Nhật Bản với duy tân Minh Trị và con đường Đông Du của người Việt đầu thế kỷ XX. - LỊCH SỬ VIỆT NAM - YÊU SỬ VIỆT - VIETNAMESE HISTORY - HISTORY OF VIETNAM

Nhật Bản với duy tân Minh Trị và con đường Đông Du của người Việt đầu thế kỷ XX.

Share This
 Nhật Bản với duy tân Minh Trị và con đường Đông Du của người Việt đầu thế kỷ XX..
Lịch sử việt nam, vietnamese history, ho chi minh, vo nguyên giáp general, trần hưng đạo, việt nam sử lược, trần trọng kim, lê thái tổ, nhà trần, gia long, quang trung, lê thánh tông, chiêm thành, thăng long, phan thanh giản, Tứ Phủ Xét Giả, board game, sách lịch sử việt nam


YEUSUVIET - Năm 1858, những tiếng súng chính thức đầu tiên do liên quân Pháp - Tây Ban Nha bắn vào bán đảo Sơn Trà vang lên, hồi chuông xâm lược của thực dân phương Tây đối với đế quốc Đại Nam chính thức bắt đầu. 87 năm sau, phải chờ đến gần một thế kỷ để những người Việt Nam mới có thể dõng dạc tuyên bố giành lại quyền tự chủ cho dân tộc mình! Trong hành trình ngót thế kỷ đó, rất nhiều những chí hướng, những con đường giải phóng dân tộc đã được người Việt lựa chọn nhưng không phải tất cả đều thành công vào thời kỳ đó. Và con đường Đông Du mà cụ Phan Bội Châu khởi xướng là một trong những con đường như thế.

Bài liên quan

Lịch sử việt nam, vietnamese history, ho chi minh, vo nguyên giáp general, trần hưng đạo, việt nam sử lược, trần trọng kim, lê thái tổ, nhà trần, gia long, quang trung, lê thánh tông, chiêm thành, thăng long, phan thanh giản, Tứ Phủ Xét Giả, board game, sách lịch sử việt nam

Đông Du - nghĩa là đi về phía Đông, người Việt đi về phía Đông, đến với xứ Phù Tang, đất nước Mặt trời mọc và là đến với Nhật Bản. Cuối thế kỷ XIX, Nhật Bản tiến hành cải cách và đến đầu thế kỷ XX, ở xứ Á Đông, Nhật Bản là ngọn cờ đầu của các dân tộc Da Vàng hướng tới để mong muốn đất nước mình cũng sẽ được như Nhật Bản. Đơn giản, bời vì, Nhật Bản là đất nước duy nhất - trên cả Trung Hoa già nua, tại Á Châu này, chễm chệ đứng ngang hàng và không bị các quốc gia Tây phương xâm chiếm, áp đặt nền đô hộ thực dân. Nhật Bản giàu có, thịnh vượng và hùng mạnh không kém gì các nước Châu Âu đã đưa đến những nhận định của Cụ Phan về việc: họ là người cùng màu da với mình thì cũng sẽ có lòng giúp mình!

Ngược dòng lịch sử, tháng 12 năm 1867 chế độ Mạc phủ Tokugawa chấm dứt tại Nhật Bản. Ngày 3 tháng 1 năm 1868, chính quyền mới do Thiên hoàng Minh Trị bổ nhiệm được thành lập. Giai cấp tư sản chưa được tham gia chính quyền, nhưng chế độ mới tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển, nên họ ủng hộ chính quyền mới. Thời kì Minh Trị (nghĩa là "sự cai trị sáng suốt") bắt đầu. Cuộc cách mạng Minh Trị diễn ra từ năm 1866 đến năm 1869, một thời kỳ 3 năm chuyển đổi thời kỳ hậu Giang Hộ (thường gọi là Hậu Tướng quân Tokugawa) và bắt đầu thời kỳ Minh Trị. 

