Việt Nam Và Nhật Bản Giao Lưu Văn Hóa - Tác giả: Vĩnh Sính - LỊCH SỬ VIỆT NAM - YÊU SỬ VIỆT - VIETNAMESE HISTORY - HISTORY OF VIETNAM
Việt Nam Và Nhật Bản Giao Lưu Văn Hóa - Tác giả: Vĩnh Sính  .
Lịch sử việt nam, vietnamese history, ho chi minh, vo nguyên giáp general, trần hưng đạo, việt nam sử lược, trần trọng kim, lê thái tổ, nhà trần, gia long, quang trung, lê thánh tông, chiêm thành, thăng long, phan thanh giản, Tứ Phủ Xét Giả, board game, sách lịch sử việt nam

YEUSUVIET - Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, Việt Nam và Nhật Bản đều nhận thức rõ tầm quan trọng của văn hóa, giao lưu văn hóa nhằm nâng cao tầm ảnh hưởng của quốc gia ra thế giới, phục vụ lợi ích dân tộc. Đối với Nhật Bản giao lưu văn hóa dựa trên ba trụ cột là truyền bá, hấp thu và cộng sinh.

Bài liên quan

Có thể nói, giao lưu giữa nhân dân Việt Nam và Nhật Bản đã bắt đầu từ cách đây rất lâu. Hơn 400 năm trước, những thuyền buôn của Nhật Bản đã tới Phố Hiến ở miền Bắc và Hội An ở miền Trung Việt Nam, và hiện nơi đây vẫn còn dấu tích của sự giao lưu giữa hai nước như cây cầu Nhật Bản.  Ngày nay, nhân dân hai nước có điều kiện thuận lợi hơn để tăng cường giao lưu với các đường bay nối liền các thành phố lớn, giúp cho việc đi lại giữa hai nước hết sức thuận tiện, dễ dàng.  

Các bạn Nhật Bản đến với Việt Nam chắc rằng đều cảm thấy yêu mến nền văn hóa truyền thống đặc sắc cũng như những món ăn truyền thống của Việt Nam, trong khi người dân Việt Nam, nhất là các bạn trẻ, hào hứng tham dự các sự kiện giới thiệu văn hóa Nhật Bản để được ngắm hoa anh đào, thưởng thức các món ăn Nhật Bản hay tìm hiểu nghi lễ Trà đạo.  

Sự giao lưu ngày càng mật thiết cùng với sự tương đồng về văn hóa, tập quán đã giúp nhân dân hai nước trở nên gần gũi và dễ dàng hiểu nhau hơn. Tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước đã được thể hiện sinh động qua sự cảm thông và ủng hộ nhiệt thành của nhân dân Việt Nam đối với người dân và đất nước Nhật Bản trong những giờ phút khó khăn sau trận động đất, sóng thần tháng 3/2011.  

Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, Việt Nam và Nhật Bản đều nhận thức rõ tầm quan trọng của văn hóa, giao lưu văn hóa nhằm nâng cao tầm ảnh hưởng của quốc gia ra thế giới, phục vụ lợi ích dân tộc.  Đối với Nhật Bản giao lưu văn hóa dựa trên ba trụ cột là truyền bá, hấp thu và cộng sinh. Nghĩa là, dạng thức văn hóa tự thân "truyền bá" ra ngoài, "hấp thu" văn hóa ngoại quốc ưu tú trong giao lưu "cộng sinh" ra cái mới.  

Đối với Việt Nam giao lưu văn hóa cùng với ngoại giao chính trị, ngoại giao kinh tế là một trong ba trụ cột chính nhằm xây dựng một xã hội "dân giàu, nước mạnh, dân chủ công bằng, văn minh".  

Lịch sử việt nam, vietnamese history, ho chi minh, vo nguyên giáp general, trần hưng đạo, việt nam sử lược, trần trọng kim, lê thái tổ, nhà trần, gia long, quang trung, lê thánh tông, chiêm thành, thăng long, phan thanh giản, Tứ Phủ Xét Giả, board game, sách lịch sử việt nam

Trong chiến lược phát triển của mình, Việt Nam coi văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội. Việc giao lưu, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa từ các nền văn hóa trên thế giới là cốt yếu để xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.  Với ý nghĩa đó, hoạt động giao lưu văn hóa giữa hai nước luôn được coi trọng, thường xuyên các hoạt động giao lưu được diễn ra, góp phần tăng cường sự hiểu biết giữa nhân dân hai nước.  

