Dòng họ Nguyễn Hữu - Từ Thăng Long đến Quảng Bình - LỊCH SỬ VIỆT NAM - YÊU SỬ VIỆT - VIETNAMESE HISTORY - HISTORY OF VIETNAM

Dòng họ Nguyễn Hữu - Từ Thăng Long đến Quảng Bình

Share This
 Dòng họ Nguyễn Hữu - Từ Thăng Long đến Quảng Bình.
Lịch sử việt nam, vietnamese history, ho chi minh, vo nguyên giáp general, trần hưng đạo, việt nam sử lược, trần trọng kim, lê thái tổ, nhà trần, gia long, quang trung, lê thánh tông, chiêm thành, thăng long, phan thanh giản, Tứ Phủ Xét Giả, board game, sách lịch sử việt nam


YEUSUVIET - Vụ án Lệ Chi viên năm 1442 đã dẫn đến họa tru di tam tộc với Nguyễn Trãi và gia đình ông. Nguyễn Công Duẩn, một danh thần thời Lê sơ, con của Nguyễn Trãi, tước Hoằng Quốc công, may thoát được, đưa gia nhân vào ẩn lánh ở ngoại trang làng Gia Miêu, huyện Tống Sơn, phủ Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa. Từ đó, con cháu hậu duệ của ông dù đi đâu, ở đâu cũng ghi quê quán: “Hà Trung phủ, Tống Sơn huyện, Gia Miêu ngoại trang”.

Bài liên quan

Các con của Nguyễn Công Duẩn đều là những danh thần, danh tướng nổi tiếng trong lịch sử. Con trai trưởng là Nguyễn Đức Trung, tước Trình Quốc công đời Lê Thánh Tông, đã sinh ra ngành Tướng mà Tham tướng Triều Văn hầu Nguyễn Triều Văn (cha của Nguyễn Hữu Dật) gọi Nguyễn Đức Trung là Cao tổ khảo. Con trai thứ tư của Công Duẩn là Nguyễn Như Trác, đỗ Tiến sĩ năm 1463, tước Phó Quận công đã sinh ra ngành Vương mà Nguyễn Hoàng là huyền tôn gọi Như Trác là Tằng tổ khảo (khảo cứu theo Như Hiên Nguyễn Ngọc Hiền). 

Cùng chung dòng tộc nguồn cội nên con cháu hậu duệ dòng Nguyễn Hữu được triều Nguyễn sau này ban ân gọi là “Quý hương nhân”. Thời cuộc thế kỉ XVI, nước ta lâm vào khủng hoảng nghiêm trọng. Nhà Lê từ đỉnh cao của triều Hồng Đức - Lê Thánh Tông cuối thế kỉ XV, khi chuyển giao thế hệ bỗng hụt hẫng do tranh giành quyền lực nội bộ, tạo cơ hội cho các thế lực phong kiến cát cứ trỗi dậy. Nhà Mạc cướp ngôi, nội chiến Nam - Bắc triều kéo dài hơn 60 năm hao binh tốn của, dân chúng điêu linh. Nhà Lê được các trung thần bảo vệ, đứng đầu là Nguyễn Kim. Khi Trịnh Kiểm lên thay nắm binh quyền thì trở mặt giết con thầy, em vợ là Nguyễn Uông. 

Bản chất quân phiệt để củng cố quyền lực lộ rõ. Nguyễn Hoàng vào Nam (1558) làm trấn thủ xứ Thuận Hóa chỉ là giải pháp tình thế để tự cứu mình. Quá trình đấu tranh của Nguyễn Hoàng ở xứ Thuận Hóa với các lực lượng đối lập để tồn tại và thực hiện chính sách cai trị mềm dẻo để thu hút nhân tâm, nhân tài, vật lực, từng bước gây dựng lực lượng, thanh thế, đã biến vùng Thuận - Quảng thành miền đất hứa. Năm 1593, Nguyễn Hoàng về lại Thăng Long mừng vua hồi Kinh sư càng thể hiện lòng trung thành phò vua Lê và sự chân thành hợp tác với Trịnh Tùng, một thủ lĩnh nhưng cũng là một người cháu gọi ông bằng cậu ruột. 

