Linh từ quốc mẫu Trần Thị Dung - Người mở mang cơ nghiệp Nhà Trần. - LỊCH SỬ VIỆT NAM - YÊU SỬ VIỆT - VIETNAMESE HISTORY - HISTORY OF VIETNAM

Linh từ quốc mẫu Trần Thị Dung - Người mở mang cơ nghiệp Nhà Trần.

Share This
Linh từ quốc mẫu Trần Thị Dung - Người mở mang cơ nghiệp Nhà Trần.

Linh từ quốc mẫu Trần Thị Dung - Người mở mang cơ nghiệp Nhà Trần.
Lý Huệ Tông và Hoàng hậu. Ảnh: Phim "Thái sư Trần Thủ Độ"

Lịch sử việt nam, vietnamese history, ho chi minh, vo nguyên giáp general, trần hưng đạo, việt nam sử lược, trần trọng kim, lê thái tổ, nhà trần, gia long, quang trung, lê thánh tông, chiêm thành, thăng long, phan thanh giản, Tứ Phủ Xét Giả, board game

YEUSUVIET - Trong xã hội phong kiến Việt Nam có những người phụ nữ đã đóng góp rất lớn cho sự nghiệp mở mang của dòng tộc, thậm chí có công lớn đối với non sông nước Việt, một trong những người phụ nữ đó chính là Linh từ quốc mẫu Trần Thị Dung. Bà sống trong thời kì chuyển giao quyền lực từ dòng họ nhà Lý sang dòng họ nhà Trần. Một người phụ nữ đã khiến nhiều sử gia tốn không biết bao nhiêu giấy mực để khen chê. 


Bài liên quan

Theo các tài liệu ghi chép lại, quốc mẫu Trần Thị Dung chưa rõ tên thật là gì và cũng không rõ năm sinh nhưng bà sống cùng gia đình tại thôn Lưu Gia ở Hải Ấp (nay là xã Canh Tân, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình), trong một gia đình xuất thân chài lưới, bà là con gái của Trần Lý, em gái của Trần Thừa (vị Thượng hoàng đầu tiên của triều Trần, là cha của vua Trần Thái Tông).  

Theo các câu chuyện lịch sử, năm 1209, khi vua Lý Huệ Tông vẫn còn là thái tử (tên hay gọi Hoàng tử Sảm) đã có cuộc chạy loạn về vùng Hải Ấp, được Trần Lý giúp đỡ, lại được gặp gỡ Trần Thị Dung có dung mạo xinh đẹp nên đã quyết định lấy nàng làm vợ. Năm 1210, loạn lạc giải quyết xong, Lý Huệ Tông lúc bấy giờ đã ở ngôi vua, quyết định mang thuyền rồng đến đón Trần Thị Dung, bà được sắc phong làm Nguyên phi. Nguyên phi dù ở thứ bậc cao nhưng cũng trải qua nhiều khổ cực chốn cung cấm. Mặc dầu vậy, năm 1216 bà cũng đã được phong làm Hoàng hậu, sinh được hai nàng công chúa là Thuận Thiên và Chiêu Thánh. 

Mùa đông năm 1216, vua Lý Huệ Tông trở nên ốm yếu, người điên loạn, lúc tỉnh lúc mơ, khi tỉnh lại chìm trong tửu sắc, chẳng màn triều chính. Trong triều đình, thế lực họ Trần ngày càng lớn mạnh, quyền lực chính trị và quân đội đều do Trần Thừa và Trần Thủ Độ nắm giữ. Trong tâm thế mệt mỏi với triều Lý và sự lớn mạnh của dòng họ Trần, Hoàng hậu Trần Thị đã có ý định liên kết với Thái sư Trần Thủ Độ thực hiện những mưu tính lớn có lợi cho dòng họ mình.  

