Việt Nam Và Cuộc Chiến Trung Pháp - Nguyễn Duy Chính dịch - Xuất bản tháng 7 năm 2022. - LỊCH SỬ VIỆT NAM - YÊU SỬ VIỆT - VIETNAMESE HISTORY - HISTORY OF VIETNAM

Việt Nam Và Cuộc Chiến Trung Pháp - Nguyễn Duy Chính dịch - Xuất bản tháng 7 năm 2022.

Share This
 Việt Nam Và Cuộc Chiến Trung Pháp.
Lịch sử việt nam, vietnamese history, ho chi minh, vo nguyên giáp general, trần hưng đạo, việt nam sử lược, trần trọng kim, lê thái tổ, nhà trần, gia long, quang trung, lê thánh tông, chiêm thành, thăng long, phan thanh giản, Tứ Phủ Xét Giả, board game, sách lịch sử việt nam

YEUSUVIET - Trong lịch sử Việt Nam, có một giai đoạn có thể được gọi là "then chốt" cho người Việt trong việc phải theo, phải tiếp cận với một hệ tư tưởng mới trái ngược với hệ tư tưởng đã thống trị mình hơn cả ngàn năm. Cuộc xung đột ảnh hưởng lên người Việt giữa Mãn Thanh và Người Pháp đã dẫn đến cuộc chiến Pháp - Thanh năm 1882 và một nam sau đó, triều đình Đại Nam phải ký kết các Hòa ước Quí Mùi (1883) và Hòa ước Giáp Thân (1884) để cam phận một hình thức "bảo hộ" thuộc địa hoàn toàn của người Pháp. Cuộc chiến tranh Trung - Pháp ít được nói đến và tác giả Nguyễn Duy Chính đã cố gắng giới thiệu đến người đọc qua tác phẩm dịch: "VIỆT NAM VÀ CUỘC CHIẾN TRUNG - PHÁP" – Tao Đàn thư Quán phát hành.

Bài liên quan
Lịch sử việt nam, vietnamese history, ho chi minh, vo nguyên giáp general, trần hưng đạo, việt nam sử lược, trần trọng kim, lê thái tổ, nhà trần, gia long, quang trung, lê thánh tông, chiêm thành, thăng long, phan thanh giản, Tứ Phủ Xét Giả, board game, sách lịch sử việt nam
Cuốn sách Việt Nam và cuộc chiến Trung - Pháp (tác giả Long Chương), do Nguyễn Duy Chính dịch từ Hán ngữ, ấn hành tháng 7.2022 Ảnh: Nguyễn Quang Diệu - Theo Tuổi Trẻ 

Năm 1858, liên quân Pháp - Tây Ban Nha nổ phát súng đầu tiên tấn công bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng), chính thức khơi màu cuộc chiến xâm lược Đại Nam sau khi những yêu cầu của người phương Tây không được triều đình Huế chấp thuận. Bỏ qua những cố gắng ít ỏi của hoàng đế Minh Mạng trong những năm cuối đời của Ngài đã cố gắng tiếp cận người phương Tây theo phương sách tốt hơn, nhưng không được người kế vị Thiệu Trị tin theo, chính sách bế quan tỏa cảng và chỉ công nhận một sức mạnh của "thiên triều" Mãn Thanh đã đưa triều đình Nhà Nguyễn đến bờ vực thất bại trước sức mạnh quân sự và kỹ nghệ phương Tây. Trận đánh Sơn Trà năm 1858, liên quân Pháp - Tây Ban Nha thất bại - đơn giản vì chiến trận Sơn Trà quá gần quân triều đình. Tuy nhiên, người Pháp đã nhìn thấy cơ hội rõ rệt hơn ở Nam Kỳ, tại Gia Định và họ đã nhanh chóng thành công.

