Chiến tranh Pháp - Thanh và sự kết thúc của cuộc "Bắc thuộc về tư tưởng" - LỊCH SỬ VIỆT NAM - YÊU SỬ VIỆT - VIETNAMESE HISTORY - HISTORY OF VIETNAM

Chiến tranh Pháp - Thanh và sự kết thúc của cuộc "Bắc thuộc về tư tưởng"

Share This
Lịch sử việt nam, vietnamese history, ho chi minh, vo nguyên giáp general, trần hưng đạo, việt nam sử lược, trần trọng kim, lê thái tổ, nhà trần, gia long, quang trung, lê thánh tông, chiêm thành, thăng long, phan thanh giản, Tứ Phủ Xét Giả

YEUSUVIET - Trong lịch sử Việt Nam, thời kỳ quân chủ là thời kỳ thể hiện đậm nét nhất dấu ấn về sự ảnh hưởng của Trung Hoa lên Đại Việt. Thật vậy, xuất phát từ cuộc đô hộ 1.000 năm Bắc thuộc, người Việt bị ép buộc phải gắn lịch sử, văn hóa của mình với lịch sử Trung Hoa để rồi - không phải thừa hưởng, mà phải nói chính xác là "cả sự Bắc thuộc trong tư tưởng". Từ chữ viết, đến văn hóa và trong những câu trích dẫn từ điển cố Trung Hoa đã thể hiện rõ nét nhất sự lệ thuộc cùng cực này. Ngô Vương Quyền mở ra thời kỳ tự chủ và chấm dứt sự đô hộ về lãnh thổ, nhưng bằng một góc nhìn từ hiện đại, vấn đề chấm dứt sự đô hộ về tư tưởng chỉ thực sự mở ra từ trong... một cuộc đô hộ khác: cuộc đô hộ của người Pháp.

Bài liên quan

Văn minh Trung Hoa là một nền văn minh lớn của nhân loại và người Việt đã được số phận sắp đặt phải tìm cách tồn tại bên cạnh nền văn minh này của người Hán. Số phận cũng đã từng "trêu đùa" đến mức nghiệt ngã để người Việt phải tồn tại trong mười thế kỷ dưới sự đô hộ và đồng hóa của người Hán nhưng sức sống mãnh liệt và tinh thần bất khuất là hai yếu tố đã giúp Dân tộc này vượt qua được sự nghiệt ngã đó. Dù từ năm 938 trở đi, người Việt đã nắm trọn quyền cai trị lãnh thổ của mình, nhưng người Việt vẫn không thể thoát khỏi sự cai trị của người Hán về mặt tư tưởng. Những câu chuyện Trung Hoa, những điển tích Trung Hoa, những cội nguồn lịch sử Trung Hoa và đỉnh cao nhất là nền Nho học Trung Hoa vẫn luôn ngự trị trong nền văn hóa và giáo dục của Đại Việt. Sự chèn ép của một đế quốc to xác, hung hãn hơn và một thế giới quan chưa đủ để mở rộng ra xa khỏi tầm bao quát của "thiên triều" có lẽ chính là những lý do khiến cho người Việt chưa thể giải phóng dân tộc mình khỏi cuộc Bắc thuộc về tư tưởng.

Cho đến khi những thương nhân phương Tây đầu tiên đặt chân đến Trung Hoa rồi Đại Việt, lịch sử bắt đầu những tiếng gọi đầu tiên cho buổi bình minh của thời đại mới. Nhưng con thuyền phương Tây được dẫn dắt bởi Columbus dần chiếm trọn cả đại dương bao la và cả những chuyến hải hành kết nối thế giới thành một hình cầu hoàn chỉnh. Những đại dương bao la và vô tận trong mắt người Việt qua nhãn quan của người Hán dần dần bị đánh đổ bởi những con thuyền thương nhân Hòa Lan, Anh Cát Lợi, Y Pha Nho, Pháp Lan Sa... kỳ vĩ, hùng mạnh và giàu có. Những câu chuyện, những phát minh, những sản phẩm thương mại phương Tây khi cập bến Đàng Ngoài, Đàng Trong cũng đồng thời mang đến một vận hội mới cho người Việt: cơ hội thoát khỏi sự kiềm kẹp của Hán triều Trung Hoa.