Lịch sử việt nam, vietnamese history, ho chi minh, vo nguyên giáp general, trần hưng đạo, việt nam sử lược, trần trọng kim, lê thái tổ, nhà trần, gia long, quang trung, lê thánh tông, chiêm thành, thăng long, phan thanh giản, Tứ Phủ Xét Giả, board game
Linh Từ Quốc Mẫu Trần Thị Dung. Ảnh: Internet (Nếu tác giả bức ảnh ảnh nhìn thấy, xin liên hệ với YÊU SỬ VIỆT)
Mùa đông năm 1224, vua Lý Huệ Tông buộc phải nhường ngôi cho công chúa Chiêu Thánh, lịch sử gọi là vua Lý Chiêu Hoàng (vị hoàng đế nữ cuối cùng của nhà Lý và duy nhất trong lịch sử Việt Nam), Trần Thị Dung trở thành mẹ của Hoàng đế. Ở ngôi vị cao, nhưng lại là người của họ Trần, chưa kể sự mục nát của triều Lý, Hoàng hậu Trần Thị đã quyết định cùng Trần Thủ Độ thực hiện một sự chuyển giao quyền lực từ tay dòng họ Lý sang dòng họ Trần. 

Chuyện kể rằng, năm 1225 dưới sự thu xếp của Thái sư Trần Thủ Độ, Trần Cảnh (con thứ hai của Trần Thừa, gọi Trần Thị Dung là cô ruột) đã được đưa vào cung để hầu hạ vua Lý Chiêu Hoàng, hai đứa trẻ 7 tuổi nô đùa vui vẻ rồi cảm mến nhau. Lời đồn đoán vua thích Trần Cảnh nên quyết định lấy làm chồng, ngôi vị hoàng đế cũng vì thế mà giao lại cho Trần Cảnh, sự việc này đã khiến nhà Lý rời khỏi vũ đài chính trị và nhà Trần lên thay thế. Nhà Trần chính thức thành lập, Lý Chiêu hoàng từ hoàng đế trở thành Chiêu Thánh hoàng hậu. 

Dù sử sách không ghi chép lại nhiều nhưng đằng sau đó là vai trò (nói thẳng ra là một âm mưu) vô cùng to lớn của những người họ Trần mà trực tiếp là Hoàng thái hậu Trần Thị Dung và Thái sư Trần Thủ Độ. Đánh giá về điều này, nhiều người cho rằng Trần Thị là một người bội bạc với nhà Lý, đã uổng công vua Lý Huệ Tông yêu thương, nhưng nếu nhìn dưới góc độ của dòng họ Trần thì bà là người có công mở ra nghiệp lớn. Nhiều sử gia có tầm nhìn rộng hơn cho rằng, nhà Lý đã đến lúc suy yếu, không còn đảm đương được sứ mệnh của lịch sử dân tộc, vậy thì đành nhường lại cho họ Trần, đây cũng là quy luật khách quan của lịch sử mà thôi. Không có gì đáng phải chê trách. Không biết các bạn nhận xét thế nào? 

Linh từ quốc mẫu Trần Thị Dung - Người mở mang cơ nghiệp Nhà Trần.
Lý Huệ Tông và Hoàng hậu. Ảnh: Phim "Thái sư Trần Thủ Độ"
Lại nói về thân phận của Trần Thị Dung sau khi nhà Trần thành lập, bà đã bị giáng xuống làm Thiên Cực công chúa, sau đó là gả cho Thái sư Trần Thủ Độ. Một người phụ nữ bình dân trở thành vợ vua của triều đại trước đó (nhà Lý) và giờ trở thành công chúa ở triều đại sau (nhà Trần), sau đó lại tiếp tục được gả cho Thái sư đầu triều, quyền lực trước sau không hề thay đổi, bổng lộc xa hoa không hề bị cắt xén, có khác chăng cũng chỉ là nhân xưng mà thôi. Vậy có nên an phận thủ thường rồi chăng? Có lẽ, cuộc đời của Trần Thị Dung sẽ êm đềm bên Thái sư Trần Thủ Độ nếu không có biến cố từ sự kiện đổi ngôi hoàng hậu của vua Trần Thái Tông!!! 