Trong khoảng thời gian 25 năm, từ 1858 tới 1883, là một quãng thời gian dài, vừa đàm vừa đánh của cả hai bên, với những hòa ước mang tên Hòa ước Nhâm Tuất (1862), Hòa ước Giáp Tuất (1874) lần lượt được ký kết giữa Người Pháp và Nhà Nguyễn.

Trong đó, với Hòa ước Nhâm Tuất, Nhà Nguyễn nhượng lại vùng lãnh thổ Nam Kỳ gồm Biên Hòa, Gia Định, và Định Tường cho Pháp. Hiệp ước Giáp Tuất 1874 là bản hiệp định được ký vào ngày 15 tháng 3 năm 1874 giữa đại diện của triều Nguyễn là Lê Tuấn - Chánh sứ toàn quyền đại thần, Nguyễn Văn Tường - Phó sứ toàn quyền đại thần và đại diện của Pháp là Paul-Louis-Félix Philastre - Toàn quyền đại thần, Thống đốc Nam Kỳ, với nội dung chính là thay thế bản Hòa ước Nhâm Tuất 1862, công nhận chủ quyền vĩnh viễn của Pháp ở Nam Kỳ, lệ thuộc về chủ quyền ngoại giao, mở cửa cho Pháp tự do buôn bán tại các cảng biển và trên sông Hồng có quyền tự do truyền đạo. 

Mặc dù tác giả Prosper Cultru trong tác phẩm Lịch Sử Nam Kỳ Thuộc Pháp (Từ Sơ Khởi Đến Năm 1883) đã chỉ ra những lý do khách quan khiến Nhà Nguyễn phải ký hai hòa ước chấp nhận mất Nam Kỳ, nhằm tập trung lực lượng về phía Bắc để dẹp tan các cuộc khởi nghĩa "phản Nguyễn phục Lê", nhưng cũng không thể biện minh cho một chính sách ngoại giao sai lầm chồng chất sai lầm. Trong bối cảnh đó, không chỉ lực lượng Pháp và Đại Nam cùng tập trung về Bắc Kỳ, còn một lực lượng khác, một đế quốc khác - dù đang xiu vẹo, vẫn không từ bỏ vùng đất đầy tính lịch sử này. Đó là triều đình Mãn Thanh ở phương Bắc - kẻ đã thất bại ê chề trước cựu thù của Nhà Nguyễn - Hoàng đế Quang Trung vào năm 1789, nhưng vẫn luôn cho mình là "kẻ bề trên" với Đại Nam.

Mãn Thanh và người Trung Hoa muốn gì ở vùng đất Bắc Đại Nam này? Họ có thật sự "muốn" một cái gì đó ở đây không? Tham vọng của họ tại vùng đất của Đại Nam có thật sự rõ ràng hay không? Và họ - Mãn Thanh, có quyết tâm phải thực hiện được tham vọng của mình với lãnh thổ quốc gia của người Việt hay không? - Câu trả lời là: Có. 

Lịch sử việt nam, vietnamese history, ho chi minh, vo nguyên giáp general, trần hưng đạo, việt nam sử lược, trần trọng kim, lê thái tổ, nhà trần, gia long, quang trung, lê thánh tông, chiêm thành, thăng long, phan thanh giản, Tứ Phủ Xét Giả, board game, sách lịch sử việt nam
Lễ ký hiệp ước 25.8.1883 (nhằm ngày 23 tháng Bảy năm Quý Mùi, còn gọi là hiệp ước Quý Mùi hoặc hiệp ước Harmand) tại sứ quán Pháp ở Huế. Một năm sau nổ ra cuộc chiến Trung Hoa - Pháp tranh giành ảnh hưởng tại Bắc kỳ của Đại Nam Hàng ngồi từ trái qua: Hiệp biện Đại học sĩ Trần Đình Túc, Công sứ Pháp tại Huế de Champeaux, Tổng ủy viên Cộng hòa Pháp François Jules Harmand, Giám mục Huế Marie-Antoine Caspar (Lộc), Thượng thư Bộ Lại Nguyễn Trọng Hiệp (đang đứng) và đặc phái viên Masse Tranh khắc của ông de Haenen, dựa theo bản phác thảo của ông F.G. Ảnh: Le Monde illustré, số 1387, ra ngày 27.10.1883, tr. 268 Nguồn: Thư viện Quốc gia Pháp - Theo Tuổi Trẻ 