Nhạy cảm nhận thấy tham vọng quyền lực của Trịnh Tùng, sau 7 năm phò vua và thực hiện nhiệm vụ một cách mẫn cán, vị lão tướng 75 tuổi buộc phải bày kế để về lại Thuận Hóa. Từ đó càng quyết tâm chấn hưng sự nghiệp Đàng Trong. Tám mươi chín tuổi, 55 năm cai quản xứ Thuận - Quảng, lời trăng trối với con trước lúc lâm chung cho thấy triết lý sống của cả đời Nguyễn Hoàng (1525-1613): “Phàm đạo làm tôi phải trung, đạo làm con phải hiếu, tình anh em bè bạn lấy tin yêu làm đầu, không được quay quắt tráo trở để mất nhân tâm” (Trịnh Nguyễn diễn chí, Tập 1, trang 122). Chính vì lẽ đó mà xứ Đàng Trong trở thành miền đất hứa có sức hút đối với hiền tài Đàng Ngoài đầu thế kỉ XVII. Nguyễn Triều Văn (1573-1648?) như trên đã nói, là người đồng hương, đồng tộc với Nguyễn Hoàng. Sinh ra trong gia đình danh gia vọng tộc, nối đời làm tướng. 

Ở Thăng Long, ông đã là Tham tướng, tước Triều Văn hầu. Năm 1608, khi 36 tuổi, ông đã rời Thăng Long, chối bỏ quyền chức của chúa Trịnh ban cho, để lại gia đình làm con tin, chỉ mang theo người con trai thứ năm mới lên 6 tuổi là Nguyễn Hữu Dật, lặn lội vào Nam theo Nguyễn Hoàng, tìm miền đất hứa hẹn tương lai sáng sủa hơn; cha con ông đã “nhập tịch ở Phong Lộc”.  Nguyễn Triều Văn là vị khởi tổ của dòng tộc Nguyễn Hữu trên đất Quảng Bình. Bốn thế hệ kế tiếp của dòng tộc Nguyễn Hữu, suốt thế kỷ XVII và nửa đầu thế kỉ XVIII, là những danh tướng văn võ song toàn có công giữ đất, an dân, giúp các đời chúa Nguyễn chấn hưng Đàng Trong, mở mang cõi bờ miền Nam nước Việt. 

Thế hệ thứ nhất là Triều Văn hầu Nguyễn Triều Văn (1573-1648?); thế hệ thứ hai là Chiêu Vũ hầu Nguyễn Hữu Dật (1603-1680), con thứ năm của Triều Văn; thế hệ thứ ba, các con của Chiêu Vũ hầu là Hào Lương hầu Nguyễn Hữu Hào (1542-1713), Trung Thắng hầu Nguyễn Hữu Trung, Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh (1650-1700), Tín Quận công Nguyễn Hữu Khắc…; thế hệ thứ tư, con trai trưởng của Nguyễn Hữu Hào (cháu đích tôn của Nguyễn Hữu Dật) là Thiện Chánh hầu Nguyễn Hữu Thuyên…  

Lịch sử việt nam, vietnamese history, ho chi minh, vo nguyên giáp general, trần hưng đạo, việt nam sử lược, trần trọng kim, lê thái tổ, nhà trần, gia long, quang trung, lê thánh tông, chiêm thành, thăng long, phan thanh giản, Tứ Phủ Xét Giả, board game, sách lịch sử việt nam
Bốn thế hệ danh tướng đó đã sinh ra con cháu hậu duệ sống ở mọi miền, nhưng phần mộ, đền thờ của các vị vẫn còn lưu trên đất Quảng Bình mà tập trung là ở xã Vạn Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.  Mộ Tham tướng Triều Văn hầu Nguyễn Triều Văn táng ở An Đại sơn (bờ bắc sông Long Đại, nay ở bản Lâm Ninh, xã Trường Xuân, huyện Quảng Ninh). Năm 1930, Đại thần Phúc Môn bá Nguyễn Hữu Bài cho xây đền thờ, lăng mộ và dựng bia mộ ở đây. 

Năm 1930, Đại thần Nguyễn Hữu Bài cho xây lăng, dựng bia, nay cải táng ra ở Lòi Lăng - Áng Sơn, xã Vạn Ninh. Đền thờ Tĩnh Quốc công thờ ông ở Vạn Toàn, nay là thôn Bến, xã Vạn Ninh. Mộ Vi (Võ) Quận công Nguyễn Hữu Hào táng ở Đập Chọ xứ cách phía nam núi Áng Sơn 1km, nay cải táng về Lòi Lăng - Áng Sơn. Ông được thờ phụ tại đền thờ của cha là đền thờ Tĩnh Quốc công ở thôn Bến, xã Vạn Ninh.  