Chuyện kể rằng, vua Trần Thái Tông và Chiêu thánh hoàng hậu sau 12 năm chung sống vẫn không có con, để duy trì dòng dõi cho hoàng tộc và cũng vì lợi ích của tộc họ Trần, dù không muốn nhưng vua buộc phải lấy Thuận Thiên công chúa (là chị gái Chiêu Thánh hoàng hậu, là vợ của anh trai An Sinh vương Trần Liễu). Sự bất hòa, hiềm khích giữa hai anh em từ đó đã xảy ra, nguy cơ cho một cuộc nồi da xáo thịt khi nhà Trần chỉ mới bắt đầu mở nghiệp.  Mấy ai biết rằng, chính Thái sư Trần Thủ Độ và Trần Thị Dung là người gây ra cơ sự và cũng chính Trần Thị Dung là người tự đứng ra giảng hòa cho vua Trần Thái Tông và An Sinh vương Trần Liễu. 

Sử sách ở đây khen cũng nhiều và chê cũng không ít, nhưng chung quy lại cũng vì dòng dõi, cơ nghiệp họ Trần mà ra. Vậy mới nói, Trần Thị Dung cùng với chồng là Trần Thủ Độ sẵn sàng làm mọi việc, bất chấp những thị phi xung quanh miễn việc đó là tốt cho dòng tộc họ Trần. Đến đây, có ai tự hỏi rằng: phải chăng khi đã làm việc lớn thì không nên câu nệ tiểu tiết? Có thể nói những việc làm của Trần Thị Dung khiến chúng ta đắn đo khi đánh giá về nhân vật này. Nhưng nếu là người yêu thích lịch sử, được đọc nhiều về nhân vật này, bạn sẽ thấy cảm thán về công lao to lớn của Trần Thị Dung. 

Linh từ quốc mẫu Trần Thị Dung - Người mở mang cơ nghiệp Nhà Trần.
Lý Huệ Tông và Hoàng hậu. Ảnh: Phim "Thái sư Trần Thủ Độ"
Công lao ấy không chỉ đối với họ Trần mà đối với cả dân tộc Việt Nam, bởi lẽ Trần Thị Dung là người có đóng góp vô cùng lớn trong cuộc kháng chiến chống giặc Mông Nguyên lần thứ nhất (năm 1258) dưới thời kì nhà Trần, bà là người phụ nữ tiêu biểu đảm đang việc nước việc nhà, để các đấng nam nhi yên tâm chống giặc.  

Trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm ấy, Trần Thị Dung đã có công tổ chức chỉ huy giới hoàng tộc chủ động rút khỏi kinh thành, thực hiện kế hoạch “vườn không nhà trống” (còn gọi là kế thanh dã) để khi quân giặc hung bạo tràn vào kinh thành Thăng Long chỉ cảm thấy bất lực vì một kinh thành hoàn toàn trống không. Chính Trần Thị Dung đã không quản ngại khó khăn đi khắp các thuyền, các nhà để thu thập vũ khí, quân trang, quân dụng gửi cho tiền tuyến đánh giặc. Sự thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên lần thứ nhất vào năm 1258 ở thời Trần không thể nào không kể đến vai trò đóng góp của Trần Thị Dung. 

Có lẻ chỉ cần bao nhiêu đó thôi cũng đủ để lập trang bia ghi công cho bà, và cũng không mấy khó hiểu khi Trần Thị Dung được phong làm Linh Từ quốc mẫu, được dân gian lập đền thờ phụng ở nhiều nơi. Hậu thế ngày nay có rất nhiều nhận xét đối với người phụ nữ tên gọi Trần Thị Dung, chê trách có, khen ngợi có nhưng thiết nghĩ tất cả chúng ta không ai có quyền phán xét, bởi chúng ta không được sống vào hoàn cảnh của bà. Mỗi chúng ta trong cuộc sống này không thể lựa chọn đồng thời nhiều thứ mà chỉ có thể chọn một, và đối với Linh từ quốc mẫu Trần Thị Dung cũng vậy, bà đã không chọn nhà Lý. 

