Nhân dân vùng Lập Thạch, Vĩnh Phúc tham gia cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng - LỊCH SỬ VIỆT NAM - YÊU SỬ VIỆT - VIETNAMESE HISTORY - HISTORY OF VIETNAM

Nhân dân vùng Lập Thạch, Vĩnh Phúc tham gia cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng

Share This
Nhân dân vùng Lập Thạch, Vĩnh Phúc tham gia cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng.
Lịch sử việt nam, vietnamese history, ho chi minh, vo nguyên giáp general, trần hưng đạo, việt nam sử lược, trần trọng kim, lê thái tổ, nhà trần, gia long, quang trung, lê thánh tông, chiêm thành, thăng long, phan thanh giản, Tứ Phủ Xét Giả, board game, sách lịch sử việt nam

YEUSUVIET - Năm 99 trước công nguyên nước Âu Lạc rơi vào tay nhà Hán. Chúng chia nước ta thành 3 quận là Giao Chỉ, Cửu Châu và Nhật Nam, dưới quận là 56 huyện, địa bàn Lập Thạch thời ấy thuộc huyện Mê Linh. Nhà Hán thi hành chính sách bóc lột và đồng hoá rất gay gắt. Một mặt chúng cướp ruộng đất công làng xã lập đồn điền cho tội nhân và thuê khoán nông dân bản địa sản xuất, đẩy mạnh bóc lột. Mặt khác chúng truyền bá văn hoá Hán, cho binh lính giết đàn ông, cướp phụ nữ Âu Lạc về làm vợ để thực hiện đồng hoá. 

Bài liên quan

Với chính sách đó, đã gây ra mâu thuẫn lớn với nhân dân ta, đặc biệt là giới phụ nữ, nhiều cuộc nổi dậy chống Hán nổ ra. Tại huyện Mê Linh, hai chị em Trưng Trắc, Trưng Nhị con gái Lạc Tướng cháu Vua Hùng, đã đứng lên dựng cờ khởi nghĩa. Cuối năm Kỷ Hợi 39 sau công nguyên, Hai Bà Trưng đã tập hợp được 100 vị tù trưởng, thổ hào, cùng hàng vạn quân sỹ. 

Người Lập Thạch có các vị thổ hào chiêu mộ quân sỹ theo về với Hai Bà là: Bà Quế Lan (ở Thản Sơn, xã Liễn Sơn) thường gọi là Quý Lan Nương. Bà Chúa Bầu lập căn cứ ở Vực Chuông (xã Đạo Trù). Vợ chồng ông Lê Tuấn, bà Thục Nương (Lê Dương Công chúa) ở Thái Hoà. Các ông Nguyễn Tuấn, Nguyễn Lĩnh, Nguyễn Trĩ ở Hợp Lý. Ngày 6 tháng giêng năm Canh Tý (năm 40) quân khởi nghĩa của Hai Bà làm lễ tế cờ ở cửa sông Hát (Sơn Tây) rồi tiến đánh thành Mê Linh (làng Hạ Lôi, huyện Mê Linh ngày nay). 

Ngày 17 tháng giêng giải phóng thủ phủ Luỹ Lâu (Thuận Thành - Bắc Ninh ngày nay). Quân Hán tan rã nhanh chóng, Thái thú Tô Định hoảng sợ cải trang trốn về bên Trung Quốc. Chỉ trong vòng 3 tháng quân ta đã thu 65 thành ấp, đuổi giặc Hán ra khỏi bờ cõi nước ta, giành độc lập hoàn toàn. Các bộ lạc ở Quảng Đông, Quảng Tây (Trung Quốc ngày nay) cũng nổi dậy đánh đuổi quân Hán theo về với Hai Bà Trưng. Sau thắng lợi trọn vẹn Trưng Trắc được tôn lên làm vua (hiệu là Trưng Vương), định đô tại Mê Linh. Trưng Vương phong Trưng Nhị là Bình Khôi Công chúa, nắm quyền chỉ huy quân đội và dân binh cả nước. 

