Cuộc tiến đánh Bắc Kỳ của quân đội Mãn Thanh và Hiệp ước Thiên Tân 1882 - LỊCH SỬ VIỆT NAM - YÊU SỬ VIỆT - VIETNAMESE HISTORY - HISTORY OF VIETNAM

Cuộc tiến đánh Bắc Kỳ của quân đội Mãn Thanh và Hiệp ước Thiên Tân 1882

Share This
lịch sử việt nam, yêu sử việt, vietnamese history, chiến tranh pháp mãn thanh, hiệp ước thiên tân 1885
YEUSUVIET.COM - Năm 1789, Hoàng đế Quang Trung đại phá quân Mãn Thanh tại thành Thăng Long, kết thúc cuộc xâm lược của quân đội "thiên triều" bằng những xác chết quân Tàu trôi nổi trên sông Hồng. Sử gia George Dutton trong tác phẩm "Cuộc nổi dậy của Nhà Tây Sơn" đã có một đánh giá rất hay về tầm vóc của Hoàng đế Quang Trung và ý nghĩa của cuộc đại phá Mãn Thanh: 
Chiến thắng quân Thanh của ông đã dứt khoát đưa ông vào ngôi đền của những anh hùng dân tộc - Hai Bà TrưngTrần Hưng Đạo và Lê Lợi, là những người đã bảo vệ đất nước chống lại người láng giềng phương Bắc.
Tuy nhiên, cuộc đại phá của Hoàng đế Quang Trung chưa phải lần cuối cùng trong lịch sử Việt Nam có sự hiện diện của quân Mãn Thanh. Gần 100 năm sau ngày Hoàng đế đại thắng, một lần nữa Mãn Thanh đưa quân đội tràn sang Đại Nam và ngoài những sự tàn ác "truyền thống" như cướp, phá, chém giết... quân đội phương Bắc còn thực hiện một mục đích khác: chống lại người Pháp vì công cuộc thống nhất cai trị Đại Nam của họ đang dần hoàn thiện.
Bài liên quan

Chiến tranh Pháp-Thanh là cuộc chiến giữa Đệ tam Cộng hòa Pháp và Đế quốc Đại Thanh, diễn ra từ tháng 9 năm 1884 tới tháng 6 năm 1885. Cuộc chiến nổ ra vì Pháp muốn kiểm soát vùng đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam và con đường nối từ Hà Nội đến tỉnh Vân Nam của Trung Quốc. Nhà Thanh ngược lại muốn ngăn cản sự hiện diện quân sự của Pháp Bắc Kỳ, vì điều này sẽ trực tiếp uy hiếp vùng biên giới phía nam của họ. Sâu xa hơn nữa, là nhà Thanh muốn nhân cơ hội này để chiếm đoạt hoặc là duy trì ảnh hưởng của mình đối với Việt Nam, vốn là thuộc quốc truyền thống của Trung Hoa.

Theo "Việt Nam sử lược" của sử gia Trần Trọng Kim, khi đại thần Phạm Thận Duật đang ở Thiên Tân cầu cứu với triều đình nhà Thanh, Tổng đốc Lưỡng Quảng là Trương Thụ Thanh làm mật sớ về tâu với vua nhà Thanh, đại lược nói: 
Nước Nam và nước Tàu tiếp giáp với nhau mà thế lực nước Nam thật là suy hèn, không có thể tự chủ được nữa, vậy ta nên mượn tiếng sang đánh giặc mà đóng giữ ở các tỉnh thượng du. Đợi khi có biến thì ta chiếm lấy những tỉnh ở về phía bắc sông Hồng.
Điều mật báo này chẳng khác nào câu chuyện của họ Trần với Nhà Hồ trước âm mưu "Phù Trần diệt Hồ" của Nhà Minh vào thế kỷ XV. Trung Hoa trong lịch sử chưa bao giờ xem việc đưa quân vào lãnh thổ nước ta là vì mục đích "giúp đỡ", trái lại, như một truyền thống đã ăn sâu vào giấc mộng bành trướng của người Hán, Đại Việt - Đại Nam chỉ là "Giao Chỉ quận" và luôn nhìn thấy cơ hội xâm lược, đô hộ nước ta trong những tình cảnh nước ta ngặt nghèo nhất. Bằng một lịch sử láng giềng có quá nhiều những mâu thuẫn và chiến tranh, sự hiện diện quân sự của người phương Bắc trên lãnh thổ nước Nam là điều cấm kỵ và điều này đã không xảy ra trong cuộc chiến của Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cho đến ngày Việt Nam thống nhất 30/4/1975.

