Ngũ hổ tướng thành Gia Định - Nguyễn Huỳnh Đức - LỊCH SỬ VIỆT NAM - YÊU SỬ VIỆT - VIETNAMESE HISTORY - HISTORY OF VIETNAM
Lịch sử việt nam, vietnamese history, ho chi minh, vo nguyên giáp general, trần hưng đạo, việt nam sử lược, trần trọng kim, lê thái tổ, nhà trần, gia long, quang trung, lê thánh tông, chiêm thành, thăng long, phan thanh giản, Tứ Phủ Xét Giả

YEUSUVIET - Trong lịch sử Việt Nam, hiếm có danh tướng ở địa vị "khai quốc công thần" nào như Kiến Xương quận công Nguyễn Huỳnh Đức. Hiếm có vì trong thời chiến, ông được cả Tây Sơn, Xiêm LaNhà Nguyễn kính trọng, trong thời bình Ông có tài trị nước, làm tổng trấn cả Bắc thành lẫn Gia Định thành. Đến khi mất đi, các đời Vua Nguyễn vẫn xem xét công lao nhiều lần sắc phong và lăng mộ, đền thờ Ông đến nay đã gần 200 năm vẫn còn tráng lệ, gìn giữ rất tốt. Đương thời, ông được xưng tụng vào hàng "Gia Định ngũ hổ tướng".


Bài liên quan

Tướng Chúa Nguyễn nhưng 03 năm phò Tây Sơn

Nguyễn Huỳnh Đức tên thật là Huỳnh Tường Đức, sinh năm 1748 tại vùng đất nay là phường Khánh Hậu, thành phố Tân An, tỉnh Long An. Xuất thân trong một gia đình võ tướng đã 3 đời nên ông sớm có tài võ lược, tinh thông binh pháp. Năm 1782, ông theo Chúa Nguyễn. Có lần, Nguyễn Phúc Ánh bị quân Tây Sơn truy đuổi đến Định Tường thì bị sa lầy, chỉ mỗi một mình ông dám trở lại cứu chúa. Lúc ấy trời vừa chạng vạng tối, quân Tây Sơn sợ bị mai phục nên rút lui. Trong đêm đó, vì quá mỏi mệt, Nguyễn Phúc Ánh đã gối đầu lên đùi ông ngủ mê man... Cảm động, Nguyễn Phúc Ánh ban cho ông "quốc tính" và xem ông như người trong hoàng tộc. Từ đó, ông mang họ kép Nguyễn Huỳnh và được gọi là "Nguyễn Huỳnh Đức".

Năm 1783, Ông giao chiến với Tây Sơn và thua trận, bị bắt cùng hơn 500 quân. Nguyễn Huệ cảm mến tài năng của Ông nên muốn lưu giữ lại. Đáp lại tấm thịnh tình của Người Anh hùng áo vải, Ông chấp nhận theo Tây Sơn nhưng với điều kiện chỉ đánh quân Trịnh, không đánh quân Nguyễn và Nguyễn Huệ đồng ý. Thời gian lưu lại doanh trại của Nguyễn Huệ, do nhớ thương chủ cũ nên trong lòng ông thường phẫn uất. Một đêm mơ ngủ, Nguyễn Huỳnh Đức quát mắng Nguyễn Huệ rất to. Quân tướng giận, muốn đem giết nhưng vị anh hùng áo vải cho là lời trong giấc ngủ, không nỡ bắt tội. Nguyễn Huệ còn cho nhiều châu ngọc, muốn tỏ sự hậu đãi để lôi kéo nhưng Huỳnh Đức vẫn không suy chuyển. Vì Ông đã lập lời thề với Quang Trung rằng, chỉ giúp đánh họ Trịnh chứ không quay giáo đánh chúa Nguyễn. Vị anh hùng Tây Sơn vì thế càng mến tài trung nghĩa của ông.