Cùng với các kênh hợp tác giữa Chính phủ, Quốc hội, chính đảng hai nước, hợp tác, giao lưu giữa các địa phương, các tổ chức hữu nghị, giữa nhân dân hai nước đã giúp quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản phát triển sâu rộng hơn, đa dạng hơn và ngày càng hiệu quả. “Ngoại giao nhân dân” đóng góp quan trọng vào việc củng cố nền tảng của tình hữu nghị và sự phát triển bền vững, lâu dài của quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Nhật Bản. Ngược lại, nỗ lực của Chính phủ hai bên giúp tạo môi trường, điều kiện ngày càng thuận lợi để tăng cường sự giao lưu và hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai nước.  

Từ năm 2000 trở đi, có bước tiến lớn trong quan hệ văn hóa giữa hai nước, khi các hoạt động giao lưu văn hóa, nghệ thuật song phương nở rộ. Hàng năm, Festival Văn hóa - Du lịch Việt Nam được tổ chức tại nhiều thành phố của Nhật Bản, và ngược lại Lễ hội văn hóa Nhật Bản cũng được tổ chức ở Việt Nam, thu hút sự chú ý của nhân dân hai nước.  

Năm 2005, Chính phủ Nhật Bản cử phái đoàn giao lưu văn hóa đến Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Chuyến viếng thăm của phái đoàn lần này được thực hiện dựa trên đề xuất của Thủ tướng Nhật Bản Koizumi trong cuộc hội đàm với Thủ tướng Phan Văn Khải vào cuối năm 2004 tại Hà Nội. Sau chuyến viếng thăm Việt Nam, phái đoàn đã soạn thảo và trình Chính phủ hai nước Bản kiến nghị mang tính trung và dài hạn về các vấn đề và phương sách trong giao lưu Nhật - Việt.  Năm 2006 được coi là Năm Xúc tiến giao lưu văn hóa Việt Nam - Nhật Bản với sự kiện Festival Nhật Bản 2006 được tổ chức tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh với quy mô lớn chưa từng có. 

Phía Nhật Bản có tới 800 người tham gia trong các chương trình giao lưu thể thao, giao lưu văn hóa - nghệ thuật, giao lưu nhạc nhẹ và Giao lưu kinh tế.  Năm 2008 - là năm diễn ra nhiều hoạt động giao lưu văn hóa quan trọng để chào mừng kỷ niệm 35 năm Quan hệ Ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản. Trước hết phải kể đến Diễn đàn giao lưu văn hóa Nhật - Việt được tổ chức vào tháng 3/2008 với sự tham gia của đông đảo giới tri thức hai nước thuộc các lĩnh vực: đào tạo nguồn nhân lực, bảo tồn di sản văn hóa, giao lưu tri thức, giao lưu văn hóa, văn nghệ…, bàn về việc thúc đẩy hơn nữa giao lưu văn hóa Việt - Nhật, Đại nhạc hội Nhật - Việt (2008)…  

Nhằm tăng cường giao lưu văn hóa giữa hai nước, năm 2008, Trung tâm giao lưu văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam đã được thành lập. Đây là một số ít Trung tâm giao lưu văn hóa của Nhật được thành lập tại nước ngoài, nhấn mạnh vai trò đặc biệt của văn hóa trong việc tăng cường quan hệ hai nước trên các lĩnh vực khác.  

Tháng 10 năm 2011, trong chuyến đi thăm Nhật Bản, lãnh đạo hai nước đã quyết định gọi năm 2013 là “Năm hữu nghị Nhật – Việt” để kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước, điều đó đã được thể hiện trong “Tuyên bố chung Nhật – Việt về các kế hoạch hành động trên cơ sở phát triển quan hệ đối tác chiến lược vì hòa bình và phồn vinh của khu vực Châu Á”, hai bên cũng nhất trí thúc đẩy hợp tác tiến hành các chương trình để kỷ niệm “Năm hữu nghị Nhật – Việt”.  

Năm 2013 là một dấu mốc vô cùng quan trọng đối với Nhật Bản và Việt Nam, khi mà hai nước long trọng tiến hành hàng loạt các hoạt động kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (21/9/1973 – 21/9/2013), cũng như đang nỗ lực đưa mối quan hệ đối tác chiến lược và hữu nghị lên tầm cao mới.    

Việt Nam và Nhật Bản đã phối hợp tổ chức nhiều chương trình hoạt động có ý nghĩa như: các chương trình biểu diễn nghệ thuật và lễ hội, triển lãm ảnh về đất nước và con người; tuần phim, hội nghị, hội thảo, tập huấn... Nhật Bản thường xuyên cử chuyên gia sang Việt Nam và thực hiện hiệu quả một số dự án bảo tồn các di sản văn hóa.  Chỉ riêng trong tháng 9/2013, các đài truyền hình hai nước đã trình chiếu bộ phim “Người cộng sự” kể về tình bạn giữa nhà yêu nước Phan Bội Châu của Việt Nam với những người bạn Nhật Bản 100 năm trước. 