Trần Thị Dung đã chọn nhà Trần, khai nghiệp cho dòng họ Trần, đóng góp hy sinh cho dòng tộc họ Trần, việc đó không có gì là sai trái, lịch sử nên cảm ơn bà vì điều đó!  Đương thời, sử gia Ngô Sĩ Liên cũng đã viết về Trần Thị Dung: 
Công của bà giúp nhà Trần trong việc nội trị thì nhiều mà phần báo đáp nhà Lý thì không được bằng. Thế mới biết trời sinh Linh Từ để mở nghiệp nhà Trần là vậy.
Linh từ quốc mẫu Trần Thị Dung - Người mở mang cơ nghiệp Nhà Trần.
Linh Từ Quốc Mẫu Trần Thị Dung. Ảnh: Phim "Thái sư Trần Thủ Độ"
Vậy nên, cùng với Thái sư Trần Thủ Độ, tùy góc nhìn của người đọc sử về sau, theo Nhà Lý, theo Nhà Trần hay khách quan nhìn lại, mỗi người sẽ có nhận xét khác nhau về Linh từ quốc mẫu, nhưng nếu nhìn từ người dân, quyền lợi dân tộc, Ngài là người đã góp công lao to lớn cho Đại Việt vào thế kỷ XIII.

Trần Kiều Oanh (Cộng tác viên, gửi bài ngày 25/7/2021)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chủ đề

yeu-su-viet (359) lich-su-viet-nam-qua-cac-thoi-ky (156) su-viet-hom-nay (95) nha-nguyen (86) danh-nhan-su-viet (84) sach-lich-su (72) su-kien-su-viet (71) facebook (53) sach-su-hien-dai (49) chong-phap (46) nha-hau-le (45) chua-nguyen (38) nha-tran (36) tai-lieu-su-viet (35) bac-thuoc (33) nha-ly (32) nha-tay-son (30) vua-chua-su-viet (29) Danh mục sách lịch sử Việt Nam hay (25) dia-danh-su-viet (22) chua-trinh (21) phim-truyen (21) quang-trung (18) vo-tuong (18) cac-cuoc-noi-chien (16) Cách mạng Việt Nam (13) gia-long (13) nguyen-mong (13) phim-su-viet (13) le-dai-hanh (12) nha-dinh (12) cong-tac-vien (11) dinh-tien-hoang (11) nha-tien-le (11) dien-tich-su-viet (10) sach-luat (10) viet-su-kieu-hung (10) minh-mang (9) nguyen-anh (9) tay-son-that-ho-tuong (9) trinh-nguyen-phan-tranh (9) Chiến tranh thế giới thứ I (8) khoi-nghia-lam-son (8) nha-ho (8) tran-hung-dao (8) hung-vuong (7) ly-thuong-kiet (7) mien-trung (7) ngu-ho-tuong-gia-dinh (7) nha-mac (7) an-duong-vuong (6) chiem-thanh (6) hai-ba-trung (6) ho-quy-ly (6) le-thanh-tong (6) ly-thai-to (6) tieu-thuyet-lich-su (6) le-thai-to (5) mien-bac (5) mien-nam (5) nha-tien-ly (5) cong-giao (4) gac-ma-1988 (4) hai-chien-truong-sa (4) ho-chi-minh (4) le-quy-don (4) mac-dang-dung (4) nha-ngo (4) trung-vuong-she-kings (4) Alexandre-de-Rhodes (3) cham-pa (3) chien-tranh-bien-gioi (3) dai-nam (3) danh-tuong-su-viet (3) dao-duy-tu (3) hinh-anh-su-viet (3) hung-dao-vuong (3) huyen-tran-cong-chua (3) lịch sử việt nam qua các thời kỳ (3) nam-bac-trieu (3) vuong-quoc-co (3) xiem-la (3) chien-tranh-viet-xiem (2) dieu-tan (2) hùng vương (2) loa-thanh-ruc-lua (2) 17-2-1979 (1) Chế Thị Ngọc Hân (1) Cách mạng khoa học công nghệ (1) Cách mạng tháng 10 Nga (1) Lịch sử thế giới 1945 - 2000 (1) a-cha (1) am-che (1) binh-ngo-dai-chien (1) chiến tranh cục bộ (1) chua-tien (1) cong-chua-viet-nam (1) dai-viet-co-phong (1) hai-chien-hoang-sa (1) kieu-binh (1) mai-hac-de (1) y-van-hien (1) Đông Kinh Nghĩa Thục (1)