SAIGON 1865 - Chợ trên bờ sông Saigon - LỊCH SỬ VIỆT NAM - YÊU SỬ VIỆT - VIETNAMESE HISTORY - HISTORY OF VIETNAM

SAIGON 1865 - Chợ trên bờ sông Saigon

Share This
SAIGON 1865 - Chợ trên bờ sông Saigon .
Lịch sử việt nam, vietnamese history, ho chi minh, vo nguyên giáp general, trần hưng đạo, việt nam sử lược, trần trọng kim, lê thái tổ, nhà trần, gia long, quang trung, lê thánh tông, chiêm thành, thăng long, phan thanh giản, Tứ Phủ Xét Giả, board game, sách lịch sử việt nam


YEUSUVIET - Mỗi thành phố đều thường có một đại lộ xuyên trục dẫn đến trung tâm hay nằm trong trung tâm thành phố, nơi có nhiều cơ sở, công trình văn hóa, kinh tế, chính trị quan trọng làm tâm điểm tượng trưng đặc thù cho thành phố. Nếu Paris có Champ-Élysée thì Saigon có Đại lộ Nguyễn Huệ. Đại lộ Nguyễn Huệ được thành lập từ hơn 125 năm nay từ ngày con kinh chạy từ bến Bạch Đằng chảy lên gần của thành Saigon (gọi là thành Qui hay thành Bát quái xưa kia thời Gia Long) đã được lấp đi để trở thành một đại lộ hoành tráng.

Sài Gòn - Việt Nam năm 1945

Bài liên quan

Năm 1887, kinh chợ Vải, từ sông Saigon chạy lên khu vực đường Lê Lợi hiện nay, được lấp trở thành một đại lộ lớn mà người Pháp gọi là Boulevard Charner, gồm con kinh lấp và hai con đường dọc hai bờ kinh, đuờng Charner bên trái kinh và đường Rigault de Grenouilly bên phải kinh. Đại lộ Charner (Nguyễn Huệ ngày nay) trở thành đường rộng nhất Saigon, nơi diễn ra các lễ hội lớn, các cửa hàng và trụ sở các công ty, và các di tích văn hóa lịch sử không kém đường Catinat (Đồng Khởi ngày nay).

Chỉ trong vài chục năm sau khi lấp kinh, đại lộ Charner trở thành nơi buôn bán phồn thịnh không thua kém con đường bên cạnh có lịch sử lâu đời hơn, đường Catinat nằm song song kế bên. Phạm Quỳnh khi đi thăm Nam Kỳ vào năm 1918 đã có nói về con đường Charner và Catinat phồn hoa phát đạt như sau:

“Đông đúc phồn thịnh đến nỗi đã phải mở một con đường chạy dọc theo, to lớn rộng rãi hơn nhiều, gọi là đường Charner – tức là tên quan thủy quân phó nguyên súy coi chiếc tàu Catinat vào đánh Sài Gòn – để rút bớt cái sức bành trướng đi ít nhiều, mà vẫn hằng ngày hằng phát đạt, không giảm đi chút nào. Các cửa hàng lớn, hàng tây, hàng ta (phần nhiều người Bắc Kỳ), hàng Chà (phần nhiều người Bombay bên Ấn Độ), hàng khách, chen nhau xin xít. Lại thêm có mấy nhà khách sạn lớn, nhà chớp bóng, nhà hát tây, nên chiều chiều cứ tự năm giờ trở đi kẻ đi người lại như nước chẩy. Người sang trọng, kẻ thượng lưu, tất mỗi buổi phải dạo qua đường Catinat một lượt mới là nền. Những trai thanh gái lịch đất Sài Gòn lấy đấy làm chốn cực phẩm phong lưu.

Lịch sử việt nam, vietnamese history, ho chi minh, vo nguyên giáp general, trần hưng đạo, việt nam sử lược, trần trọng kim, lê thái tổ, nhà trần, gia long, quang trung, lê thánh tông, chiêm thành, thăng long, phan thanh giản, Tứ Phủ Xét Giả, board game, sách lịch sử việt nam

Trên đường thì xe hơi không biết mấy trăm mấy chục mà kể, tiến lên êm như ru, như vô số những làn sóng tự ngoài xa đưa lại, rạt cả bên bờ nhà “Đại lục khách sạn” (Hôtel Continental). Nhất là ngày chúa nhật, sau khi tan lễ nhà Thờ Chánh, không cảnh tượng gì đẹp bằng đường Catinat chừng hồi chín mười giờ. Đàn ông, đàn bà, con trai, con gái, người Tây, người Nam, ăn bận rất lịch sự, ở nhà thờ ra đi dạo qua các cửa hàng, lũ lượt như ngày hội. Thật là nghiễm nhiên ra cái cảnh tượng một nơi đại đô hội, đương buổi quốc dân phong phú, thiên hạ thái bình. Coi đó không ngờ rằng trong thế giới hiện còn mấy nghìn vạn con người đương lầm than trong vòng máu lửa!”

