Cuộc nổi dậy của Nhà Tây Sơn và những kẻ bên lề. - LỊCH SỬ VIỆT NAM - YÊU SỬ VIỆT - VIETNAMESE HISTORY - HISTORY OF VIETNAM

Cuộc nổi dậy của Nhà Tây Sơn và những kẻ bên lề.

Share This

lịch sử việt nam, yêu sử việt, vietnamese history, history of viet nam, the tay son uprising, cuộc nổi dậy của nhà tây sơn, quang trung, gia long
YEUSUVIET.COM - Trong lịch sử Việt Nam, nhìn vào cuộc nội chiến Tây Sơn - Chúa Nguyễn, bạn là người bảo vệ Quang Trung hoặc Gia Long hoặc một nhân vật nào khác trước các ý kiến công kích còn lại, nhưng có bao giờ bạn tự hỏi mình hiểu như thế nào về cuộc chiến ấy ngoài những vấn đề cơ bản và nổi bật trong sách giáo khoa lịch sử phổ thông? Một câu hỏi khó trả lời và cần sự nghiêm túc của những người thật sự Yêu Sử Việt bằng sự tôn trọng dành cho lịch sử hơn là chỉ a dua theo đám đông, theo phong trào hoặc nông cạn thể hiện những kiến thức góp nhặt của mình rồi đi "ném đá, lăng mạ hay chửi bới" người khác vô tội vạ trên thế giới mạng.

Bạn có tự hỏi nông dân, hải tặc, người Hoa, người Xiêm, người Khmer, người Phật giáo, Cơ Đốc giáo... đã ở đâu trong cuộc chiến đó? Dưới đây là một đoạn trích rất ngắn trong tác phẩm "The Tay Son Uprising - Cuộc nổi dậy của Nhà Tây Sơn" của GS người Mỹ George Dutton do dịch giả Lê Nguyễn chuyển ngữ. Mong rằng các bạn YÊU SỬ VIỆT sẽ tìm đọc quyển sách để có góc nhìn cân bằng trong cuộc nội chiến khốc liệt và đầy bi hùng của dân tộc vào thế kỷ XVIII.

Bài liên quan
>>> Ngô Quyền - Khôi phục quốc thống, giành lại trời Nam
>>> "Trưng Vương" - SHE KINGS - Phim điện ảnh huyền sử Việt đang được mong chờ
>>> Đại Việt sử ký toàn thư - Quyển sử khắc in thời Vua Lê Chúa Trịnh

=====

Chương IV

Những kẻ sống bên lề cuộc nội chiến

Người Cơ đốc giáo, hải tặc và các thành phần khác

Đó là năm 1787 và tôi vẫn còn sống. Nhưng tôi vẫn còn sống là nhờ ơn của Đức Hoàng Thiên, bởi vì tôi đã sống giữa gươm giáo và vây phủ bởi cái chết.

- Visente Liêm Ký, 1787 - 

Người nông dân Việt sống ở đồng bằng không phải là giai tầng duy nhất bị tác động sâu xa bởi những biến động thời kỳ Tây Sơn. Cuộc nổi dậy và những chế độ mà nó tạo ra cũng có những tác động quan trọng lên những nhóm người sống bên lề của xã hội Đại Việt thế kỷ XVIII. Trong số những nhóm đó, có người Việt theo Cơ Đốc giáo, nhiều nhóm sắc tộc và di cư, nổi tiếng nhất là nhóm di cư từ Trung Hoa, nhưng cũng có những nhóm sống ở cao nguyên, và đôi khi ở xuyên qua biên giới, đến Xiêm, Chân Lạp, và vương quốc Lào; nhiều băng cướp sử dụng các chiêu bài khác nhau, thoắt ẩn, thoắt hiện tùy theo sự biến đổi của hoàn cảnh; và cuối cùng là bọn hải tặc, được phân biệt với các băng cướp không đơn thuần chỉ vì chúng hoạt động ở biển và sông ngòi, mà trong trường hợp này, còn do chúng xuất phát từ Trung Quốc. Mặc dù đôi lúc số hải tặc này không nhiều, nhưng chúng tạo được hiệu ứng quan trọng trong diễn biến của cuộc nổi dậy, căn cứ vào những thành công và thất bại của chúng.


