Vua quan triều Nguyễn có lắng nghe và tin cậy Nguyễn Trường Tộ? - LỊCH SỬ VIỆT NAM - YÊU SỬ VIỆT - VIETNAMESE HISTORY - HISTORY OF VIETNAM

Vua quan triều Nguyễn có lắng nghe và tin cậy Nguyễn Trường Tộ?

Share This
 Vua quan triều Nguyễn có lắng nghe và tin cậy Nguyễn Trường Tộ .
(Bài viết của TS. Bùi Trân Phượng, được trích trong tác phẩm
Lịch sử việt nam, vietnamese history, ho chi minh, vo nguyên giáp general, trần hưng đạo, việt nam sử lược, trần trọng kim, lê thái tổ, nhà trần, gia long, quang trung, lê thánh tông, chiêm thành, thăng long, phan thanh giản, Tứ Phủ Xét Giả, board game, sách lịch sử việt nam
Lịch sử việt nam, vietnamese history, ho chi minh, vo nguyên giáp general, trần hưng đạo, việt nam sử lược, trần trọng kim, lê thái tổ, nhà trần, gia long, quang trung, lê thánh tông, chiêm thành, thăng long, phan thanh giản, Tứ Phủ Xét Giả, board game, sách lịch sử việt nam

YEUSUVIET - Lắng nghe trước hết là chịu đọc. Ai cũng biết Nguyễn Trường Tộ đã viết rất nhiều. Tập hợp di thảo do Trương Bá Cần thực hiện, tuy chưa đầy đủ, đã là bản dịch của 58 văn bản dài nhiều chục vạn chữ. Dù kiên trì thế mấy, người ta cũng không thể viết dài như vậy, nhiều như vậy, nếu “điều trần” gửi lên không có hồi âm, thông tin mình cung cấp không được xử lý, ý kiến mình đề xuất không ai cố gắng thi hành. Vả chăng, các văn bản của Nguyễn Trường Tộ không chỉ đề cập các vấn đề chiến lược mà còn đầy ắp những chủ trương công việc cụ thể, mà người không có quan hệ mật thiết với cấp lãnh đạo cao nhất khó có thể tham gia ý kiến.  


Bài liên quan

Nếu bạn muốn biết thêm về nhân vật cải cách Nguyễn Trường Tộ, click vào tác phẩm dưới đây để xem thêm
Tác giả: Trương Bá Cần

Trong 53 văn bản Nguyễn Trường Tộ gửi triều đình, có đến 35 văn bản có thể xác định rõ người nhận là “Cơ mật viện đại thần”, “Lục bộ đại thần” hay các vị “đại nhân” có danh tánh như Phan Thanh Giản, Trần Tiễn Thành, Phạm Phú Thứ, Ngụy Khắc Đản, hoặc chức vụ cụ thể như quan bộ Lễ, bộ Binh. Như vậy, suốt nhiều năm Nguyễn Trường Tộ đã có điều kiện, thông qua các bản “điều trần” của mình, thông tin trực tiếp “đến các vị đại thần triều Tự Đức và cùng họ trao đổi ý kiến, у tính toán nhiều điều hệ trọng chứ không phải chỉ gửi lên vua, rồi nhà vua vì thiếu quyết đoán mới giao đình nghị đến nỗi lỡ việc. Do châu bản cùng các tài liệu gốc khác của triều đình Tự Đức đã thất lạc nhiều, phần được bảo tồn cũng chưa khai thác được bao nhiêu, 20 tờ tấu, trình được Trương Bá Cần tập hợp trong phần phụ lục chắc chỉ là phần rất nhỏ những ý kiến của các đại thần sau khi phụng mệnh vua đọc kỹ các “tờ bẩm” của Nguyễn Trường Tộ. Các tờ trình này báo cáo kết quả thảo luận để trả lời nhiều câu hỏi cụ thể của vua (Lưu ý là Trương Bá Cần chỉ tiếp cận được bản sao, trong bản chính có thể lời châu phê còn đầy đủ hơn chăng?). 

