Sự hiện diện của các giáo sĩ châu Âu ở vùng người Thượng trước thời kỳ Pháp thuộc. - LỊCH SỬ VIỆT NAM - YÊU SỬ VIỆT - VIETNAMESE HISTORY - HISTORY OF VIETNAM

Sự hiện diện của các giáo sĩ châu Âu ở vùng người Thượng trước thời kỳ Pháp thuộc.

Share This
Sự hiện diện của các giáo sĩ châu Âu ở vùng người Thượng trước thời kỳ Pháp thuộc.
Lịch sử việt nam, vietnamese history, ho chi minh, vo nguyên giáp general, trần hưng đạo, việt nam sử lược, trần trọng kim, lê thái tổ, nhà trần, gia long, quang trung, lê thánh tông, chiêm thành, thăng long, phan thanh giản, Tứ Phủ Xét Giả, board game, sách lịch sử việt nam

YEUSUVIET - Vào cuối thế kỷ XVI và đầu thế kỷ XVII, giới thương nhân từ các nước phương Tây như Bồ Đào Nha, Anh, và Pháp và châu Á như Nhật Bản và Trung Quốc bắt đầu thiết lập quan hệ thương mại với Đại Việt để trao đổi hàng hóa và trang thiết bị quân sự. Cũng trong khoảng thời gian đó, Ki-tô giáo đã phát động các hoạt động truyền giáo quy mô lớn trên khắp thế giới, bao gồm khu vực Viễn Đông. 

Theo sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục, bộ sử ký được biên soạn dưới triều vua Tự Đức, thì từ năm 1533, Ki-tô giáo lần đầu tiên được truyền bá một cách “lén lút” tại các làng Ninh Cường và Quần Anh, huyện Nam Chân, và làng Trà Lũ, huyện Giao Thủy (Nam Định) bởi một nhà truyền giáo phương Tây tên là I-ni-khu. Mặc dù phải đương đầu với nhiều khó khăn và thử thách, số lượng tín đồ của tôn giáo này vẫn tăng liên tục, các giáo phận Đàng Trong và Đàng Ngoài lần lượt được thành lập vào những năm đầu thế kỷ XVII, đặc biệt, kể từ khi Hội Thừa sai Paris ra đời vào năm 1658 và được Giáo hoàng Alexander VII thừa nhận vào năm 1664.

Năm 1802, Nguyễn Phúc Ánh (1802-1820) lên ngôi, trở thành vị Hoàng đế đầu tiên của triều Nguyễn. Để bày tỏ lòng biết ơn của mình đối với Giám mục Pigneau de Behaine3 (tên Việt là Bá Đa Lộc hay Bá Đa Lộc Bỉ Nhu), vua Gia Long tỏ ra khá cởi mở với Công giáo, cho phép tôn giáo này được truyền bá rộng rãi trong đất nước của ông. Tuy nhiên, từ thời vua Minh Mạng (1820-1840) trở đi, do bị nhìn nhận như là một mối nguy cơ đối với chủ quyền và nền văn hóa truyền thống của dân tộc nên Công giáo bị cấm đoán nghiêm ngặt. Các giáo sĩ thừa sai, do đó, đã phải di chuyển đến Tây Nguyên để tị nạn và cũng là để tìm cách truyền bá đức tin Thiên Chúa vào các cộng đồng người thiểu số. Sự xâm nhập của người Pháp và sau đó là người Việt vào địa bàn cư trú lâu đời của người Thượng là tiền đề cho sự hợp tác hoặc chống đối của cộng đồng này trong các thời kỳ sau đó.