Các giáo sĩ và thương nhân Bồ Đào Nha là những người đầu tiên đặt chân đến Đại Việt. Khác với các thương nhân phương Tây khác, các thương nhân Bồ Đào Nha không đại diện cho công ty nào và không đến cư ngụ, mở thương điếm. Họ chỉ thông qua các trung gian để gom hàng hóa hoặc giao dịch. Các thuyền Bồ Đào Nha đến Đại Việt đều xuất phát từ Ma Cao chiếm được của Trung Quốc và khi giao dịch xong họ cũng trở về Ma Cao. Hàng hóa họ mang đến Đại Việt gồm có: vũ khí, chì, đồng, kẽm, diêm sinh, cánh kiến; họ mua về tơ lụa, đường, trầm hương, kỳ nam và cá khô. Những thương phẩm phương Tây mang đến cho Chúa Trịnh đang cai trị Đàng Ngoài những kiến thức và tầm nhìn mới mẻ trong việc canh tân đất nước, nhưng đáng tiếc lại nhằm đánh chiếm Đàng Trong. Tuy nhiên, sự xuất hiện của người phương Tây từ những hiếu kỳ, tò mò, thích thú dần chuyển sang thù nghịch khi bề dày của tư tưởng Trung Hoa cũng dày như những lăng tẩm của họ đã bén rễ quá sâu trong tư tưởng của người Việt... Sự đối đầu dẫn đến phải sự thay đổi là điều tất yếu sẽ diễn ra.

Khi Hoàng đế Minh Mạng vươn đến đỉnh cao của nền quân chủ Đại Việt về việc thiết lập một chính quyền trung ương tập quyền mạnh mẽ nhất và một lãnh thổ quốc gia rộng lớn nhất trong lịch sử với việc đổi quốc hiệu thành Đại Nam vào năm 1839 bất chấp sự phản đối của Nhà Thanh, không ai nghĩ rồi đây cả hai quốc gia này sẽ gục ngã trước phương Tây. Chiến tranh Nha phiến (1840 – 1843 và 1856 – 1860) là cuộc xung đột triều Mãn Thanh và đế quốc Anh. Trong cuộc chiến lần thứ hai, Pháp, Nga và Hoa Kỳ đã kề vai sát cánh cùng Anh để đánh Trung Quốc. Mãn Thanh hoàn toàn thất bại trong hai cuộc chiến với hậu quả phải công nhận thương quyền buôn nha phiến của ngoại quốc. 

Rồi từ tháng 9 năm 1884 tới tháng 6 năm 1885, cuộc chiến tranh giữa Đệ tam Cộng hòa Pháp và Đế quốc Đại Thanh nổ ra và kết thúc với việc Pháp kiểm soát toàn bộ vùng đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam cùng với con đường nối từ Hà Nội đến tỉnh Vân Nam của Trung Quốc. Đối với Nhà Thanh - Người Hán và Trung Hoa, vai trò lịch sử của những chủ thể này đối với vận mệnh của người Việt cũng chấm dứt. Người Việt từ đây sẽ không chỉ biết duy nhất ê a những điển tích, điển cố và câu chữ Trung Hoa của người Hán, mà thay vào đó sẽ là câu chuyện, điển tích, điển cố của chính Dân tộc mình và những tin hoa khác của nhân loại, như truyện cổ Andersen, Grimm chẳng hạn...


Cuộc đối đầu trực tiếp của Pháp và Thanh cũng chính là cuộc đối đầu của hai tư tưởng mới và cũ. Sự chiến thắng về quân sự của người Pháp đã cho phép họ thay mặt cho nền văn minh phương Tây ngạo nghễ trên những giá trị tư tưởng Trung Hoa lỗi thời vào lúc đó, như sau:
Thế nhưng văn chương Trung Hoa, thứ đã hun đúc nên tinh thần An Nam, nhào nặn và cố định nó vào cái khuôn bất biến của nó, nền văn chương này ra sao? Chính xác thì nó có giá trị gì? Hẳn nhiên là nền văn chương Trung Hoa rất mênh mông; số lượng những trước tác của nó thật phi thường; nhưng giá trị của nó thật chẳng đáng là bao, cũng như tinh thần của nó cũng chẳng lấy gì làm vĩ đãi. Ở đây sự khéo léo đã giết chết thiên tư, thủ pháp, cấu tạo, cách bố cục khéo léo các từ ngữ đã lấn át cảm hứng. Tất cả chỉ toàn là thư pháp, chơi chữ và những câu chuyện ly kỳ. "Mỗi lần nhân vật nữ chính đong đầy cái khuôn mẫu bằng những câu thơ gieo vần và tạo nghĩa cho những từ "liên", "biên", "tiên" ở phần kết đoạn thơ, hoàng đế và quần thần hồ hởi như điên. Người ta thốt ra những lời tán thán. Họ đặc biệt coi trọng lối đối chữ, đảo chữ, lối khoán thủ, những câu thơ liên kết, những câu thơ song song, những câu thơ nghịch đảo; toàn là những mánh khóe lủng củng của những trò lố rỗi hơi mà Châu Âu đã xua đuổi khỏi nền văn chương của mình như những trò trẻ con, sặc mùi tu viện và không xứng đáng với những người có trí. - Tâm lý người An Nam .- Paul Giran, 2019, tr. 163
Bằng sự thất bại của Nhà Thanh trước người Pháp, hành trình thoát khỏi sự "Bắc thuộc về tư tưởng" của người Việt được thể hiện rõ ràng hơn, công khai hơn, có nhiều cơ sở và hậu thuẫn của thời đại hơn. Dẫu rằng trong thời kỳ đó, thoát khỏi sự nô lệ cũ lại đưa người Việt vào vòng nô lệ mới, nhưng tinh thần và ý chí thoát ngoại xâm lại một lần nữa hun đúc người Việt kiên cường, mạnh mẽ, hiên ngang tiến vào những ngày tháng Độc lập của năm 1945... Người Việt đã đi xa hơn khỏi biên giới Trung Hoa, vượt quá khỏi những tầm nhìn Hán hẹp và bước vào một thế giới mới cùng những vận hội mới. Trong vận hội mới đó, những điển tích, điển cố Trung Hoa dẫu hay, ý nghĩa nhưng cũng dần lui lại để nhường chỗ cho những điều mới mẻ hơn, tươi sáng hơn cho Dân tộc Việt Nam. Khi lịch sử Cha Ông được ngão nghệ đặt lên trên hết, khi tư tưởng và lởi nói của Cha Ông được chễm chệ ở nơi sách vở dạy người Việt, đó chính là khoảnh khắc trọn vẹn của nền Tự chủ năm 938 Ngô Vương Quyền vẫn còn đang chờ đợi...