Cuộc chiến Pháp - Mãn Thanh diễn ra năm 1884 như cuộc chiến của hai thế lực đế quốc cũ và mới nhằm khẳng định sức mạnh quân sự và nền bảo hộ lên nước Đại Nam già cỗi và yếu ớt. Thật vậy, bỏ qua "truyền thống giúp nhưng thực chất là chiếm" của người Hán, quân đội Mãn Thanh hiện diện tại Bắc Kỳ trong tình thế đã thất bại thảm hại tại đại lục trước sức tàn phá của Thái Binh Thiên quốc và các cường quốc Phương Tây - trong đó có Pháp. Hình ảnh Đại Nam trong tình cảnh ấy chẳng khác nào hình ảnh Đại Việt trong mắt Tể tướng Vương An Thạch của Nhà Tống những năm 1070 xa xôi trước đây: đánh chiếm Đại Việt để "lấy lại Giao Chỉ quận" và gây dựng lại thanh thế Nhà Tống trước các nước Liêu, Tây Hạ... Còn với năm 1884, giành lấy Bắc Kỳ với Mãn Thanh mang ý nghĩa tiếp tục duy trì chế độ thiên triều - chư hầu xa xưa (mà nay sắp nát vụn trước sức mạnh phương Tây) và người Pháp phải lấy được Bắc Kỳ để hoàn thành một hình thức "bảo hộ toàn bộ" theo ý muốn của mình.

Cuộc chiến Pháp - Thanh diễn ra từ tháng 8/1884 đến tháng 4/1885 trên phạm vi Bắc Kỳ, Đài Loan và phần phía Đông Nam Trung Quốc. Một sự lộn xộn quân sự đã diễn ra trong thời điểm cuộc chiến này xảy ra. Quân đội triều đình Huế không còn đủ sức từ trước với những cuộc cướp bóc của giặc từ Trung Hoa tràn sang và những cuộc nổi dậy của người dân, đến nỗi phải dựa vào thế lực của người Tàu: quân "thiên triều" và quân Cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc để tiến hành các cuộc bình định cũng như bị lôi kéo vào cuộc chiến "bảo hộ - chư hầu" giữa Đại Pháp và Mãn Thanh. Lưu Vĩnh Phúc từ một quân đội cướp bóc nay được tận dụng cùng quân triều đình đánh Pháp và có những thời điểm dưới sự lãnh đạo của tướng Hoàng Kế Viêm, người Pháp đã bị giết mất đại tá H. Riviere cùng những tướng lĩnh khác.

Cuộc chiến giữa Pháp và Mãn Thanh đã diễn ra ác liệt tại các mặt trận của Bắc Kỳ như Bắc Lệ, Yên Bạc, Lạng Sơn, Tuyên Quang và kết thúc bằng Hòa ước Thiên Tân năm 1885. Hòa ước Thiên Tân 1885 là điểm kết thúc cho mô hình "thiên triều - chư hầu" của người Hán đã tồn tại từ xa xôi, nhưng đau đớn thay cho người Việt trong thời khắc lịch sử đó, nước Nam lại rơi vào một cuộc bảo hộ khác của người Pháp mà giá máu của những người Việt trung thành với truyền thống "Sông núi nước Nam vua Nam ở" sẽ còn đổ ra và chảy dài đến tận ngày 30/4/1975. Sự hiện diện của quân đội Mãn Thanh  tại Bắc Kỳ trong thập niên 80 của thế kỷ XIX dù với mục đích gây dựng lại giấc mơ đô hộ người Việt hay tiếp tục duy trì mô hình thiên triều - chư hầu thì cuối cùng người Việt và nước Việt vẫn là con cờ trên bàn cờ của những đế quốc to xác và hung hãn hơn.