Trên thực tế, từ thế kỷ XVII, rất lâu trước khi các Hoàng đế triều Nguyễn ban hành các đạo dụ cấm đạo, các nhà truyền giáo phương Tây đã biết đến cộng đồng người Thượng. Trong một hồi ký được viết vào năm 1621, giáo sĩ dòng Tên, Christoforo Borri, gọi chung các nhóm thiểu số cư ngụ ở phía bắc Đàng Trong là Kemoy (Kẻ Mọi). Các tài liệu về lịch sử truyền giáo tại Việt Nam tiết lộ rằng Cha Marini Romain lần đầu tiên đề cập về Vua Nước và Vua Lửa vào năm 1646. Cha Alexandre de Rhodes cũng nhắc đến Quốc gia Rumoi (Rú Mọi) hay “Khu rừng của những kẻ man rợ” nằm giữa Lào và An Nam năm 1651. Năm 1790, và Cha João de Loureira đã xuất bản cuốn sách De nigris Moi et Champanensibus (tạm dịch là Về người da sẫm màu và người Champa) ở Lisbon… Cho đến đầu thế kỷ XIX, mặc dù kiến thức của các nhà truyền giáo về vùng đất Tây Nguyên ngày càng tăng nhưng hiệu quả của hoạt động mục vụ ở đây vẫn còn khá khiêm tốn.

Trong giai đoạn vua Tự Đức trị vì (1848-1883), khi cuộc đàn áp tôn giáo trở nên dữ dội ở vùng đồng bằng, các giáo sĩ đã nỗ lực tìm đường đến các vùng cao nguyên để tìm lối thoát cho sứ mệnh mở rộng nước Chúa4. Tại Nam Kỳ, vào năm 1857, Cha Lefèbvre đã phái một người thân tín đến không gian sinh tồn của người S'tiêng (phía tây bắc Gia Ðịnh) để tìm chốn nương thân. Năm 1861, linh mục Azémar thành lập tu viện Brơlam ở Bình Long.

Dù đã sớm biết đến Tây Nguyên nhưng mãi đến giữa thế kỷ XIX, các hoạt động mục vụ trong cộng đồng người Thượng mới được người Pháp đẩy mạnh. Năm 1848, giám mục Giáo phận Đông Đàng Trong (Quy Nhơn), Etienne Théodore Cuénot, phái Nguyễn Do, một tín đồ người Việt, thâm nhập vào lãnh thổ của người Jarai ở An Khê. Hai năm sau, khi đã ổn định chỗ đứng chân, Nguyễn Do dẫn bốn nhà truyền giáo người Pháp là Combes, Fontaine, Dourisboure, và Besombes đến nơi ở của người Ba Na, Rengao, và Sédang (Xơ-đăng). Khi trở về đồng bằng, các linh mục vừa nêu đã vẽ bản đồ địa hình và ghi chép chi tiết về mối liên hệ giữa phong tục của các nhóm dân tộc Tây Nguyên. Hai năm sau khi thành lập, năm 1851, Hội truyền giáo Kon Tum đã phát triển cơ sở vững chắc tại bốn ngôi làng gần ngã ba sông Đắk Bla và Poko.

Theo mô tả của các nhà truyền giáo, vào giữa thế kỷ XIX, các tộc người Sédang, Jarai, và S’tiêng “rất hung dữ”, thường bắt người Rengao Ba Na, Sédang Halang, và M'nông Bhiet đem bán sang Xiêm (Siam–Thái Lan) và Lào làm nô lệ (Maitre, 2008, tr. 245). Vào năm 1862, nhân sự kiện bệnh đậu mùa hoành hành tại Tây Nguyên, các pháp sư người Thượng kết luận rằng Giáo hội là nguyên nhân của sự phẫn nộ và trừng phạt của Jang (các vị thần linh). Với niềm tin đó, các thủ lĩnh người Jarai và Sédang đã kêu gọi người dân của họ đốt cháy các ngôi làng Công giáo Ba Na. Trước những mối đe dọa này, các nhà truyền giáo Pháp đã giúp người Ba Na thành lập một lực lượng tự vệ vũ trang gồm 1,200 người vào năm 1883.