Thời đại mới, thời đại hôm nay, thời đại của NGƯỜI VIỆT YÊU SỬ VIỆT và TỰ HÀO DÒNG SỬ VIỆT.

YÊU SỬ VIỆT

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chủ đề

yeu-su-viet (370) lich-su-viet-nam-qua-cac-thoi-ky (162) su-viet-hom-nay (101) nha-nguyen (86) danh-nhan-su-viet (85) su-kien-su-viet (77) sach-lich-su (73) facebook (53) sach-su-hien-dai (51) chong-phap (47) nha-hau-le (45) chua-nguyen (38) nha-tran (36) tai-lieu-su-viet (35) bac-thuoc (33) nha-ly (32) nha-tay-son (30) vua-chua-su-viet (30) Danh mục sách lịch sử Việt Nam hay (28) dia-danh-su-viet (23) chua-trinh (21) phim-truyen (21) quang-trung (18) vo-tuong (18) cac-cuoc-noi-chien (16) Cách mạng Việt Nam (13) gia-long (13) nguyen-mong (13) phim-su-viet (13) le-dai-hanh (12) nha-dinh (12) cong-tac-vien (11) dinh-tien-hoang (11) nha-tien-le (11) dien-tich-su-viet (10) sach-luat (10) viet-su-kieu-hung (10) minh-mang (9) nguyen-anh (9) tay-son-that-ho-tuong (9) trinh-nguyen-phan-tranh (9) Chiến tranh thế giới thứ I (8) khoi-nghia-lam-son (8) nha-ho (8) tran-hung-dao (8) hung-vuong (7) ly-thuong-kiet (7) mien-trung (7) ngu-ho-tuong-gia-dinh (7) nha-mac (7) an-duong-vuong (6) chiem-thanh (6) hai-ba-trung (6) ho-quy-ly (6) le-thanh-tong (6) ly-thai-to (6) tieu-thuyet-lich-su (6) cong-giao (5) ho-chi-minh (5) le-thai-to (5) mien-bac (5) mien-nam (5) nha-tien-ly (5) gac-ma-1988 (4) hai-chien-truong-sa (4) le-quy-don (4) mac-dang-dung (4) nha-ngo (4) trung-vuong-she-kings (4) Alexandre-de-Rhodes (3) cham-pa (3) chien-tranh-bien-gioi (3) dai-nam (3) danh-tuong-su-viet (3) dao-duy-tu (3) hinh-anh-su-viet (3) hung-dao-vuong (3) huyen-tran-cong-chua (3) lịch sử việt nam qua các thời kỳ (3) nam-bac-trieu (3) vuong-quoc-co (3) xiem-la (3) chien-tranh-viet-xiem (2) dieu-tan (2) hùng vương (2) loa-thanh-ruc-lua (2) 17-2-1979 (1) Chế Thị Ngọc Hân (1) Cách mạng khoa học công nghệ (1) Cách mạng tháng 10 Nga (1) Lịch sử thế giới 1945 - 2000 (1) a-cha (1) am-che (1) binh-ngo-dai-chien (1) chiến tranh cục bộ (1) chua-tien (1) cong-chua-viet-nam (1) dai-viet-co-phong (1) hai-chien-hoang-sa (1) kieu-binh (1) mai-hac-de (1) y-van-hien (1) Đông Kinh Nghĩa Thục (1)