Cuộc kháng chiến chống quân Nhà Minh xâm lược của nhân dân Đại Việt thế kỷ XV. - LỊCH SỬ VIỆT NAM - YÊU SỬ VIỆT - VIETNAMESE HISTORY - HISTORY OF VIETNAM

Cuộc kháng chiến chống quân Nhà Minh xâm lược của nhân dân Đại Việt thế kỷ XV.

Share This
 Cuộc kháng chiến chống quân Nhà Minh xâm lược của nhân dân Đại Việt thế kỷ XV..
Lịch sử việt nam, vietnamese history, ho chi minh, vo nguyên giáp general, trần hưng đạo, việt nam sử lược, trần trọng kim, lê thái tổ, nhà trần, gia long, quang trung, lê thánh tông, chiêm thành, thăng long, phan thanh giản, Tứ Phủ Xét Giả, board game, sách lịch sử việt nam

YEUSUVIET - Năm 1400 Hồ Quý Ly cướp ngôi nhà Trần, nhà Minh (Trung Quốc) mượn cớ phù Trần đem quân xâm lược nước ta, cuộc chiến tranh Minh - Hồ bùng phát. Mùa hạ năm 1407, cha con Hồ Quý Ly bị quân Minh bắt đem về Trung Quốc. Sau khi Hồ Quý Ly thất bại, con cháu nhà Trần tiếp tục nổi lên chống quân Minh như: Trần Ngỗi, Trần Nguyệt, Trần Quý Khoáng. Các cuộc khởi nghĩa này nối tiếp nhau từ năm 1407 đến 1413 thì chấm dứt. 


Ngày 12 tháng 2 năm Bính Thân (1416) tại núi rừng Lam Sơn (Thanh Hoá), hào trưởng Lê Lợi cùng 18 người thân tín làm lễ cáo trời đất thần kỳ sông núi, thề cùng đồng lòng tin cậy nhau, tôn Lê Lợi làm minh chủ, dựng cờ khởi nghĩa. Trần Nguyên Hãn là cháu tám đời của vua Trần Thái Tông, là cháu bảy đời của Chiêu Minh Đại vương Trần Quang Khải, đồng thời là anh em con cô con cậu với Nguyễn Trãi. Ông sinh năm Canh Ngọ (1390) tại làng Đa Cai (xã Sơn Đông Lập Thạch). Thời trai trẻ Trần Nguyên Hãn thường gánh dầu dọc đi bán ở các chợ: Gốm, Bồ Sao, Bạch Hạc, là con cháu dòng dõi nhà Trần với võ nghệ cao cường, Trần Nguyên Hãn chiêu mộ nghĩa quân, lấy khu rừng Thần (thôn Đức Lễ, xã Văn Quán ngày nay) làm nơi luyện tập chuẩn bị chống quân Minh. 

Khi nghe tin Lê Lợi ở Lam Sơn đang chiêu hiền đãi sỹ dựng cờ nghĩa, Trần Nguyên Hãn đã lặn lội vào phò tá. Ông được Bình Định Vương Lê Lợi trọng dụng vào hàng đại thần, dự bàn mưu kế. Ông là một vị tướng thao lược, cầm quân đánh đâu thắng đó chức vụ thăng dần đến Thái uý (quan võ cao cấp hàng nhất phẩm). Trong quá trình chiến đấu Trần Nguyên Hãn dự nhiều trận lớn nhỏ, sử sách thường kể đến những trận lập công nổi tiếng của ông là: 

- Chiến dịch Tân Bình - Thuận Hoá tháng 7/1425, Bình Định Vương Lê Lợi giao cho ông 1.000 quân, cùng với nhiều voi chiến. Khi quân ta đi đến sông Bố Chính thì gặp quân Minh do tướng Nhậm Năng chỉ huy. Trần Nguyên Hãn cho một bộ phận mai phục ở Hà Khuông, một bộ phận do ông trực tiếp chỉ huy giáp chiến với giặc. Nhậm Năng thấy quân ta ít ỏi coi thường, xông lại đánh. Trần Nguyên Hãn giả vờ thua chạy, dẫn quân giặc lại chỗ ta mai phục. Thình lình hai tướng Lê Nỗ và Lê Đa Bồ của Trần Nguyên Hãn cho quân từ hai mặt đánh khép lại, khiến quân của Nhậm Năng đại bại. Tuy vậy quân Minh ở đây rất đông, khi được tiếp viện 70 thuyền chiến, Trần Nguyên Hãn liền mở cuộc tổng công kích dồn quân Minh vào hai thành Tân Bình - Thuận Hoá giải phóng một vùng rộng lớn. 