Trong tác phẩm "Việt Nam Và Cuộc Chiến Trung Pháp" của tác giả Đài Loan Long Chương do học giả Nguyễn Duy Chính dịch, chúng ta sẽ nhìn thấy rất rõ tham vọng cũng như chính kiến rõ ràng về vùng đất Bắc Kỳ của Đại Nam. Nhưng, tham vọng của Mãn Thanh được đặt trong tình thế mà hơn ngàn năm nay, những nhà cai trị Trung Hoa chưa từng gặp phải: để giành quyền cai trị đất đai của người Việt dù trên thực tế hay danh nghĩa, lần này, họ phải đối đầu với một thế lực khác có cùng yêu cầu như họ: Đế quốc Pháp. Trong bài viết "Cuộc tiến đánh Bắc Kỳ của quân đội Mãn Thanh và Hiệp ước Thiên Tân 1882", bạn sẽ nhìn thấy rõ ràng hơn những tham vọng, nhưng âm mưu tiến đánh Bắc Kỳ của quân đội Mãn Thanh và lý do vì sao tham vọng, âm mưu này đã nhanh chóng tan tành trước sức mạnh của người Pháp...

Riêng với tác phẩm "VIỆT NAM VÀ CUỘC CHIẾN TRUNG - PHÁP", xin mượn nội dung sau đây để làm phần giới thiệu cho tình thế của quân đội Đại Nam - nhân dân Đại Nam dưới triều Nguyễn, trong vòng xoáy Pháp - Thanh cuối thế kỷ XIX:
… Quan ta đem quân về đánh quân Pháp ở Hà-nội, ở Hải-phòng và ở Nam-định nhưng chỗ nào cũng thất bại.  Quân ta bấy giờ không có thống nhất, ai đứng lên mộ được năm ba trăm người, cho mang gươm mang giáo đi đánh, hễ phải độ vài ba phát đạn trái-phá thì xô đẩy nhau mà chạy; còn quân của nhà vua thì không có luyện tập, súng đại-bác toàn là súng cổ, súng tay thì ít và xấu. Như thế thì chống làm sao được với quân Pháp là quân đã quen đánh trận và lại có đủ súng-ống tinh nhuệ?  Bấy giờ cuộc hòa đổi ra cuộc chiến, suý-phủ Sài-gòn đuổi quan lĩnh-sự Việt-nam ta là ông Nguyễn Thành-Ý về Huế. Trong khi việc nước đang rối cả lên như thế, thì vua Dực-tôn mất. Ngài mất ngày 16 tháng 6 năm quí-mùi (1883), trị-vì được 36 năm, thọ 55 tuổi, miếu-hiệu là Dực-tôn Anh-hoàng-đế.
Đoạn trích trên đây, nhằm muốn bạn đọc trước khi đọc tác phẩm "VIỆT NAM VÀ CUỘC CHIẾN TRUNG - PHÁP", mường tượng ra được tình cảnh của nước Đại Nam - một đế quốc Á Đông lạc hậu, để từ đó hiểu được sức mạnh của chúng ta ở đâu trước người Pháp vào nửa cuối thế kỷ XIX, sức mạnh của đế quốc mà dù mấy ngàn năm qua tổ tiên ta không sợ nhưng cũng phải kính nể... chúng ta và chính họ đang yếu ớt như thế nào trước Đế quốc Pháp. Khi đất nước đang rối ren, người đứng đầu đất nước lại mất, Vua Tự Đức - Dực tôn Anh hoàng đế, vẫn chưa thực hiện xong những kế hoạch của mình và chỉ kịp để lại bài Khiêm Lăng ký, nhằm tỏ lộ cho đời sau hiểu được tình cảnh của một vị vua đứng giữa vòng xoáy cũ - mới!