Cuộc cách mạng 1868 đã mở đường cho việc biến nước Nhật Bản phong kiến thành một nước có nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, thoát khỏi số phận một nước thuộc địa hay nửa thuộc địa. Cuộc cách mạng Minh Trị đã dẫn đến quá trình công nghiệp hóa của Nhật Bản khiến nền kinh tế Nhật Bản phát triển mạnh mẽ trong 30 năm cuối của thế kỷ XIX khiến nước này trở thành một cường quốc quân sự năm 1905 sau khi đánh bại Hải quân Hoàng gia Nga và trước đó là chiến thắng trong cuộc chiến tranh Giáp Ngọ (1894-1895) với nhà Thanh. Trước đó, năm 1889, Hiến pháp mới được ban hành quy định Nhật Bản là một quốc gia quân chủ lập hiến.

Những chiến tích đánh bại Nga và Mãn Thanh trong một cuộc đụng độ chiến tranh thực sự chưa có quốc gia Á Đông nào thực hiện được, ngoại trừ những cuộc chiến chống xâm lược. Năm 1905, Nhật Bản đã trở thành cường quốc quân sự sau 50 năm Duy Tân đã làm người Việt nhìn đến họ với những mong muốn được trở nên như họ.

Lịch sử việt nam, vietnamese history, ho chi minh, vo nguyên giáp general, trần hưng đạo, việt nam sử lược, trần trọng kim, lê thái tổ, nhà trần, gia long, quang trung, lê thánh tông, chiêm thành, thăng long, phan thanh giản, Tứ Phủ Xét Giả, board game, sách lịch sử việt nam

Tình hình Việt Nam đầu thế kỷ XX lại trong tình trạng bi đát của số phận bị đô hộ. Người Pháp sau khi bình định các cuộc khởi nghĩa truyền thống của người Việt với gươm, gậy gộc, giáo mác, ít khẩu súng và tinh thần anh dũng nhưng tổ chức quân sự vẫn theo lỗi cũ xưa, đã nhanh chóng áp dụng các kỹ nghệ phương Tây để xây dựng Đông Dương trù phú nhằm đem lại lợi ích cho nước Pháp. Người Pháp đã xâm lược, đô hộ và giành quyền cai trị trên người Việt, đó là điều không bàn cãi; nhưng công nghệ và kỹ nghệ của người Pháp áp dụng trên đất nước Việt Nam lạc hậu và khiến chúng ta thay đèn dầu bằng đèn điện, thay xuồng, tàu gỗ bằng tàu hơi nước hay những khẩu súng pháp bằng súng trường và kể cả công nghệ xây dựng những tòa nhà cao lớn, tầm vóc... cũng là điều không thể bàn cãi.

Nhưng xâm lược là xâm lược, Cụ Phan Bội Châu đã quyết định sang cầu viện người Nhật về quân đội và khí giới để chống Pháp nhưng không được chấp nhận. Cụ chuyển sang việc xin được cử thanh niên Việt Nam sang học tập nền tinh hoa của Nhật Bản và bước đầu được họ đồng ý. Phan Bội Châu cùng các thành viên nòng cốt trong hội Duy Tân, sau khi bàn bạc đã đề xướng việc lập các hội nông, công, thương, để vừa tập hợp đoàn kết lực lượng, vừa lấy đó làm cơ sở kêu gọi thanh niên xuất dương và là cơ quan tài chính giúp đỡ phong trào Đông Du.  

Song song với các hoạt động trên, các thành viên của phong trào còn sáng tác nhiều thơ ca yêu nước như: "Hải ngoại huyết thư", "Việt Nam Quốc sử khảo", "Tân Việt Nam", "Sùng bái giai nhân" (Phan Bội Châu), "Viễn hải quy hồng" (Nguyễn Thượng Hiền), "Kính cáo toàn quốc" (Cường Để), v.v...gửi về nước tuyên truyền cổ động nhân dân hưởng ứng phong trào. Vì vậy, sau khi phát động, phong trào Đông Du đã được đông đảo người dân ở cả ba kỳ tham gia và ủng hộ, nhất là ở Nam Kỳ với tên gọi phong trào Minh Tân.