Các tướng nam và nữ đều được phong thưởng chức tước, nhân dân được miễn thuế 3 năm. Bà Quế Lan được phong là An Bình Công chúa đại tướng quân, giao cho 500 quân sỹ trấn thủ mạn thượng lưu sông Phó Đáy. An Bình công chúa chia quân đóng đồn trú tại 5 trại: Thản Sơn, Liễn Sơn, Ngọc Liễn, Sen Hồ (huyện Lập Thạch) và Tĩnh Luyện (huyện Tam Dương). Mùa hè năm 43, vua Hán Quang Vũ phong Mã Viện (58 tuổi) làm Phục Ba Tướng quân, thống lĩnh quân sỹ sang đánh nước ta. Trong tay Mã Viện có hai tên tướng với hai vạn quân chủ lực, 2 nghìn xe thuyền, cùng số lượng lớn quân chèo thuyền và phu chiến đi theo tải  lương phục dịch. 

Mã Viện đưa quân đến Hợp Phố bị quân của 2 nữ tướng của Hai Bà là Bát Nàn, Thánh Thiên phục kích đánh cho đại bại. Mã Viện đưa tàn quân chạy về Hồ Nam để xin triều đình bổ sung thêm lực lượng, rồi chia quân cho Lưu Long chỉ huy đi đường biển, còn hắn dẫn cánh quân bộ đi theo lối Quảng Tây tiến vào Lạng Sơn. Mã Viện tung quân đi do thám, thấy Hai Bà Trưng trực tiếp chỉ huy dàn trận ở phía bờ tây sông Nguyệt Đức, lập thành phòng tuyến bảo vệ Kinh đô Mê Linh. Y lập mưu đánh gọng kìm tập hậu, chia thành hai mũi, một mũi qua núi Tam Đảo sang Lập Thạch rồi đánh xuống đồng bằng, còn mũi kia chính do Mã Viện chỉ huy tiến về Cổ Loa khiêu chiến, rồi giả vờ thua rút chạy lên Tiên Du (tỉnh Bắc Ninh). 

Trưng Vương liền cất quân đuổi đánh, tại Tiên Du quân hai bên giao chiến cầm cự, Mã Viện cố ý kéo dài thời gian để đợi cánh quân từ phía núi Tam Đảo tới. Tại vùng thượng lưu sông Phó Đáy, thuộc địa bàn Lập Thạch quân ta và quân Hán giao chiến dữ dội. Quân Hán đánh tan đội quân của bà Chúa Bầu, từ Ao Xanh (Sơn Nam - Sơn Dương – Tuyên Quang) rút về Vực Chuông (xã Đạo Trù) tại đây bà đã hy sinh. Với 500 quân của bà Quế Lan bố phòng ở 5 đồn trại ra sức chiến đấu cản địch, trong chiến đấu tình thế cùng lực kiệt, bà đã hy sinh tại núi Mồ (Thản Sơn). 

Cánh quân tiếp viện từ đồng bằng ngược sông Phó Đáy lên do ông Đống Vịnh chỉ huy, bị giặc đánh thua, ông hy sinh thi thể trôi dạt về Thượng Lạp (huyện Vĩnh Tường) đã được nhân dân ở đây mai táng và lập đền thờ. Quân Hán tiến về Hướng Lại (huyện Vĩnh Tường) gặp quân ta do hai ông Cả Lợi, Hai Lợi chỉ huy, hai bên giao tranh quyết liệt, nhưng quân ta cũng không cản được giặc.  

Tin quân Hán vào hậu cứ của ta cấp báo đến Tiên Du, làm quân ta hoang mang, Trưng Vương vội truyền lệnh rút quân về để giữ Kinh thành. Thấy Trưng Vương trúng kế, Mã Viện liền tung quân truy kích quyết liệt. Quân ta không còn giữ được đội hình, Trưng Vương dẫn quân về thành Mê Linh, Trưng Nhị cũng dẫn quân về đại bản doanh Cự Triều (xã Tam Đồng, huyện Mê Linh ngày nay) để cố thủ. Sau một thời gian Trưng Vương cũng bỏ thành Mê Linh để lên Cự Triều hợp lực với Trưng Nhị. Quân Hán thừa cơ tiếp tục bao vây công phá. 

Đến đây Hai Bà lại quyết định bỏ thành Cự Triều đưa quân rút về bãi Cấm Khê bên bờ sông Hồng (xã Đại Tự, huyện Yên Lạc ngày nay) mong phát huy sở trường chiến đấu trên sông nước. Tại Cấm Khê quân ta và quân Hán giao tranh quyết liệt liên tục 4 ngày. Cuối cùng Trưng Vương bị tử trận, quân sỹ đưa thi hài của bà về mai táng tại núi Hy Cương (đền Hùng - Phú Thọ). Để khỏi bị sa vào tay giặc, Trưng Nhị gieo mình xuống sông tự vẫn. Kết thúc chiến cuộc về phía quân Hán bị tiêu diệt trên 1 vạn tên, về phía quân ta bị giặc bắt hơn 300 tướng lĩnh, quý tộc, trong đó có hơn 100 vị quyết không để giặc bắt đã tự vẫn. 

