#1 Việt sử lược - PDF - LỊCH SỬ VIỆT NAM - YÊU SỬ VIỆT - VIETNAMESE HISTORY - HISTORY OF VIETNAM
lịch sử việt nam, history of vietnam, yêu sử việt, vietnamese history, việt sử lược, sách lịch sử việt nam, trần quốc vượng, an dương vương, triệu đà

YEUSUVIET.COM
- Việt sử lược hay Đại Việt sử lược cùng với Đại Việt sử ký của Phan Phu Tiên là một trong những bộ sử Việt xuất hiện sớm nhất trong lịch sử Việt Nam. Xoay quanh vấn đề tác giả, nội dung và thời gian xuất hiện của bộ Việt sử lược này, vẫn còn rất nhiều ý kiến trái chiều khác nhau, nguyên nhân là do trải qua nhiều cuộc biến thiên, chiến tranh, loạn lạc mà quyển sử đáng giá này không còn đầy đủ thông tin trên. 

Bài liên quan

Mặc dù vậy, Việt sử lược vẫn âm thầm và tồn tại cho đến ngày nay, ghi nhận những thông tin quý giá về lịch sử của tiền nhân Việt Nam với lối viết ngắn gọn, đơn giản, dễ hiểu giống như quyển Việt Nam sử lược của sử gia Trần Trọng Kim viết sau này. YÊU SỬ VIỆT trích đăng lại dưới đây phần "Những sự thay đổi trong nước buổi đầu" trong Quyển I để các bạn biết thêm về quyển sách sử đáng giá của dân tộc chúng ta. 

[------------Trích Việt sử lược, do GS. Trần Quốc Vượng dịch và chú giải------------]

VIỆT SỬ LƯỢC
QUYỂN I
(Nguyên bản Tứ khố toàn thư) - Thủ sơn các tùng thư - Sử bộ - Thất danh TIỀN HI TỘ, tự là Tích Chi, người Kim Sơn hiệu đính.

NHỮNG SỰ THAY ĐỔI TRONG NƯỚC BUỔI BAN ĐẦU

Xưa, Hoàng đế dựng muôn nước, thấy Giao Chỉ ở xa ngoài cõi Bách Việt, không thể thống thuộc được, bèn chia giới hạn ở góc Tây Nam.

Có 15 bộ lạc là: Giao Chỉ, Việt Thường thị, Vũ Ninh, Quận Ninh, Gia Ninh, Ninh Hải, Lục Hải, Dương Tuyền, Tân Xương, Bình Văn, Văn Lang, Cửu Chân, Nhật Nam, Hoài Hoàn, Cửu Đức đều là những miền Vũ cống không nói đến.

Đến đời Thành vương nhà Chu (1024 - 1005 TCN), Việt Thường thị mới đem dâng con bạch trĩ (chim trắng) sách Xuân Thu gọi là Khuyết địa, Đái ký (tức Lễ ký do Đại Đái, Tiểu Đái chú - TQV) gọi là Điêu đề.

Đến đời Trang vương nhà Chu (696 - 682 TCN), ở bộ Gia Ninh có người lạ, dùng ảo thuật áp phục được các bộ lạc, tự xưng là Hùng Vương, đóng đô ở Văn Lang, hiệu nước là Văn Lang, phong tục thuần hậu, chất phác, chính sự dùng lối kết nút. Truyền được 18 đời, đều gọi là Hùng Vương.

Việt Câu Tiễn (505 465 TCN) đã sai sứ tới dụ, Hùng Vương chống cự lại.

Cuối đời Chu, Hùng Vương bị con vua Thục là Phán đánh đuổi mà lên thay.

Phán đắp thành ở Việt Thường, xưng hiệu là An Dương Vương, không thông hiếu với nhà Chu.

Cuối đời Tần, Triệu Đà chiếm cứ Uất Lâm, Nam Hải, Tượng Quận, xưng vương, đóng đô ở Phiên Ngung, quốc hiệu là Việt, tự xưng là Vũ Vương.

Lúc bấy giờ An Dương Vương có người thần tên là Cao Lỗ làm được nỏ liễu, mỗi lần giương nỏ bắn ra được mười phát tên, dạy được một vạn quân lính.

Vũ Hoàng (ở trên thì gọi Vũ Vương - TQV) hiết thế, bèn sai con là Thủy sang làm con tin, xin thông hiếu.