Lịch sử việt nam, vietnamese history, ho chi minh, vo nguyên giáp general, trần hưng đạo, việt nam sử lược, trần trọng kim, lê thái tổ, nhà trần, gia long, quang trung, lê thánh tông, chiêm thành, thăng long, phan thanh giản, Tứ Phủ Xét Giả, board game, sách lịch sử việt nam

Ở Nam Kỳ, phong trào Đông Du đã nhận được sự giúp đỡ rất tích cực của tri phủ Trần Chánh Chiếu. Ông này đã lập ra khách sạn Nam Trung để làm nơi gặp gỡ của nhưng người yêu nước, lập Minh Tân công nghệ xã, để vừa chấn hưng công-thương-nghiệp, vừa để có tiền ủng hộ phong trào Đông Du. Ngoài ra, với vai trò là chủ bút tờ Nông cổ mín đàm và Lục tỉnh tân văn, ông còn cho đăng báo những bài có tư tưởng chống Pháp. Nhiều nhân sĩ khác ở đây cũng tích cực tham gia và hết lòng lo cho sự nghiệp chung như Đặng Thúc Liêng, Nguyễn Thần Hiến, Nguyễn An Khương, Bùi Chí Nhuận, Đặng Minh Chương,.... 

Tháng 10 năm 1905, Phan Bội Châu trở lại Nhật Bản cùng với 3 thanh niên (Nguyễn Thức Canh, Nguyễn Điền, Lê Khiết), sau đó lại có thêm 5 người nữa (trong đó có hai anh em Lương Ngọc Quyến, Lương Nhị Khanh và Nguyễn Văn Điến). Năm 1906, Cường Để qua Nhật, được bố trí vào học Trường Quân sự Tokyo (Đông Kinh Chấn Võ Học Hiệu) cùng với Lương Ngọc Quyến. Kể từ đó cho đến năm 1908, số học sinh sang Nhật du học lên tới khoảng 200 người, hầu hết đều vào học tại trường Đông Á Đồng Văn thư viện - một trường của Nhật tại tô giới của Nhật ở Thượng Hải (Trung Quốc), sinh hoạt chung trong một tổ chức có quy củ gọi là Cống hiến hội...

Tháng 9 năm 1908 Nhật và Pháp ký hiệp ước. Theo đó, Pháp cho Nhật vào Việt Nam mua bán; đổi lại, Nhật sẽ không cho các nhà cách mạng và lưu học sinh Việt Nam ở Nhật nữa. Tới đây, phong trào Đông Du sau 02 năm sôi nổi xem như kết thúc.

Lịch sử việt nam, vietnamese history, ho chi minh, vo nguyên giáp general, trần hưng đạo, việt nam sử lược, trần trọng kim, lê thái tổ, nhà trần, gia long, quang trung, lê thánh tông, chiêm thành, thăng long, phan thanh giản, Tứ Phủ Xét Giả, board game, sách lịch sử việt nam
Tuyển Nhật Bản thắng tuyển Tây Ban Nha 2-1 tại Cúp thế giới World Cup năm 2022.

Trải qua gần hai thế kỷ thực hiện cuộc duy tân do Thiên hoàng Minh Trị khởi xướng, đất nước Nhật Bản đã thay đổi hoàn toàn và đêm qua trong cuộc cuộc đấu thể thao quy mô lớn nhất hành tinh - World Cup 2022 tại Qatar, người Nhật tiếp tục đánh bại đội tuyển bóng đá Tây Ban Nha và trước đó họ đã đánh bại đổi tuyển Đức. Lúc này, người ta không thể nói những gì đội tuyển Nhật Bản làm được tại World Cup 2022 là cổ tích nữa, vì họ là một cường quốc thật sự, từ kinh tế, đến quân sự và nay là thể thao - bóng đá. Tất cả, là nhờ những thay đổi mang tính tầm nhìn vượt trên xa thời đại mà những người có trách nhiệm của xứ sở tự hào mình là "Con cháu của Thái dương thần nữ" đã can đảm và quyết tâm lám