Nếu trước đây, chúng ta có những cách nhìn, đánh giá quá thẳng thắn về triều Nguyễn, về vua Tự Đức trong cuộc chiến gần 25 năm giữa Pháp và Đại Nam dưới sự cai trị của Ngài, thì tác phẩm "VIỆT NAM VÀ CUỘC CHIẾN TRUNG - PHÁP" giúp chúng ta có cái nhìn về cục diện bên ngoài rõ hơn để hiểu được những nỗ lực của Nhà Nguyễn trong 25 năm từ 1858 - 1883 đã cố gắng công khai/bí mật trước sức mạnh của Đế quốc Pháp là như thế nào!


YÊU SỬ VIỆT


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chủ đề

yeu-su-viet (359) lich-su-viet-nam-qua-cac-thoi-ky (156) su-viet-hom-nay (95) nha-nguyen (86) danh-nhan-su-viet (84) sach-lich-su (72) su-kien-su-viet (71) facebook (53) sach-su-hien-dai (49) chong-phap (46) nha-hau-le (45) chua-nguyen (38) nha-tran (36) tai-lieu-su-viet (35) bac-thuoc (33) nha-ly (32) nha-tay-son (30) vua-chua-su-viet (29) Danh mục sách lịch sử Việt Nam hay (25) dia-danh-su-viet (22) chua-trinh (21) phim-truyen (21) quang-trung (18) vo-tuong (18) cac-cuoc-noi-chien (16) Cách mạng Việt Nam (13) gia-long (13) nguyen-mong (13) phim-su-viet (13) le-dai-hanh (12) nha-dinh (12) cong-tac-vien (11) dinh-tien-hoang (11) nha-tien-le (11) dien-tich-su-viet (10) sach-luat (10) viet-su-kieu-hung (10) minh-mang (9) nguyen-anh (9) tay-son-that-ho-tuong (9) trinh-nguyen-phan-tranh (9) Chiến tranh thế giới thứ I (8) khoi-nghia-lam-son (8) nha-ho (8) tran-hung-dao (8) hung-vuong (7) ly-thuong-kiet (7) mien-trung (7) ngu-ho-tuong-gia-dinh (7) nha-mac (7) an-duong-vuong (6) chiem-thanh (6) hai-ba-trung (6) ho-quy-ly (6) le-thanh-tong (6) ly-thai-to (6) tieu-thuyet-lich-su (6) le-thai-to (5) mien-bac (5) mien-nam (5) nha-tien-ly (5) cong-giao (4) gac-ma-1988 (4) hai-chien-truong-sa (4) ho-chi-minh (4) le-quy-don (4) mac-dang-dung (4) nha-ngo (4) trung-vuong-she-kings (4) Alexandre-de-Rhodes (3) cham-pa (3) chien-tranh-bien-gioi (3) dai-nam (3) danh-tuong-su-viet (3) dao-duy-tu (3) hinh-anh-su-viet (3) hung-dao-vuong (3) huyen-tran-cong-chua (3) lịch sử việt nam qua các thời kỳ (3) nam-bac-trieu (3) vuong-quoc-co (3) xiem-la (3) chien-tranh-viet-xiem (2) dieu-tan (2) hùng vương (2) loa-thanh-ruc-lua (2) 17-2-1979 (1) Chế Thị Ngọc Hân (1) Cách mạng khoa học công nghệ (1) Cách mạng tháng 10 Nga (1) Lịch sử thế giới 1945 - 2000 (1) a-cha (1) am-che (1) binh-ngo-dai-chien (1) chiến tranh cục bộ (1) chua-tien (1) cong-chua-viet-nam (1) dai-viet-co-phong (1) hai-chien-hoang-sa (1) kieu-binh (1) mai-hac-de (1) y-van-hien (1) Đông Kinh Nghĩa Thục (1)