- Tháng 10 năm 1426, theo lệnh Lê Lợi, Trần Nguyên Hãn đem 100 chiến thuyền theo sông Phó Đáy ra sông Hồng xuôi về Thăng Long tiến quân đoàn thuyền của quân Minh đóng ở Đông Bộ Đầu. Trận này quân ta thắng lớn, cướp được của địch hơn 100 chiến thuyền và rất nhiều khí giới, uy hiếp mạnh thành Đông Quan. 

- Mùa thu năm Đinh Mùi (1427) Trần Nguyên Hãn và tướng Lê Sát được giao hạ thành Xương Giang. Thành này nằm trên con đường nối đến Đông Quan (Hà Nội) với Quảng Tây (Trung Quốc) rất kiên cố. Trước đó quân ta đã bao vây 6 tháng, tiến công nhiều lần nhưng chưa hạ được. Nghe tin vua Minh sai An viễn hầu Liễu Thăng dẫn quân sang tiếp viện cho Vương Thông đang bị bao vây ở Đông Quan. Lê Lợi ra chỉ lệnh phải hạ bằng được thành Xương Giang, không để Liễu Thăng tới đó làm bàn đạp tiến về Đông Quan. Trần Nguyên Hãn chỉ huy, quân ta ồ ạt đánh vào làm cho quân Minh không kịp trở tay. Ông cho quân đào hầm tuồn vào thành và đắp ụ đất lên mặt thành. Bốn mặt đều đánh, các loại súng thần công, tên lửa cùng bắn vào đốt cháy kho vũ khí doanh trại giặc, rồi quân ta mang gươm giáo xông lên, quân ta hạ được thành. 

- Trận Mã Yên tiêu diệt Liễu Thăng: Sau khi phá xong thành Xương Giang, Lê Lợi họp bàn với các tướng lĩnh tìm kế đón đánh Liễu Thăng ngoài biên giới. Trần Nguyên Hãn và Lê Sát được giao nhiệm vụ đi tìm nơi hiểm yếu dấu quân. Ngày 18 tháng 9 năm Đinh Mùi (1427 ) Liễu Thăng cùng bọn Lương Minh, Thôi Tụ, Lý Khánh, Hoàng Phúc dẫn 10 vạn quân và hai vạn ngựa chiến đi đường Quảng Tây xuống Ải Pha Luỹ, tướng Lê Lựu giữ Ải Pha Luỹ không chống nổi phải lui binh về Ải Lưu. Ngày 2019, Liễu Thăng dẫn đầu đại quân đánh thẳng vào Ải Lưu, Lê Lựu lại rút về ải Chi Lăng. Các tướng giặc khuyên Liễu Thăng nên thận trọng kẻo mắc mưu. 

Liễu Thăng kiêu ngạo không thèm nghe, tự dẫn hơn trăm kỵ mã đuổi theo. Đến chân núi Mã Yên thấy cầu gẫy, Liễu Thăng xua quân kỵ mã lội suối, tất cả bị sa lầy, quân Minh bị ùn tắc. Bất thình lình Trần Nguyên Hãn và Lê Sát tung quân ra, phóng lao trúng Liễu Thăng, y chết ngay giữa bãi lầy. Các cánh quân của ta bốn mặt đánh ập lại, quân Minh bị giết hơn 1 vạn tên. Lý Khánh và Lương Minh trước đã ốm sẵn, nay lại hoảng sợ quá mà chết. Các tướng giặc còn lại cố chỉnh đốn binh mã đi tiếp xuống thành Xương Giang. Tới nơi thành đã bị san bằng, chúng phải ra cánh đồng hạ trại. Quân ta bao vây bắt được các tướng giặc là Thôi Tụ, Hoàng Phúc, tiêu diệt hoàn toàn đội quân tiếp viện của nhà Minh. 

Do thất bại này mà Vương Thông xin đình chiến và xin Lê Lợi cho họ rút quân về nước, chấm dứt xâm lược nước ta. Trần Nguyên Hãn người con của quê hương Lập Thạch, là danh tướng của nghĩa quân Lam Sơn, được Lê Lợi giao chỉ huy những mũi chủ công ác liệt, những thành trì kiên cố của địch. Trần Nguyên Hãn đã đưa ra cách đánh mới mẻ là tập trung cao độ binh lực và các loại vũ khí, đánh từ bốn phía, đánh cùng một lúc, làm cho địch không sao đủ sức để đối phó. Việc dứt điểm các trận đánh lớn trong một thời gian ngắn càng tăng uy thế, giảm sự thiệt hại của quân ta, chiến thắng càng vang dội.  