Tuy nhiên, chỉ qua những tư liệu ít ỏi mà Trương Bá Cần tập hợp được, cũng đủ thấy từ đầu chí cuối nhà vua và các đại thần luôn rất trân trọng các ý kiến đóng góp của Nguyễn Trường Tộ và của cả một số giáo sĩ, giáo dân yêu nước khác như Nguyễn Điều, Lê Văn Điều, Lê Văn Trung (xem Nguyễn Trường Tộ, 475-478).  

Chúng tôi thấy thái độ trân trọng của triều đình Tự Đức đối với Nguyễn Trường Tộ là nhất quán, chứ không chỉ có 2 năm 1866-1868 mới là “đầy triển vọng" (Nguyễn Trường Tộ, 32) còn trước đó, có “những ngày the lưng" (Nguyễn Trường Tộ, 30) và sau đó, “những năm tháng cuối đời" (Nguyễn Trường Tộ, 54) quạnh quẽ. 

Từ năm 1863 đến 1865, Nguyễn Trường Tộ gửi một số văn bản về phương lược cứu nước và góp ý về việc mua và đóng tàu (di thảo 6, 7), thì ngay từ đầu 1866, đã được dời về kinh giúp giải quyết việc tàu London (di thảo 9) và chắc hẳn được bàn với các đại thần (trực tiếp là Trần Tiễn Thành, Phạm Phú Thứ) về cách đối phó các mưu đồ lấn chiếm của La Grandière, nên mới được giao “thảo thư gửi Tây soái” (di thảo 10). Thư này đề tháng 2 năm Tự Đức 19 (3-1866), có lời châu phê khen ngợi: 
Bài này lý lễ rất mềm dẻo, không chống, không theo, cũng rất nghiêm chỉnh và trang nhã khiến cho họ biết có thế cũng không ỷ thế được, thật là không thèm dạy mà dạy cho họ vậy (Nguyễn Trường Tộ, 169). 
Lúc này, theo Đinh Văn Chấp, “Tộ có dâng một tờ bẩm do quan tỉnh Nghệ An đệ lên". Vua phê: “Nguyễn Trường Tộ có thể dùng được. Hay là cho quan chức để lấy lòng và dùng sức”. Tháng 8 năm ấy, (Tự Đức 19), Trần Tiễn Thành, Phạm Phú Thứ có đến thăm và thừa nhận Nguyễn Trường Tộ và Nguyễn Hoằng “không phải là người vong bản”, nhưng Tộ viện lẽ thể chất yếu đuối, không nhận quan chức, chỉ xin sẵn sàng làm mọi điều triều đình cần sai bảo (Nguyễn Trường Tộ, 446). Trương Bá Cần cho là vào thời điểm này, “vua Tự Đức nửa muốn sử dụng Nguyễn Trường Tộ, nửa muốn không” (Nguyễn Trường Tộ, 34). Đọc kỹ 3 bài tấu của Trần Tiễn Thành từ tháng 3 đến tháng 6-1866 (Nguyễn Trường Tộ, 449- 452), chúng tôi không tán thành nhận định ấy. 