Ba năm sau, Nguyễn Huệ dẫn quân ra Bắc đánh họ Trịnh nên đưa Nguyễn Huỳnh Đức theo. Khi về, ông được để lại giữ đất Nghệ An cùng tướng trấn thủ Nguyễn Văn Duệ. Người này vốn là thuộc hạ của Nguyễn Nhạc nên không thích ở dưới quyền của Nguyễn Huệ. Huỳnh Đức nhân đó lập mưu bảo Duệ theo đường tắt trong rừng mà lẻn về Quy Nhơn với Nhạc. Duệ tin lời, đem hơn 5.000 quân theo đường rừng về Nam. Khi đi, Duệ sai ông đi trước mở đường. Được hơn mười ngày, ông cho người đến tạ ơn Duệ rồi đưa thuộc hạ sang hướng khác, tránh Duệ mang quân truy đuổi. Đi đường rừng hiểm trở, mất nhiều thời gian nên lương cạn, quân sĩ phải ăn lá cây. Sau cùng ông đến được Xiêm La (Thái Lan), vua ở đây cũng muốn giữ lại làm tướng nhưng ông nhất quyết về Sài Gòn tìm chúa Nguyễn Ánh.

Lịch sử việt nam, vietnamese history, ho chi minh, vo nguyên giáp general, trần hưng đạo, việt nam sử lược, trần trọng kim, lê thái tổ, nhà trần, gia long, quang trung, lê thánh tông, chiêm thành, thăng long, phan thanh giản, Tứ Phủ Xét Giả
Nguyễn Phúc Ánh và Tiền quân Nguyễn Huỳnh Đức. Ảnh: Ấm Chè

Khai quốc công thần và hai lần làm Tổng trấn

Năm 1799, ông được thăng chức Chưởng quản Hữu quân dinh, ra đánh lấy được Phan Rí, rồi Thị Nại (Bình Định). Năm sau, ông dẫn quân đánh hạ được thành Quy Nhơn, rồi được cử vào Nam cai quản xứ Định Tường. Trong đời làm tướng, ông tham gia nhiều trận đánh quan trọng như đem quân giải vây cho Lê Văn Quân (Canh Tuất - 1790), lúc tiến đánh Thị Nại (Nhâm Tý - 1792), khi đánh Quảng Nam (Bính Thìn - 1796)… Sau khi Nguyễn Phúc Ánh chiếm thành Phú Xuân, giao ông trấn giữ thành Quy Nhơn.  Năm 1802, Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi vua, lấy hiệu là Gia Long, Nguyễn Huỳnh Đức được phong Quận công.  

Đất nước thống nhất, nhà Nguyễn được lập, năm Canh Ngọ 1810, ông được làm Tổng trấn Bắc thành kiêm Khâm sai Chưởng tiền quân. Năm 1816, ông trở về Nam làm Tổng trấn Gia Định cùng với Hiệp Tổng trấn Trịnh Hoài Đức, cai quản toàn miền Nam. Đây là trường hợp hiếm được vua giao giữ chức vụ cao buổi đầu đất nước, cần tài đảm lược, mà lại liên tiếp ở hai đầu đất nước. Phải là người có đủ năng lực, uy tín cũng như được vua tin tưởng ở lòng trung thành thì mới có thể giữ được trọng trách cao đến thế.

Ngày 9 tháng 9 năm Kỷ Mão (tức 27 tháng 10 năm 1819), ông mất khi đang tại chức, thọ 71 tuổi, an táng tại nơi quê nhà và được thờ tại miếu Trung hưng công thần tại kinh đô Huế.  Năm Minh Mạng thứ 12 (1831), ông được truy tặng là Kiến Xương Quận công. Ông có bốn người con trai đều là võ quan, trong số đó có hai người là rể của vua Gia Long.

Người đời sau tưởng nhớ

Hiện nay, nơi quê quán của Nguyễn Huỳnh Đức ở Long An, có đền và mộ của ông, được dòng tộc giữ gìn khá tốt. Ngôi điện lợp ngói lưu ly xanh được gia tộc xây dựng năm 2000 theo bản vẽ của Kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng, nguyên Viện trưởng Viện Khảo cổ Sài Gòn. Ngày 6/10 (mùng 8 tháng Chín âm lịch) hằng năm là lễ giỗ Tiền quân Nguyễn Huỳnh Đức sẽ được gia tộc tổ chức tại lăng Tiền quân thuộc khu phố Giồng Dinh, phường Khánh Hậu, thành phố Tân An, tỉnh Long An.