(Phạm Quỳnh, Một tháng ở Nam Kỳ, 1918)

Bài biên khảo này ghi lại những nơi, các địa chỉ có dấu vết của các tiệm, cơ sở, cảnh quan và con người đã để lại ký ức trong người Saigon qua các năm từ giữa thế kỷ 19 đến giữa thế kỷ 20. Cảnh quan và kiến trúc con đường Charner thay đổi nhiều và biến dạng rất nhanh chóng so với các con đường nổi tiếng khác ở trung tâm Saigon như đường Catinat và đường Bonnard (Lê Lợi).

Ta có thể phân loại lịch sử con đường Charner qua các giai đoạn thay đổi như sau

– Từ 1861 đến 1887: từ lúc có phố chợ, buôn bán sầm uất qua cảng Saigon được mở cửa tự do, thông thương qua kinh rạch cho đến lúc kinh Chợ Vải được lấp

– Từ 1887 đến 1920: thời kỳ hoàng kim của đường xe lửa, tramway và khu chợ Cũ chấm dứt và được dời đến chợ Bến Thành

– Từ 1920 đến 1960: thời kỳ của xe hơi, các cửa hàng xe hơi và cửa hàng bách hóa như Garage Charner, Etablissement Bainier, Grand Magasin Charner (GMC, thương xá Tax)

– Từ 1960 đến 1990: thời kỳ cận đại với kiến trúc Pháp lần được thay thế.

– Từ 1990 đến nay: Thời phát triển các cao ốc cao tầng với kiến trúc toàn cầu hóa và cảnh quan đặc thù, ký ức lịch sử dần biến mất.

Trên đường này có bao nhiêu các công ty và cửa hàng đã xuất hiện và biến mất qua thăng trầm của thời gian và lịch sử. Ngoài ra cũng còn có nhiều nhân vật lịch sử đã có để lại tai đây dấu vết mà ít ai biết hay chú ý đến. Từ Vương Thái, Émile Gsel, Pun Lun (Tân Luân) đến Phan Chu Trinh, Nguyễn An Khương, Cường Để, Roland Garros đã từng sống hay trú ngụ trong một thời gian trên con đường này.

Lịch sử việt nam, vietnamese history, ho chi minh, vo nguyên giáp general, trần hưng đạo, việt nam sử lược, trần trọng kim, lê thái tổ, nhà trần, gia long, quang trung, lê thánh tông, chiêm thành, thăng long, phan thanh giản, Tứ Phủ Xét Giả, board game, sách lịch sử việt nam

Bài này chủ yếu chú trọng vào 3 thời kỳ đầu từ giữa thế kỷ 19 đến giữa thế kỷ 20. Thời kỳ chuyển biến từ xã hội cổ truyền, gọi là cựu thời hay cựu trào đến thời kỳ tư tưởng văn hóa Tây phương (qua người Pháp) hay tân trào. Lịch sử và sự thay đổi trên con đường Charner ở Saigon phản ảnh lịch sử những gì mà xã hội, kinh tế, chính trị Việt Nam đã trãi qua. Tìm hiểu lịch sử của một con đường cũng là tìm hiểu một góc cạnh lịch sử ở cấp con người, cấp địa phương với các chi tiết có giá trị nhân văn độc đáo hơn lịch sử cấp lớn hơn như lịch sử quốc gia.

Đường Charner từ 1861 đến 1887.

Tờ Le Monde Illustré năm 1864 (8) có tả chợ Saigon như sau và kèm theo bản khắc vẽ độc đáo về hình ảnh khu chợ bên cạnh sông Saigon và kinh Chợ Vãi như sau

Một chợ ở Saigon
Tường trình tại chổ

“Các tin tức mới nhất, mà chúng tôi nhận được từ Nam Kỳ cho thấy rất là thuận lợi, các binh lính của chúng ta, sau khi đặt được sự cai trị của Pháp trong xứ này, giờ đang làm việc rất cực nhạc cũng như trước đó để mang nền văn minh của chúng ta đến vùng đất giàu có và màu mỡ này.