Có thể nói, sự xuất hiện của các giáo sĩ Công giáo đã làm thay đổi mối quan hệ quyền lực giữa các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Và, sứ mệnh Ki-tô giáo trong vùng người Thượng đưa đến một tác động kép: Một mặt là góp phần hiện đại hóa; Mặt khác, quan trọng hơn, là tìm cách kiểm soát địa bàn này để mở rộng đức tin Thiên chúa. Các nhà truyền giáo người Âu và người Việt đã dạy các kỹ thuật thâm canh và chăn nuôi gia súc cho người Ba Na theo Công giáo. Quan trọng hơn, các giáo sĩ còn giúp huấn luyện và trang bị để tín đồ Ba Na của họ có thể tự vệ hiệu quả trước các cuộc tấn công của người Jarai và Sédang, góp phần chấm dứt hoạt động buôn bán nô lệ ở Tây Nguyên.

YÊU SỬ VIỆT
theo Nguyễn Văn Bắc - Khoa Lịch sử, Trường Đại học Đà Lạt.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chủ đề

yeu-su-viet (361) lich-su-viet-nam-qua-cac-thoi-ky (158) su-viet-hom-nay (95) nha-nguyen (86) danh-nhan-su-viet (84) sach-lich-su (73) su-kien-su-viet (72) facebook (53) sach-su-hien-dai (50) chong-phap (46) nha-hau-le (45) chua-nguyen (38) nha-tran (36) tai-lieu-su-viet (35) bac-thuoc (33) nha-ly (32) nha-tay-son (30) vua-chua-su-viet (29) Danh mục sách lịch sử Việt Nam hay (26) dia-danh-su-viet (22) chua-trinh (21) phim-truyen (21) quang-trung (18) vo-tuong (18) cac-cuoc-noi-chien (16) Cách mạng Việt Nam (13) gia-long (13) nguyen-mong (13) phim-su-viet (13) le-dai-hanh (12) nha-dinh (12) cong-tac-vien (11) dinh-tien-hoang (11) nha-tien-le (11) dien-tich-su-viet (10) sach-luat (10) viet-su-kieu-hung (10) minh-mang (9) nguyen-anh (9) tay-son-that-ho-tuong (9) trinh-nguyen-phan-tranh (9) Chiến tranh thế giới thứ I (8) khoi-nghia-lam-son (8) nha-ho (8) tran-hung-dao (8) hung-vuong (7) ly-thuong-kiet (7) mien-trung (7) ngu-ho-tuong-gia-dinh (7) nha-mac (7) an-duong-vuong (6) chiem-thanh (6) hai-ba-trung (6) ho-quy-ly (6) le-thanh-tong (6) ly-thai-to (6) tieu-thuyet-lich-su (6) le-thai-to (5) mien-bac (5) mien-nam (5) nha-tien-ly (5) cong-giao (4) gac-ma-1988 (4) hai-chien-truong-sa (4) ho-chi-minh (4) le-quy-don (4) mac-dang-dung (4) nha-ngo (4) trung-vuong-she-kings (4) Alexandre-de-Rhodes (3) cham-pa (3) chien-tranh-bien-gioi (3) dai-nam (3) danh-tuong-su-viet (3) dao-duy-tu (3) hinh-anh-su-viet (3) hung-dao-vuong (3) huyen-tran-cong-chua (3) lịch sử việt nam qua các thời kỳ (3) nam-bac-trieu (3) vuong-quoc-co (3) xiem-la (3) chien-tranh-viet-xiem (2) dieu-tan (2) hùng vương (2) loa-thanh-ruc-lua (2) 17-2-1979 (1) Chế Thị Ngọc Hân (1) Cách mạng khoa học công nghệ (1) Cách mạng tháng 10 Nga (1) Lịch sử thế giới 1945 - 2000 (1) a-cha (1) am-che (1) binh-ngo-dai-chien (1) chiến tranh cục bộ (1) chua-tien (1) cong-chua-viet-nam (1) dai-viet-co-phong (1) hai-chien-hoang-sa (1) kieu-binh (1) mai-hac-de (1) y-van-hien (1) Đông Kinh Nghĩa Thục (1)