Tại Lòi Lăng - Áng Sơn còn nguyên táng 3 ngôi mộ mà dân Vạn Ninh tôn kính gọi là “mộ Tiên công” (mộ các vị công hầu tiên liệt có công với nước) đó là mộ hai con trai Nguyễn Hữu Dật là Trung Thắng hầu Nguyễn Hữu Thắng, Tín Quận công Nguyễn Hữu Khắc và mộ Thiện Chánh hầu Nguyễn Hữu Thuyên, con trai trưởng của Nguyễn Hữu Hào, đích tôn của Nguyễn Hữu Dật. Mộ Vĩnh An hầu Nguyễn Hữu Cảnh táng ở Thác Ro xứ, nay thuộc thôn Đại Thủy, xã Trường Thủy, huyện Lệ Thủy; đền thờ Đức Ông ở thôn Chương Tín, sau đổi là Phúc Tín, nay thuộc thôn Đại Phúc, xã Vạn Ninh.         

Từ Thăng Long đến Quảng Bình, đến trời Nam đất Việt, dòng tộc Nguyễn Hữu, hậu duệ của Nguyễn Trãi đã góp phần làm nên truyền thống lịch sử văn hóa của dân tộc Việt Nam.

YÊU SỬ VIỆT


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chủ đề

yeu-su-viet (359) lich-su-viet-nam-qua-cac-thoi-ky (156) su-viet-hom-nay (95) nha-nguyen (86) danh-nhan-su-viet (84) sach-lich-su (72) su-kien-su-viet (71) facebook (53) sach-su-hien-dai (49) chong-phap (46) nha-hau-le (45) chua-nguyen (38) nha-tran (36) tai-lieu-su-viet (35) bac-thuoc (33) nha-ly (32) nha-tay-son (30) vua-chua-su-viet (29) Danh mục sách lịch sử Việt Nam hay (25) dia-danh-su-viet (22) chua-trinh (21) phim-truyen (21) quang-trung (18) vo-tuong (18) cac-cuoc-noi-chien (16) Cách mạng Việt Nam (13) gia-long (13) nguyen-mong (13) phim-su-viet (13) le-dai-hanh (12) nha-dinh (12) cong-tac-vien (11) dinh-tien-hoang (11) nha-tien-le (11) dien-tich-su-viet (10) sach-luat (10) viet-su-kieu-hung (10) minh-mang (9) nguyen-anh (9) tay-son-that-ho-tuong (9) trinh-nguyen-phan-tranh (9) Chiến tranh thế giới thứ I (8) khoi-nghia-lam-son (8) nha-ho (8) tran-hung-dao (8) hung-vuong (7) ly-thuong-kiet (7) mien-trung (7) ngu-ho-tuong-gia-dinh (7) nha-mac (7) an-duong-vuong (6) chiem-thanh (6) hai-ba-trung (6) ho-quy-ly (6) le-thanh-tong (6) ly-thai-to (6) tieu-thuyet-lich-su (6) le-thai-to (5) mien-bac (5) mien-nam (5) nha-tien-ly (5) cong-giao (4) gac-ma-1988 (4) hai-chien-truong-sa (4) ho-chi-minh (4) le-quy-don (4) mac-dang-dung (4) nha-ngo (4) trung-vuong-she-kings (4) Alexandre-de-Rhodes (3) cham-pa (3) chien-tranh-bien-gioi (3) dai-nam (3) danh-tuong-su-viet (3) dao-duy-tu (3) hinh-anh-su-viet (3) hung-dao-vuong (3) huyen-tran-cong-chua (3) lịch sử việt nam qua các thời kỳ (3) nam-bac-trieu (3) vuong-quoc-co (3) xiem-la (3) chien-tranh-viet-xiem (2) dieu-tan (2) hùng vương (2) loa-thanh-ruc-lua (2) 17-2-1979 (1) Chế Thị Ngọc Hân (1) Cách mạng khoa học công nghệ (1) Cách mạng tháng 10 Nga (1) Lịch sử thế giới 1945 - 2000 (1) a-cha (1) am-che (1) binh-ngo-dai-chien (1) chiến tranh cục bộ (1) chua-tien (1) cong-chua-viet-nam (1) dai-viet-co-phong (1) hai-chien-hoang-sa (1) kieu-binh (1) mai-hac-de (1) y-van-hien (1) Đông Kinh Nghĩa Thục (1)