Đặc biệt là chiến thắng Xương Giang và các trận thắng lớn đã để lại bài học bổ ích cho nền nghệ thuật quân sự Việt Nam đầu thế kỷ XV. Đầu năm 1428 triều đình nhà Lê thành lập, Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế, phong Trần Nguyên Hãn là Tả Tướng quốc, làm quan được 1 năm thì ông xin về hưu tại quê nhà (xã Sơn Đông). Ngày 26 tháng 2 năm Kỷ Dậu (1429) đã xảy ra vụ oan nghiệt tại bến Đông Hồ ông cùng 42 lực sỹ đã chìm xuống dòng sông Lô quê hương ông, do sự nghi ngờ của Hoàng đế Lê Lợi. 

Đến đời vua Lê Nhân Tông (1455) là cháu của Lê Lợi đã minh oan cho ông và trả lại ruộng đất, của cải cho vợ con ông. Nhân dân Sơn Đông và các vùng lân cận nhớ công lao của ông đã lập đền thờ ở các nơi: Đền  thờ Tả Tướng quốc ở thôn Đa Cai nơi gia đình ông cư ngụ. Đền thờ Phan Lãng (Cao Phong) nơi lập trang trại đầu tiên của cha ông. Đền thờ Đức Lễ (xã Văn Quán) nơi ông luyện quân. Đền thờ Đông Hồ nơi chứng kiến ông tự trẫm mình để giữ trọn vẹn “Trung quân, ái quốc”. Riêng đền thờ ở bến Đông Hồ đã mất, còn 3 đền thờ đều được tôn tạo là di tích lịch sử quý giá.

YÊU SỬ VIỆT st

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chủ đề

yeu-su-viet (359) lich-su-viet-nam-qua-cac-thoi-ky (156) su-viet-hom-nay (95) nha-nguyen (86) danh-nhan-su-viet (84) sach-lich-su (72) su-kien-su-viet (71) facebook (53) sach-su-hien-dai (49) chong-phap (46) nha-hau-le (45) chua-nguyen (38) nha-tran (36) tai-lieu-su-viet (35) bac-thuoc (33) nha-ly (32) nha-tay-son (30) vua-chua-su-viet (29) Danh mục sách lịch sử Việt Nam hay (25) dia-danh-su-viet (22) chua-trinh (21) phim-truyen (21) quang-trung (18) vo-tuong (18) cac-cuoc-noi-chien (16) Cách mạng Việt Nam (13) gia-long (13) nguyen-mong (13) phim-su-viet (13) le-dai-hanh (12) nha-dinh (12) cong-tac-vien (11) dinh-tien-hoang (11) nha-tien-le (11) dien-tich-su-viet (10) sach-luat (10) viet-su-kieu-hung (10) minh-mang (9) nguyen-anh (9) tay-son-that-ho-tuong (9) trinh-nguyen-phan-tranh (9) Chiến tranh thế giới thứ I (8) khoi-nghia-lam-son (8) nha-ho (8) tran-hung-dao (8) hung-vuong (7) ly-thuong-kiet (7) mien-trung (7) ngu-ho-tuong-gia-dinh (7) nha-mac (7) an-duong-vuong (6) chiem-thanh (6) hai-ba-trung (6) ho-quy-ly (6) le-thanh-tong (6) ly-thai-to (6) tieu-thuyet-lich-su (6) le-thai-to (5) mien-bac (5) mien-nam (5) nha-tien-ly (5) cong-giao (4) gac-ma-1988 (4) hai-chien-truong-sa (4) ho-chi-minh (4) le-quy-don (4) mac-dang-dung (4) nha-ngo (4) trung-vuong-she-kings (4) Alexandre-de-Rhodes (3) cham-pa (3) chien-tranh-bien-gioi (3) dai-nam (3) danh-tuong-su-viet (3) dao-duy-tu (3) hinh-anh-su-viet (3) hung-dao-vuong (3) huyen-tran-cong-chua (3) lịch sử việt nam qua các thời kỳ (3) nam-bac-trieu (3) vuong-quoc-co (3) xiem-la (3) chien-tranh-viet-xiem (2) dieu-tan (2) hùng vương (2) loa-thanh-ruc-lua (2) 17-2-1979 (1) Chế Thị Ngọc Hân (1) Cách mạng khoa học công nghệ (1) Cách mạng tháng 10 Nga (1) Lịch sử thế giới 1945 - 2000 (1) a-cha (1) am-che (1) binh-ngo-dai-chien (1) chiến tranh cục bộ (1) chua-tien (1) cong-chua-viet-nam (1) dai-viet-co-phong (1) hai-chien-hoang-sa (1) kieu-binh (1) mai-hac-de (1) y-van-hien (1) Đông Kinh Nghĩa Thục (1)