Đại Việt Sử ký toàn thư - Quyển sử khắc in thời Vua Lê Chúa Trịnh. - LỊCH SỬ VIỆT NAM - YÊU SỬ VIỆT - VIETNAMESE HISTORY - HISTORY OF VIETNAM

Đại Việt Sử ký toàn thư - Quyển sử khắc in thời Vua Lê Chúa Trịnh.

Share This
Đại Việt Sử ký toàn thư - Quyển sử khắc in thời Vua Lê Chúa Trịnh.
lịch sử việt nam, yêu sử việt, đại việt sử ký toàn thư, lê hy tông, trịnh căn, chúa trịnh
YEUSUVIET.COM - Tinh thần dân tộc là một trong những cơ sở quan trọng để một quốc gia phát triển và vươn mình trỗi dậy sánh vai cùng thế giới. Đối với một quốc gia Á Đông như Việt Nam, "tinh thần dân tộc" được thể hiện rõ nét, cụ thể hơn rất nhiều so với các quốc gia Phương Tây. Trong tinh thần dân tộc, việc xác định nguồn gốc sinh ra và quá trình phát triển là hai yếu tố quan trọng nhất để hun đúc sự tự hào của một cá nhân đối với dòng máu mình được mang khi chào đời. Và để tìm hiểu được rõ ràng điều đó, Lịch sử chính là nơi - không chỉ một môn học, để thế hệ sau hiểu được và tự hào hay không về nguồn gốc của mình. Việt Nam hôm nay còn tồn tại một bộ sách lịch sử nổi tiếng, bộ sách "Đại Việt Sử ký toàn thư" - được khởi soạn từ thế kỷ 15 và trình bày lại nguồn gốc, sự phát triển của Dân tộc từ thời xa xưa đến thời điểm biên soạn.


Bài liên quan

Đại Việt Sử ký toàn thư (Sử ký) đã quá nổi tiếng, quá quan trọng với lịch sử Việt Nam nên không cần thiết phải bàn về đặc điểm này của bộ sử. Những đặc điểm quan trọng về mốc thời gian và người biên soạn là những điểm cần lưu ý hơn cả. Viện dẫn như thế, để chúng ta nhìn nhận rằng, một bộ sử được một triều đại biên soạn chính thức tất nhiên sẽ phải mang những quan điểm chủ quan của triều đại đó. Những quan điểm này có thể đúng, có thể sai, có thể duy ý chí, có thể mang cảm tính và có thể khách quan hoặc không khách quan. Điều này hoàn toàn dễ hiểu, vì sự tồn vong của triều đại luôn là điều quan trọng nhất nhưng những sự thật không thể che giấu và chính người viết sử không cho phép mình viết sai, truyền lại điều sai cho hậu thế mới là điều vượt lên trên tất cả, kể cả chính trị và triều đại.
Để hiểu rõ điều này, những mốc thời gian để Sử ký chính thức được ấn hành sẽ nói lên nhiều ý nghĩa:

1. Triều Hậu Lê - Đời Hoàng đế Lê Thánh Tông - Năm 1479 - Ngô Sĩ Liên hoàn thành việc biên soạn đầu tiên - Bộ sử kéo dài từ năm 2879 TCN đến năm 1427 - Nhưng chưa được khắc in.
-
2. Triều Hậu Lê - Đời vua Lê Huyền Tông (1663 - 1671) và chúa Trịnh Tạc - Phạm Công Trứ biên soạn lại, bổ sung thời kỳ từ năm 1428 đến năm 1662 đời vua Lê Thần Tông - Vẫn chưa được khắc in.
-
3. Triều Hậu lê - Đời vua Lê Hy Tông (1680 - 1705) và chúa Trịnh Căn - Lê Hy tiếp tục soạn lại bộ sử của Phạm Công Trứ, bổ sung thời kỳ từ năm 1663 đến năm 1675 đời vua Lê Gia Tông - Bộ sử lấy tên chính thức là "Đại Việt Sử ký toàn thư" và được khắc in năm Chính Hòa thứ 18 triều vua Lê Hy Tông tức năm 1697.