Ngày 4/10/2019, Hội thảo khoa học “Tiền quân Nguyễn Huỳnh Đức: Nhân vật - Võ nghiệp và di sản” đã được tổ chức tại TP. HCM. Hội thảo đã giới thiệu cuốn sách “Tiền quân Nguyễn Huỳnh Đức : nhân vật – võ nghiệp và di sản” với 40 bài tham luận của các nhà nghiên cứu tập trung tìm hiểu hai vấn đề:  

Vấn đề thứ nhất: Về thân thế và võ nghiệp của Tiền quân Nguyễn Huỳnh Đức 

Vấn đề thứ hai: Di sản để lại của vị tướng Nguyễn Huỳnh Đức và sự kế thừa của hậu thế  

Những nghiên cứu này sẽ giúp chúng ta hiểu hơn về lịch sử nước nhà đầu thời Nguyễn, cùng hành trạng, xuất thân, quê quán, sự nghiệp, công lao, di sản võ đạo và tín ngưỡng thờ cúng vị võ tướng này, người có chân trong “Gia Định ngũ hổ tướng” thời Nguyễn. Xin trân trọng giới thiệu tới đọc giả cuốn sách này. Hy vọng sẽ góp một phần nhỏ bé trong công cuộc nghiên cứu, học tập của quý bạn đọc chuyên ngành Lịch sử và Văn hóa học nói riêng và những người quan tâm đến lịch sử Việt Nam nói chung.

YÊU SỬ VIỆT tổng hợp

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chủ đề

yeu-su-viet (359) lich-su-viet-nam-qua-cac-thoi-ky (156) su-viet-hom-nay (95) nha-nguyen (86) danh-nhan-su-viet (84) sach-lich-su (72) su-kien-su-viet (71) facebook (53) sach-su-hien-dai (49) chong-phap (46) nha-hau-le (45) chua-nguyen (38) nha-tran (36) tai-lieu-su-viet (35) bac-thuoc (33) nha-ly (32) nha-tay-son (30) vua-chua-su-viet (29) Danh mục sách lịch sử Việt Nam hay (25) dia-danh-su-viet (22) chua-trinh (21) phim-truyen (21) quang-trung (18) vo-tuong (18) cac-cuoc-noi-chien (16) Cách mạng Việt Nam (13) gia-long (13) nguyen-mong (13) phim-su-viet (13) nha-dinh (12) cong-tac-vien (11) dinh-tien-hoang (11) le-dai-hanh (11) nha-tien-le (11) dien-tich-su-viet (10) sach-luat (10) viet-su-kieu-hung (10) minh-mang (9) nguyen-anh (9) tay-son-that-ho-tuong (9) trinh-nguyen-phan-tranh (9) Chiến tranh thế giới thứ I (8) khoi-nghia-lam-son (8) nha-ho (8) tran-hung-dao (8) hung-vuong (7) ly-thuong-kiet (7) mien-trung (7) ngu-ho-tuong-gia-dinh (7) nha-mac (7) an-duong-vuong (6) chiem-thanh (6) hai-ba-trung (6) ho-quy-ly (6) le-thanh-tong (6) ly-thai-to (6) tieu-thuyet-lich-su (6) le-thai-to (5) mien-bac (5) mien-nam (5) nha-tien-ly (5) cong-giao (4) gac-ma-1988 (4) hai-chien-truong-sa (4) ho-chi-minh (4) le-quy-don (4) mac-dang-dung (4) nha-ngo (4) trung-vuong-she-kings (4) Alexandre-de-Rhodes (3) cham-pa (3) chien-tranh-bien-gioi (3) dai-nam (3) danh-tuong-su-viet (3) dao-duy-tu (3) hinh-anh-su-viet (3) hung-dao-vuong (3) huyen-tran-cong-chua (3) lịch sử việt nam qua các thời kỳ (3) nam-bac-trieu (3) vuong-quoc-co (3) xiem-la (3) chien-tranh-viet-xiem (2) dieu-tan (2) hùng vương (2) loa-thanh-ruc-lua (2) 17-2-1979 (1) Chế Thị Ngọc Hân (1) Cách mạng khoa học công nghệ (1) Cách mạng tháng 10 Nga (1) Lịch sử thế giới 1945 - 2000 (1) a-cha (1) am-che (1) binh-ngo-dai-chien (1) chiến tranh cục bộ (1) chua-tien (1) cong-chua-viet-nam (1) dai-viet-co-phong (1) hai-chien-hoang-sa (1) kieu-binh (1) mai-hac-de (1) y-van-hien (1) Đông Kinh Nghĩa Thục (1)