Bài học xương máu được rút ra từ sự hiện diện của quân đội Mãn Thanh vào năm 1884 tại Bắc Kỳ và Hiệp ước Thiên Tân 1885 chẳng có gì khác ngoài bài học muôn thuở mà các tiền nhân Ngô Vương Quyền, Lê Đại Hành, Lý Thường Kiệt, Lê Thái Tổ đã để lại: nước Nam là của người Nam và đất nước chỉ có hùng cường, giàu mạnh mới không trở nên lệ thuộc Trung Hoa hay bất kỳ cường quốc nào khác. Chúng ta và con cháu chúng ta sẽ mãi mãi lưu truyền và hiện thực hóa bài học bất tử đó để xây dựng một Việt Nam độc lập - tự do và hùng cường. Đó là sứ mệnh thiêng liêng mà tiền nhân dành cho chúng ta và con cháu chúng ta.

Lê Khắc An

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chủ đề

yeu-su-viet (370) lich-su-viet-nam-qua-cac-thoi-ky (162) su-viet-hom-nay (101) nha-nguyen (86) danh-nhan-su-viet (85) su-kien-su-viet (77) sach-lich-su (73) facebook (53) sach-su-hien-dai (51) chong-phap (47) nha-hau-le (45) chua-nguyen (38) nha-tran (36) tai-lieu-su-viet (35) bac-thuoc (33) nha-ly (32) nha-tay-son (30) vua-chua-su-viet (30) Danh mục sách lịch sử Việt Nam hay (28) dia-danh-su-viet (23) chua-trinh (21) phim-truyen (21) quang-trung (18) vo-tuong (18) cac-cuoc-noi-chien (16) Cách mạng Việt Nam (13) gia-long (13) nguyen-mong (13) phim-su-viet (13) le-dai-hanh (12) nha-dinh (12) cong-tac-vien (11) dinh-tien-hoang (11) nha-tien-le (11) dien-tich-su-viet (10) sach-luat (10) viet-su-kieu-hung (10) minh-mang (9) nguyen-anh (9) tay-son-that-ho-tuong (9) trinh-nguyen-phan-tranh (9) Chiến tranh thế giới thứ I (8) khoi-nghia-lam-son (8) nha-ho (8) tran-hung-dao (8) hung-vuong (7) ly-thuong-kiet (7) mien-trung (7) ngu-ho-tuong-gia-dinh (7) nha-mac (7) an-duong-vuong (6) chiem-thanh (6) hai-ba-trung (6) ho-quy-ly (6) le-thanh-tong (6) ly-thai-to (6) tieu-thuyet-lich-su (6) cong-giao (5) ho-chi-minh (5) le-thai-to (5) mien-bac (5) mien-nam (5) nha-tien-ly (5) gac-ma-1988 (4) hai-chien-truong-sa (4) le-quy-don (4) mac-dang-dung (4) nha-ngo (4) trung-vuong-she-kings (4) Alexandre-de-Rhodes (3) cham-pa (3) chien-tranh-bien-gioi (3) dai-nam (3) danh-tuong-su-viet (3) dao-duy-tu (3) hinh-anh-su-viet (3) hung-dao-vuong (3) huyen-tran-cong-chua (3) lịch sử việt nam qua các thời kỳ (3) nam-bac-trieu (3) vuong-quoc-co (3) xiem-la (3) chien-tranh-viet-xiem (2) dieu-tan (2) hùng vương (2) loa-thanh-ruc-lua (2) 17-2-1979 (1) Chế Thị Ngọc Hân (1) Cách mạng khoa học công nghệ (1) Cách mạng tháng 10 Nga (1) Lịch sử thế giới 1945 - 2000 (1) a-cha (1) am-che (1) binh-ngo-dai-chien (1) chiến tranh cục bộ (1) chua-tien (1) cong-chua-viet-nam (1) dai-viet-co-phong (1) hai-chien-hoang-sa (1) kieu-binh (1) mai-hac-de (1) y-van-hien (1) Đông Kinh Nghĩa Thục (1)