (1) kieu-binh (1) mai-hac-de (1) y-van-hien (1) Đông Kinh Nghĩa Thục (1)