Có nhiều cách để phân loại cái mà tôi gọi là "bên lề xã hội", và tôi chọn những nhóm được nêu rõ trong các tài liệu và đáng chú ý do vai trò của họ trong thời kỳ Tây Sơn. Tất nhiên có những nhóm khác mà dấu vết của họ đã bị thời gian xóa nhòa. Trong một vài trường hợp, có sự chồng chéo đáng kể giữa thành viên của các nhóm này với thành phần "nông dân" rộng lớn hơn đã được đề cập trong chương trước. Chẳng hạn như nhiều người theo Cơ Đốc giáo lại là những nông dân sống ở vùng đồng bằng và nhiều nông dân trở thành kẻ cướp do nhu cầu sống hoặc chọn lấy đó làm nghiệp dĩ. Vấn đề  bên lề khá phức tạp, bởi vì từ ngữ này chỉ có ý nghĩa khi được quan sát trong một phạm vi đặc biệt nào đó.


Tính bên lề của một vài nhóm - những nhóm sắc tộc ở cao nguyên, các băng cướp, hải tặc và những người Cơ Đốc giáo - hiển nhiên là sống xuyên suốt lãnh thổ Đại Việt. Những nhóm khác, như người Hoa, người Chăm và người Khmer chẳng hạn, hiện diện rất nhiều ở phần phía Nam của Đàng Trong, ở đó, ít nhất về mặt cộng đồng, họ chiếm đa số. Vì vậy, xác định những nhóm này cái tên "bên lề" là điều còn phải bàn lại, trong một phạm vi hạn hẹp hơn của khu vực trung và nam Đàng Trong, trong lúc sẽ có lợi hơn đôi chút nếu nhìn vấn đề trong khuôn khổ rộng lớn của toàn lãnh thổ Đại Việt. Cố nhiên, việc đặt những nhóm ở phía Nam qua một bên lề phần nào là sản phẩm của những nhân tố chính trị, dân số và cuối cùng là thuật chép sử phát triển vào cuối thế kỷ XIX, khi sự Việt hóa về mặt sắc tộc ngày càng tăng lên.


Tuy nhiên, với những ý nghĩ có sẵn như thế trong đầu, chúng ta có đầy đủ lý do để khảo sát những nhóm này với tính cách riêng của họ. Trước tiên, đó là những nhóm được các nhà hoạt động chính trị vào thế kỷ XVIII, các quan sát viên, và các nhà chép sử biên niên xác định như là những nhân tố tách biệt rõ ràng trong xã hội Đại Việt. Thứ đến, mỗi một thành phần trong những nhóm này bị tác động sâu sắc bởi những biến động của thời kỳ Tây Sơn và lần lượt để lại dấu ấn của họ trong cuộc nổi dậy và trong các chính thể về sau, cùng kẻ thù của các chính thể này. Cuối cùng, mỗi một nhóm trên có thể được phân loại như "ở bên lề" bằng một cách nào đó, cho dù tính chất bên lề này thay đổi tùy từng lãnh thổ và đôi khi nặng về tính ý thức hệ và văn hóa hơn là về số liệu và tính chất địa lý. Chẳng hạn người Cơ Đốc giáo đôi khi có thể ở vào các trung tâm quyền lực và tính bên lề của họ xuất phát từ quy chế thiểu số dành cho họ, cũng như sự tách biệt giáo lý của họ trong những bài giảng về sự hành lễ, sự tôn kính và cách hành xử trong xã hội.

(tr 313 - 315)

=====

Đoạn trích trên đây, tác giả muốn người đọc nhìn về và hướng về những thành phần cấu tạo nên xã hội Đại Việt cuối thế kỷ XVIII nhưng dường như không được nhắc đến nhiều hay đầy đủ khi sử sách ghi chép lại. Lý do??? Có nhiều lý do khác nhau từ chính trị, dân số cho cả cách thức ghi chép của người viết sử từ trong triều đình cho đến trong dân, đã cố ý hoặc vô tình bỏ qua những thành phần nông dân, hải tặc, tôn giáo, sắc tộc khác... ra khỏi vị trí vốn có của họ trong xã hội Đại Việt lúc bấy giờ. Mời bạn tìm đọc quyển sách, trao đổi về quyển sách theo các thông tin dưới đây:

- Đinh Tị Books - Cuộc nổi dậy của Nhà Tây Sơn

- Dịch giả Lê Nguyễn - Cùng trò chuyện

- Bản tiếng Anh - The Tayson Uprising

YÊU SỬ VIỆT

1 nhận xét:

  1. If each reel exhibits the identical successful image along the pay line, you win . The quantity you win -- the 퍼스트카지노 payout -- decided by} which pictures land along the pay line. With microprocessors now ubiquitous, the computers inside fashionable slot machines allow producers to assign a different probability to each image on each reel. To the participant, it'd appear that a successful image was "so close", whereas in reality the probability is way decrease. A theoretical hold worksheet is a document supplied by the producer for every slot machine that signifies the theoretical share the machine should hold primarily based on the quantity paid in. The worksheet also signifies the reel strip settings, variety of cash that may be|that may be|which could be} performed, the payout schedule, the variety of reels and other information descriptive of the actual type of slot machine.

    Trả lờiXóa

Chủ đề

yeu-su-viet (359) lich-su-viet-nam-qua-cac-thoi-ky (156) su-viet-hom-nay (95) nha-nguyen (86) danh-nhan-su-viet (84) sach-lich-su (72) su-kien-su-viet (71) facebook (53) sach-su-hien-dai (49) chong-phap (46) nha-hau-le (45) chua-nguyen (38) nha-tran (36) tai-lieu-su-viet (35) bac-thuoc (33) nha-ly (32) nha-tay-son (30) vua-chua-su-viet (29) Danh mục sách lịch sử Việt Nam hay (25) dia-danh-su-viet (22) chua-trinh (21) phim-truyen (21) quang-trung (18) vo-tuong (18) cac-cuoc-noi-chien (16) Cách mạng Việt Nam (13) gia-long (13) nguyen-mong (13) phim-su-viet (13) le-dai-hanh (12) nha-dinh (12) cong-tac-vien (11) dinh-tien-hoang (11) nha-tien-le (11) dien-tich-su-viet (10) sach-luat (10) viet-su-kieu-hung (10) minh-mang (9) nguyen-anh (9) tay-son-that-ho-tuong (9) trinh-nguyen-phan-tranh (9) Chiến tranh thế giới thứ I (8) khoi-nghia-lam-son (8) nha-ho (8) tran-hung-dao (8) hung-vuong (7) ly-thuong-kiet (7) mien-trung (7) ngu-ho-tuong-gia-dinh (7) nha-mac (7) an-duong-vuong (6) chiem-thanh (6) hai-ba-trung (6) ho-quy-ly (6) le-thanh-tong (6) ly-thai-to (6) tieu-thuyet-lich-su (6) le-thai-to (5) mien-bac (5) mien-nam (5) nha-tien-ly (5) cong-giao (4) gac-ma-1988 (4) hai-chien-truong-sa (4) ho-chi-minh (4) le-quy-don (4) mac-dang-dung (4) nha-ngo (4) trung-vuong-she-kings (4) Alexandre-de-Rhodes (3) cham-pa (3) chien-tranh-bien-gioi (3) dai-nam (3) danh-tuong-su-viet (3) dao-duy-tu (3) hinh-anh-su-viet (3) hung-dao-vuong (3) huyen-tran-cong-chua (3) lịch sử việt nam qua các thời kỳ (3) nam-bac-trieu (3) vuong-quoc-co (3) xiem-la (3) chien-tranh-viet-xiem (2) dieu-tan (2) hùng vương (2) loa-thanh-ruc-lua (2) 17-2-1979 (1) Chế Thị Ngọc Hân (1) Cách mạng khoa học công nghệ (1) Cách mạng tháng 10 Nga (1) Lịch sử thế giới 1945 - 2000 (1) a-cha (1) am-che (1) binh-ngo-dai-chien (1) chiến tranh cục bộ (1) chua-tien (1) cong-chua-viet-nam (1) dai-viet-co-phong (1) hai-chien-hoang-sa (1) kieu-binh (1) mai-hac-de (1) y-van-hien (1) Đông Kinh Nghĩa Thục (1)