Sau 3 năm hưởng nền độc lập từ cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng đem lại, đất nước ta lại rơi vào tay quân xâm lược phương Bắc. Bản hùng ca tuy ngắn ngủi, song tiếng vang của cuộc khởi nghĩa và cái tên oanh liệt của Hai Bà Trưng đời đời bất diệt. Để ghi công các thủ lĩnh của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, trên đất Lập Thạch nhân dân đã lập đền thờ nữ tướng Quế Lan tại làng Thản Sơn, Quảng Khuân (Liễn Sơn), đền thờ bà chúa Bầu ở Đạo Trù, đền thờ vợ chồng tướng Lê Tuấn và Thục Nương ở Sen Hồ (Thái Hoà), đền thờ 3 anh em tướng Nguyễn Tuấn, Nguyễn Lĩnh và Nguyễn Trĩ ở Hợp Lý.

YÊU SỬ VIỆT st

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chủ đề

yeu-su-viet (365) lich-su-viet-nam-qua-cac-thoi-ky (161) su-viet-hom-nay (99) nha-nguyen (86) danh-nhan-su-viet (85) su-kien-su-viet (76) sach-lich-su (73) facebook (53) sach-su-hien-dai (50) chong-phap (47) nha-hau-le (45) chua-nguyen (38) nha-tran (36) tai-lieu-su-viet (35) bac-thuoc (33) nha-ly (32) nha-tay-son (30) vua-chua-su-viet (29) Danh mục sách lịch sử Việt Nam hay (27) dia-danh-su-viet (22) chua-trinh (21) phim-truyen (21) quang-trung (18) vo-tuong (18) cac-cuoc-noi-chien (16) Cách mạng Việt Nam (13) gia-long (13) nguyen-mong (13) phim-su-viet (13) le-dai-hanh (12) nha-dinh (12) cong-tac-vien (11) dinh-tien-hoang (11) nha-tien-le (11) dien-tich-su-viet (10) sach-luat (10) viet-su-kieu-hung (10) minh-mang (9) nguyen-anh (9) tay-son-that-ho-tuong (9) trinh-nguyen-phan-tranh (9) Chiến tranh thế giới thứ I (8) khoi-nghia-lam-son (8) nha-ho (8) tran-hung-dao (8) hung-vuong (7) ly-thuong-kiet (7) mien-trung (7) ngu-ho-tuong-gia-dinh (7) nha-mac (7) an-duong-vuong (6) chiem-thanh (6) hai-ba-trung (6) ho-quy-ly (6) le-thanh-tong (6) ly-thai-to (6) tieu-thuyet-lich-su (6) cong-giao (5) ho-chi-minh (5) le-thai-to (5) mien-bac (5) mien-nam (5) nha-tien-ly (5) gac-ma-1988 (4) hai-chien-truong-sa (4) le-quy-don (4) mac-dang-dung (4) nha-ngo (4) trung-vuong-she-kings (4) Alexandre-de-Rhodes (3) cham-pa (3) chien-tranh-bien-gioi (3) dai-nam (3) danh-tuong-su-viet (3) dao-duy-tu (3) hinh-anh-su-viet (3) hung-dao-vuong (3) huyen-tran-cong-chua (3) lịch sử việt nam qua các thời kỳ (3) nam-bac-trieu (3) vuong-quoc-co (3) xiem-la (3) chien-tranh-viet-xiem (2) dieu-tan (2) hùng vương (2) loa-thanh-ruc-lua (2) 17-2-1979 (1) Chế Thị Ngọc Hân (1) Cách mạng khoa học công nghệ (1) Cách mạng tháng 10 Nga (1) Lịch sử thế giới 1945 - 2000 (1) a-cha (1) am-che (1) binh-ngo-dai-chien (1) chiến tranh cục bộ (1) chua-tien (1) cong-chua-viet-nam (1) dai-viet-co-phong (1) hai-chien-hoang-sa (1) kieu-binh (1) mai-hac-de (1) y-van-hien (1) Đông Kinh Nghĩa Thục (1)