Tuy chưa cho thực hiện ngay kế sách cứu nước của Tộ, vua rất trân trọng giao các đại thần thân tín nghiên cứu rồi “đệ nạp các bản, trong đó các khoản nên chăng như thế nào, khoản nào nên làm ngay, khoản nào nên đình lại, nhất nhất phải nói rõ”. Vua cũng tự mình đọc các văn bản ấy, nên có lệnh: 
Phúc trình riêng cho biết có bao nhiêu nguyên bản, xét kiểm sơ qua các khoản để tiện xem (...). Các bản chưa đóng hãy đóng chung lại kẻo mất (Nguyễn Trường Tộ, 452). 
Thái độ cân nhắc “các khoản nên chăng” không phải do thiếu tin cậy con người, mà do nội dung ý kiến đề xuất của Nguyễn Trường Tộ không dễ thực hiện được ngay. Trong ba năm cuối đời lui về ở quê nhà, chẳng những Nguyễn Trường Tộ điều khiển công trình xây cất Nhà Chung Xã Đoài bề thế, khang trang, mà còn liên tục gửi triều đình nhiều văn thư bàn bạc các vấn đề quốc gia đại sự, trong đó không ít văn thư là trả lời các câu hỏi thêm của các đại thần. Đúng như tác giả Thái Hồng nhận xét: 
Qua các văn bản, có thể thấy quan hệ giữa Nguyễn Trường Tộ và các đại thần Cơ Mật viện cùng vua Tự Đức mỗi lúc thêm chặt chẽ (KY, 266).  
Trong số các quan đã vâng mệnh vua đọc các bản “điều trần” và trực tiếp gặp Nguyễn Trường Tộ để hỏi, bàn cặn kẽ thêm, lúc đầu chỉ có các quan có trọng trách trong việc giao thiệp với Pháp như Nguyễn Bá Nghi, Phan Thanh Giản, Phạm Phú Thứ, Ngụy Khắc Đản và ở kinh là Trần Tiễn Thành. Càng về sau, số đại thần tham gia nghiên cứu và chỉ đạo thực hiện các biện pháp do Nguyễn Trường Tộ đề xuất ngày càng mở rộng. Ký tên dưới các bản tấu có thêm Nguyễn Tri Phương, Võ Trọng Bình, Phan Huy Vịnh, Đoàn Thọ, Nguyễn Văn Phong, có cả các quan tỉnh Nghệ An như Hoàng Tá Viêm, Trần Nhượng... Dù “chủ hòa” hay “chủ chiến”, dù họ có ý kiến khác nhau về một vài chủ trương cụ thể, tất cả các vị đại thần đã đọc Nguyễn Trường Tộ đều tỏ ra nghiêm túc, cẩn trọng, mỗi khi bác bỏ một biện pháp nào, đều phân tích nguyên nhân một cách thỏa đáng.  

Lịch sử việt nam, vietnamese history, ho chi minh, vo nguyên giáp general, trần hưng đạo, việt nam sử lược, trần trọng kim, lê thái tổ, nhà trần, gia long, quang trung, lê thánh tông, chiêm thành, thăng long, phan thanh giản, Tứ Phủ Xét Giả, board game, sách lịch sử việt nam

Tóm lại, chỉ căn cứ vào tài liệu hiện có, rõ ràng chưa đầy đủ, chúng tôi vẫn thấy, mặc dù “ở vào hoàn cảnh khó biện bạch, dễ bị nghi kỵ, mà lại làm việc vượt ngoài phạm vi của mình” (Nguyễn Trường Tộ, 125), Nguyễn Trường Tộ vẫn đã từng bước tranh thủ được sự thông cảm, quý trọng, trước hết là của một số đại thần có xu hướng tư tưởng gần gũi với ông, sau đó là sự trông cậy của vua Tự Đức, và từ năm 1864 trở về sau, quả là Nguyễn Trường Tộ đã tiếp cận được và có quan hệ thường xuyên, mật thiết với cơ quan quyền lực cao nhất nước: Nhà vua và Cơ Mật viện. Chính thức ý kiến bình luận về các đề nghị của Nguyễn Trường Tộ đóng góp xác nhận: trong Cơ Mật viện, giữa Cơ Mật viện và nhà vua, có sự trao đổi khá thẳng thắn giữa các xu hướng tư tưởng khác nhau, không còn chủ yếu xoay quanh đối sách “hòa” hay “chiến, thủ” như trong giai đoạn đầu (1858-1862), mà về những khó khăn, trở ngại thực tế khi thi hành các biện pháp canh tân tự cường hay các hoạt động ngoại giao chủ động của Nguyễn Trường Tộ.  

Vậy, nếu kế sách cứu nước của Nguyễn Trường Tộ chưa được thực hiện thành công dưới triều Tự Đức, rõ ràng không phải vì ông chưa được lắng nghe, tin cậy.  