Những dấu ấn của những thương nhân Nhật Bản đến Hội An của Việt Nam 400 năm trước vẫn được trân trọng giữ gìn. Ngày nay, giao lưu giữa nhân dân hai nước càng được tăng cường. Năm 2012, đã có gần 600 nghìn lượt người Nhật Bản sang Việt Nam, hàng trăm nghìn người Nhật Bản tham dự các hoạt động trong khuôn khổ Những ngày Việt Nam tại Nhật Bản được tổ chức trong tháng 9 này tại 5 thành phố lớn của Nhật Bản. Số người Việt Nam đang học tập, sinh sống và làm việc tại Nhật Bản đã vượt qua con số 60 nghìn người; văn hóa và ngôn ngữ Nhật Bản ngày càng thu hút được sự quan tâm của người dân Việt Nam.   

Có thể nói, các sự kiện giao lưu văn hóa giữa hai nước trong những năm gần đây là phương tiện tốt nhất để tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai nước, góp phần xây dựng mối quan hệ "từ trái tim đến trái tim". Với sự đồng thuận của lãnh đạo cấp cao và nhân dân hai nước, quan hệ Việt Nam-Nhật Bản sẽ ngày càng phát triển toàn diện, tốt đẹp trên các lĩnh vực chính trị, ngoại giao, quốc phòng, an ninh, kinh tế, thương mại, đầu tư, giáo dục, đào tạo, văn hóa... Việt Nam luôn mong muốn và sẽ làm hết sức mình để tăng cường quan hệ hợp tác với Nhật Bản, đặc biệt là trong lĩnh vực văn hóa.


YÊU SỬ VIỆT theo VJEEC

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chủ đề

yeu-su-viet (364) lich-su-viet-nam-qua-cac-thoi-ky (161) su-viet-hom-nay (98) nha-nguyen (86) danh-nhan-su-viet (85) su-kien-su-viet (75) sach-lich-su (73) facebook (53) sach-su-hien-dai (50) chong-phap (47) nha-hau-le (45) chua-nguyen (38) nha-tran (36) tai-lieu-su-viet (35) bac-thuoc (33) nha-ly (32) nha-tay-son (30) vua-chua-su-viet (29) Danh mục sách lịch sử Việt Nam hay (27) dia-danh-su-viet (22) chua-trinh (21) phim-truyen (21) quang-trung (18) vo-tuong (18) cac-cuoc-noi-chien (16) Cách mạng Việt Nam (13) gia-long (13) nguyen-mong (13) phim-su-viet (13) le-dai-hanh (12) nha-dinh (12) cong-tac-vien (11) dinh-tien-hoang (11) nha-tien-le (11) dien-tich-su-viet (10) sach-luat (10) viet-su-kieu-hung (10) minh-mang (9) nguyen-anh (9) tay-son-that-ho-tuong (9) trinh-nguyen-phan-tranh (9) Chiến tranh thế giới thứ I (8) khoi-nghia-lam-son (8) nha-ho (8) tran-hung-dao (8) hung-vuong (7) ly-thuong-kiet (7) mien-trung (7) ngu-ho-tuong-gia-dinh (7) nha-mac (7) an-duong-vuong (6) chiem-thanh (6) hai-ba-trung (6) ho-quy-ly (6) le-thanh-tong (6) ly-thai-to (6) tieu-thuyet-lich-su (6) ho-chi-minh (5) le-thai-to (5) mien-bac (5) mien-nam (5) nha-tien-ly (5) cong-giao (4) gac-ma-1988 (4) hai-chien-truong-sa (4) le-quy-don (4) mac-dang-dung (4) nha-ngo (4) trung-vuong-she-kings (4) Alexandre-de-Rhodes (3) cham-pa (3) chien-tranh-bien-gioi (3) dai-nam (3) danh-tuong-su-viet (3) dao-duy-tu (3) hinh-anh-su-viet (3) hung-dao-vuong (3) huyen-tran-cong-chua (3) lịch sử việt nam qua các thời kỳ (3) nam-bac-trieu (3) vuong-quoc-co (3) xiem-la (3) chien-tranh-viet-xiem (2) dieu-tan (2) hùng vương (2) loa-thanh-ruc-lua (2) 17-2-1979 (1) Chế Thị Ngọc Hân (1) Cách mạng khoa học công nghệ (1) Cách mạng tháng 10 Nga (1) Lịch sử thế giới 1945 - 2000 (1) a-cha (1) am-che (1) binh-ngo-dai-chien (1) chiến tranh cục bộ (1) chua-tien (1) cong-chua-viet-nam (1) dai-viet-co-phong (1) hai-chien-hoang-sa (1) kieu-binh (1) mai-hac-de (1) y-van-hien (1) Đông Kinh Nghĩa Thục (1)