Thành phố Sài Gòn, nơi cư trú của chính quyền quân sự và dân sự cao cấp, được hưởng lợi nhiều nhất qua sự tiếp xúc hàng ngày giữa người châu Âu và tập hợp pha trộn của các dân bản địa và ngoại lai làm cho một thành phố càng đặc sắc hơn.

Thành phố Sài Gòn, mà chúng ta đã nói thường xuyên có dân số vào khoảng 180.000 người, trong đó có 10.000 người Hoa. Chợ Saigon lớn đáng kể và các thương gia ở chợ thường xuyên cung cấp thực phẩm đầy đủ các loại nhất. Chợ này nằm trên một khu rộng lớn, gần bờ sông Donnai (Đồng Nai) (*), sông này được kết nối với khu vực sông Mei Kông (Cửu Long) bởi một con kinh, và do đó được đặt làm thủ đô của vùng đất chúng ta làm chủ ở An Nam để thông thương với Vương quốc Cam Bốt mà chúng tôi đã có nói đến trong số bào vừa rồi. Các mặt hàng chính mà người ta tìm thấy ở chợ Saigon bao gồm ngũ cốc, rau quả đủ các loại, gạo, đường, dứa, trà, hạt tiêu, dừa, và đủ tất cả các loại trái cây của vùng nhiệt đới.
LEO BERNARD-JULIEN.
(*) thật sự là sông Saigon ngày nay
Nguồn: Hiệp Blog

YÊU SỬ VIỆT



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chủ đề

yeu-su-viet (360) lich-su-viet-nam-qua-cac-thoi-ky (157) su-viet-hom-nay (95) nha-nguyen (86) danh-nhan-su-viet (84) sach-lich-su (73) su-kien-su-viet (71) facebook (53) sach-su-hien-dai (50) chong-phap (46) nha-hau-le (45) chua-nguyen (38) nha-tran (36) tai-lieu-su-viet (35) bac-thuoc (33) nha-ly (32) nha-tay-son (30) vua-chua-su-viet (29) Danh mục sách lịch sử Việt Nam hay (26) dia-danh-su-viet (22) chua-trinh (21) phim-truyen (21) quang-trung (18) vo-tuong (18) cac-cuoc-noi-chien (16) Cách mạng Việt Nam (13) gia-long (13) nguyen-mong (13) phim-su-viet (13) le-dai-hanh (12) nha-dinh (12) cong-tac-vien (11) dinh-tien-hoang (11) nha-tien-le (11) dien-tich-su-viet (10) sach-luat (10) viet-su-kieu-hung (10) minh-mang (9) nguyen-anh (9) tay-son-that-ho-tuong (9) trinh-nguyen-phan-tranh (9) Chiến tranh thế giới thứ I (8) khoi-nghia-lam-son (8) nha-ho (8) tran-hung-dao (8) hung-vuong (7) ly-thuong-kiet (7) mien-trung (7) ngu-ho-tuong-gia-dinh (7) nha-mac (7) an-duong-vuong (6) chiem-thanh (6) hai-ba-trung (6) ho-quy-ly (6) le-thanh-tong (6) ly-thai-to (6) tieu-thuyet-lich-su (6) le-thai-to (5) mien-bac (5) mien-nam (5) nha-tien-ly (5) cong-giao (4) gac-ma-1988 (4) hai-chien-truong-sa (4) ho-chi-minh (4) le-quy-don (4) mac-dang-dung (4) nha-ngo (4) trung-vuong-she-kings (4) Alexandre-de-Rhodes (3) cham-pa (3) chien-tranh-bien-gioi (3) dai-nam (3) danh-tuong-su-viet (3) dao-duy-tu (3) hinh-anh-su-viet (3) hung-dao-vuong (3) huyen-tran-cong-chua (3) lịch sử việt nam qua các thời kỳ (3) nam-bac-trieu (3) vuong-quoc-co (3) xiem-la (3) chien-tranh-viet-xiem (2) dieu-tan (2) hùng vương (2) loa-thanh-ruc-lua (2) 17-2-1979 (1) Chế Thị Ngọc Hân (1) Cách mạng khoa học công nghệ (1) Cách mạng tháng 10 Nga (1) Lịch sử thế giới 1945 - 2000 (1) a-cha (1) am-che (1) binh-ngo-dai-chien (1) chiến tranh cục bộ (1) chua-tien (1) cong-chua-viet-nam (1) dai-viet-co-phong (1) hai-chien-hoang-sa (1) kieu-binh (1) mai-hac-de (1) y-van-hien (1) Đông Kinh Nghĩa Thục (1)