Sau Vương đối đãi với Cao Lỗ hơi bạc bẽo, Cao Lỗ bỏ đi. Con gái Vương là Mị Châu lại tư thông với Thủy. Thủy dụ Mỵ Châu cho xem nỏ thần, nhân đó phá hủy lẫy nỏ đi, rồi cho người chạy về báo Vũ Hoàng. Vũ Hoàng lại đem quân tiến đánh. Quân của Vũ Hoàng đến, Vương vẫn tự nhiên như trước. Nõ đả gẫy, binh lính đều tan vỡ, Vũ Hoàng liền phá được quân của Vương. Vương ngậm sừng tê đi xuống nước, nước liền rẽ ra. Đất nước bèn thuộc về nhà Triệu.

lịch sử việt nam, history of vietnam, yêu sử việt, vietnamese history, việt sử lược, sách lịch sử việt nam, trần quốc vượng, an dương vương, triệu đà

[---------------------------------------Hết trích---------------------------------------]

Trên đây chỉ là một đoạn trích ngắn trong Việt sử lược về một giai đoạn từ Hồng Bàng cho đến khi An Dương Vương làm mất nước về tay Triệu Đà. Muốn tìm hiểu, đọc kỹ hơn về giai đoạn này, các bạn có thể xem tiếp trong Đại Việt sử ký toàn thư do sử thần Ngô Sĩ Liên khởi soạn thời Hoàng đế Lê Thánh Tông thế kỷ XVI. Tuy nhiên, qua một đoạn trích ngắn trên đây, chúng ta lại có cái nhìn toàn cảnh, chính yếu về một giai đoạn từ thời hồng hoang của dân tộc cho tới khởi đều của đêm trường 1.000 năm Bắc thuộc. Trong đó, những bài học về đoàn kết quốc gia và cảnh giác trước âm mưu, dã tâm xâm lược của người Hán được thể hiện ngắn gọn nhưng vẫn đậm nét. Qua những bộ sử như Việt sử lược, chúng ta sẽ học hỏi được những bài học vô giá từ tiên nhân để vận dụng vào trong thời đại mới hôm nay.

YÊU SỬ VIỆT

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chủ đề

yeu-su-viet (370) lich-su-viet-nam-qua-cac-thoi-ky (162) su-viet-hom-nay (101) nha-nguyen (86) danh-nhan-su-viet (85) su-kien-su-viet (77) sach-lich-su (73) facebook (53) sach-su-hien-dai (51) chong-phap (47) nha-hau-le (45) chua-nguyen (38) nha-tran (36) tai-lieu-su-viet (35) bac-thuoc (33) nha-ly (32) nha-tay-son (30) vua-chua-su-viet (30) Danh mục sách lịch sử Việt Nam hay (28) dia-danh-su-viet (23) chua-trinh (21) phim-truyen (21) quang-trung (18) vo-tuong (18) cac-cuoc-noi-chien (16) Cách mạng Việt Nam (13) gia-long (13) nguyen-mong (13) phim-su-viet (13) le-dai-hanh (12) nha-dinh (12) cong-tac-vien (11) dinh-tien-hoang (11) nha-tien-le (11) dien-tich-su-viet (10) sach-luat (10) viet-su-kieu-hung (10) minh-mang (9) nguyen-anh (9) tay-son-that-ho-tuong (9) trinh-nguyen-phan-tranh (9) Chiến tranh thế giới thứ I (8) khoi-nghia-lam-son (8) nha-ho (8) tran-hung-dao (8) hung-vuong (7) ly-thuong-kiet (7) mien-trung (7) ngu-ho-tuong-gia-dinh (7) nha-mac (7) an-duong-vuong (6) chiem-thanh (6) hai-ba-trung (6) ho-quy-ly (6) le-thanh-tong (6) ly-thai-to (6) tieu-thuyet-lich-su (6) cong-giao (5) ho-chi-minh (5) le-thai-to (5) mien-bac (5) mien-nam (5) nha-tien-ly (5) gac-ma-1988 (4) hai-chien-truong-sa (4) le-quy-don (4) mac-dang-dung (4) nha-ngo (4) trung-vuong-she-kings (4) Alexandre-de-Rhodes (3) cham-pa (3) chien-tranh-bien-gioi (3) dai-nam (3) danh-tuong-su-viet (3) dao-duy-tu (3) hinh-anh-su-viet (3) hung-dao-vuong (3) huyen-tran-cong-chua (3) lịch sử việt nam qua các thời kỳ (3) nam-bac-trieu (3) vuong-quoc-co (3) xiem-la (3) chien-tranh-viet-xiem (2) dieu-tan (2) hùng vương (2) loa-thanh-ruc-lua (2) 17-2-1979 (1) Chế Thị Ngọc Hân (1) Cách mạng khoa học công nghệ (1) Cách mạng tháng 10 Nga (1) Lịch sử thế giới 1945 - 2000 (1) a-cha (1) am-che (1) binh-ngo-dai-chien (1) chiến tranh cục bộ (1) chua-tien (1) cong-chua-viet-nam (1) dai-viet-co-phong (1) hai-chien-hoang-sa (1) kieu-binh (1) mai-hac-de (1) y-van-hien (1) Đông Kinh Nghĩa Thục (1)