Hy vọng rằng, cũng với một hành trình như thế và chúng ta đã và đang âm thầm làm rất nhiều trong mấy mươi năm qua, sẽ sớm đưa người Việt Nam đến với những thành tựu rực rỡ hơn, tự hào hơn trong tương lai! Chỉ khi nào chúng ta thật sự hy vọng và thật sự cố gắng hết sức mình vì tương lai của con cháu chúng ta, đất nước chúng ta, Tổ quốc chúng ta thì những kỳ tích của người Việt sẽ thực sự được hình thành!

YÊU SỬ VIỆT


--------------------------------------




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chủ đề

yeu-su-viet (364) lich-su-viet-nam-qua-cac-thoi-ky (161) su-viet-hom-nay (98) nha-nguyen (86) danh-nhan-su-viet (85) su-kien-su-viet (75) sach-lich-su (73) facebook (53) sach-su-hien-dai (50) chong-phap (47) nha-hau-le (45) chua-nguyen (38) nha-tran (36) tai-lieu-su-viet (35) bac-thuoc (33) nha-ly (32) nha-tay-son (30) vua-chua-su-viet (29) Danh mục sách lịch sử Việt Nam hay (27) dia-danh-su-viet (22) chua-trinh (21) phim-truyen (21) quang-trung (18) vo-tuong (18) cac-cuoc-noi-chien (16) Cách mạng Việt Nam (13) gia-long (13) nguyen-mong (13) phim-su-viet (13) le-dai-hanh (12) nha-dinh (12) cong-tac-vien (11) dinh-tien-hoang (11) nha-tien-le (11) dien-tich-su-viet (10) sach-luat (10) viet-su-kieu-hung (10) minh-mang (9) nguyen-anh (9) tay-son-that-ho-tuong (9) trinh-nguyen-phan-tranh (9) Chiến tranh thế giới thứ I (8) khoi-nghia-lam-son (8) nha-ho (8) tran-hung-dao (8) hung-vuong (7) ly-thuong-kiet (7) mien-trung (7) ngu-ho-tuong-gia-dinh (7) nha-mac (7) an-duong-vuong (6) chiem-thanh (6) hai-ba-trung (6) ho-quy-ly (6) le-thanh-tong (6) ly-thai-to (6) tieu-thuyet-lich-su (6) ho-chi-minh (5) le-thai-to (5) mien-bac (5) mien-nam (5) nha-tien-ly (5) cong-giao (4) gac-ma-1988 (4) hai-chien-truong-sa (4) le-quy-don (4) mac-dang-dung (4) nha-ngo (4) trung-vuong-she-kings (4) Alexandre-de-Rhodes (3) cham-pa (3) chien-tranh-bien-gioi (3) dai-nam (3) danh-tuong-su-viet (3) dao-duy-tu (3) hinh-anh-su-viet (3) hung-dao-vuong (3) huyen-tran-cong-chua (3) lịch sử việt nam qua các thời kỳ (3) nam-bac-trieu (3) vuong-quoc-co (3) xiem-la (3) chien-tranh-viet-xiem (2) dieu-tan (2) hùng vương (2) loa-thanh-ruc-lua (2) 17-2-1979 (1) Chế Thị Ngọc Hân (1) Cách mạng khoa học công nghệ (1) Cách mạng tháng 10 Nga (1) Lịch sử thế giới 1945 - 2000 (1) a-cha (1) am-che (1) binh-ngo-dai-chien (1) chiến tranh cục bộ (1) chua-tien (1) cong-chua-viet-nam (1) dai-viet-co-phong (1) hai-chien-hoang-sa (1) kieu-binh (1) mai-hac-de (1) y-van-hien (1) Đông Kinh Nghĩa Thục (1)