Như vậy, chúng tôi cho rằng thực tế thái độ của triều đình Huế, từ vua Tự Đức cho tới các vị đại thần đều tỏ ra trân trọng, lắng nghe những ý kiến Nguyễn Trường Tộ đã điều trần. Kết luận này hoàn toàn khác với nhiều sách báo trước nay vẫn cho rằng triều đình Tự Đức u tối, thiển cận đã bỏ ngoài tai, không đếm xỉa gì tới những điều trần của các sĩ phu có tư tưởng duy tân, trong đó có Nguyễn Trường Tộ.

(Bài viết của TS. Bùi Trân Phượng, được trích trong tác phẩm "Triều Nguyễn và lịch sử của chúng ta" - xem trọn vẹn tác phẩm tại đây hoặc click vào đây)

YÊU SỬ VIỆT



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chủ đề

yeu-su-viet (359) lich-su-viet-nam-qua-cac-thoi-ky (156) su-viet-hom-nay (95) nha-nguyen (86) danh-nhan-su-viet (84) sach-lich-su (72) su-kien-su-viet (71) facebook (53) sach-su-hien-dai (49) chong-phap (46) nha-hau-le (45) chua-nguyen (38) nha-tran (36) tai-lieu-su-viet (35) bac-thuoc (33) nha-ly (32) nha-tay-son (30) vua-chua-su-viet (29) Danh mục sách lịch sử Việt Nam hay (25) dia-danh-su-viet (22) chua-trinh (21) phim-truyen (21) quang-trung (18) vo-tuong (18) cac-cuoc-noi-chien (16) Cách mạng Việt Nam (13) gia-long (13) nguyen-mong (13) phim-su-viet (13) nha-dinh (12) cong-tac-vien (11) dinh-tien-hoang (11) le-dai-hanh (11) nha-tien-le (11) dien-tich-su-viet (10) sach-luat (10) viet-su-kieu-hung (10) minh-mang (9) nguyen-anh (9) tay-son-that-ho-tuong (9) trinh-nguyen-phan-tranh (9) Chiến tranh thế giới thứ I (8) khoi-nghia-lam-son (8) nha-ho (8) tran-hung-dao (8) hung-vuong (7) ly-thuong-kiet (7) mien-trung (7) ngu-ho-tuong-gia-dinh (7) nha-mac (7) an-duong-vuong (6) chiem-thanh (6) hai-ba-trung (6) ho-quy-ly (6) le-thanh-tong (6) ly-thai-to (6) tieu-thuyet-lich-su (6) le-thai-to (5) mien-bac (5) mien-nam (5) nha-tien-ly (5) cong-giao (4) gac-ma-1988 (4) hai-chien-truong-sa (4) ho-chi-minh (4) le-quy-don (4) mac-dang-dung (4) nha-ngo (4) trung-vuong-she-kings (4) Alexandre-de-Rhodes (3) cham-pa (3) chien-tranh-bien-gioi (3) dai-nam (3) danh-tuong-su-viet (3) dao-duy-tu (3) hinh-anh-su-viet (3) hung-dao-vuong (3) huyen-tran-cong-chua (3) lịch sử việt nam qua các thời kỳ (3) nam-bac-trieu (3) vuong-quoc-co (3) xiem-la (3) chien-tranh-viet-xiem (2) dieu-tan (2) hùng vương (2) loa-thanh-ruc-lua (2) 17-2-1979 (1) Chế Thị Ngọc Hân (1) Cách mạng khoa học công nghệ (1) Cách mạng tháng 10 Nga (1) Lịch sử thế giới 1945 - 2000 (1) a-cha (1) am-che (1) binh-ngo-dai-chien (1) chiến tranh cục bộ (1) chua-tien (1) cong-chua-viet-nam (1) dai-viet-co-phong (1) hai-chien-hoang-sa (1) kieu-binh (1) mai-hac-de (1) y-van-hien (1) Đông Kinh Nghĩa Thục (1)