Như vậy, về mặt thời gian và quá trình biên soạn, chúng ta đã nhìn thấy một sự ngắt quãng và kéo dài suốt 218 năm kể từ lần đầu tiên Sử ký được Ngô Sĩ Liên biên soạn xong vào năm 1479, đến tận năm 1697 sau hai lần sửa đổi, bổ sung của các sử quan Phạm Công Trứ, Lê Hy trong thời kỳ "Vua Lê, Chúa Trịnh" thì bộ sử mới chính thức được khắc in. Sự không chính danh của chúa Trịnh có thể dẫn đến khả năng đặt nghi vấn về những sự kiện được ghi chép lại trong thời kỳ này nếu có liên quan đến phủ Chúa sẽ khổng thể diễn tả hết được sự thật [?]. Ngoài ra, khi vua Lê không còn thực quyền, mọi quyền lực đều thuộc về chúa Trịnh, vậy những nội dung trong thời kỳ này có độ khả tín như thế nào và cần tiếp tục làm rõ ra sao là những vấn đề cần bàn luận tiếp.

Theo Sử ký, chúa Trịnh được ghi vào như một sự hiển nhiên tồn tại bên cạnh các vua Lê. So với các chúa Nguyễn ở phương Nam, chúa Trịnh được ghi vào Sử ký là bên "chính danh" và được quyền hạch tội các chúa Nguyễn "tự xưng vương" ở phương Nam trong khi các đời chúa Trịnh dựng Phủ Chúa ngay điện vua. Những vấn đề này đã thuộc về lịch sử, nhưng những tồn tại về sự kiện phía sau từng câu chữ được thể hiện trong Sử ký vẫn luôn mang yếu tố thời đại và đòi hỏi các thế hệ sau phải nỗ lực nghiên cứu để có cái nhìn toàn diện, khách quan về những sự kiện và tiền nhân đã qua. Nếu chỉ xét trong Sử ký, các chúa Nguyễn là "tội nhân" không thần phục vua Lê và... không thần phục chúa Trịnh. Nhưng nếu xét về toàn diện lịch sử Dân tộc, công lao của các Chúa Nguyễn là không thể chối cãi, dù cho cả chúa Nguyễn và chúa Trịnh có những mưu đồ dòng họ như thế nào, thì vấn đề quan trọng nhất là các Dòng họ đó đã làm được gì cho Dân tộc và Tổ quốc!?

Trở lại với Sử ký, khoảng thời gian 218 năm kể từ khi việc khởi soạn của Ngô Sĩ Liên hoàn thành năm 1479 nhưng chưa được khắc in mà chỉ được lưu hành trong sử quán đã khiến cho hậu thế không thể tiếp cận được với quan điểm chính thức về lịch sử của triều Hoàng đế Lê Thánh Tông! Tuy nhiên, vấn đề quan trọng hơn là những biến loạn của thời kỳ hậu Lê Thánh Tông đã khiến cho việc chính thức công bố một bộ quốc sử bị chậm trễ. Vì năm 1497 khi Lê Thánh Tông mất, chỉ trong 8 năm với 3 triều vua và Lê Uy Mục lên ngôi năm 1505, thời kỳ suy tàn của nhà Hậu Lê bắt đầu từ vị vua tàn bạo này. Từ năm 1505 đến năm 1527 - Mạc Đăng Dung lập ra Nhà Mạc, là quãng thời gian của nhân dân ca thán, oán hận, quan quân phải nuốt giận mà ngầm trừ đi Lê Uy Mục. Nhưng đây cũng chính là quãng thời gian của chiến tranh, loạn lạc và chết chóc.



Tuy nhiên, có một đặc điểm được ghi lại trong chính Sử ký, đó là sau khi Giản Tu công Lê Oanh giết được Lê Uy Mục, được triều thần tôn làm vua, tức Lê Tương Dực đã tỏ ra mình là một người có khả năng cai trị triều đại. Đặc biệt, năm 1510, Lê Tương Dực sai Binh bộ Thượng thư Vũ Quỳnh biên soạn bộ sử, về sau lấy tên là "Đại Việt Thông giám thông khảo" chép từ thời kỳ Hồng Bàng đến khi Lê Thái Tổ đánh đuổi giặc Minh. Như vậy, trong khi Sử ký vẫn còn lưu hành trong nội bộ sử quán và chưa được chính thức khắc in, một bộ sách khác về lịch sử dân tộc đã được biên soạn xong và dâng lên cho Hoàng đế xem. Hiện nay, trong Sử ký, vẫn có lời bàn của tác giả Vũ Quỳnh được chép lại. Tuy nhiên, không rõ bộ "Đại Việt thông giám thông khảo" này có được khắc in và lưu truyền đến hôm nay hay không!? Vì đây là bộ sử trước khi thời kỳ loạn lạc và phủ chúa xảy ra, nên chắc hẳn sẽ có những nhận định, quan điểm khác với những nhận định liên quan đến Sử ký trong thời kỳ chúa Trịnh.

Sử ký được xem là bộ quốc sử xưa nhất còn tồn tại đầy đủ và khắc in chính thức cho đến hôm nay. Những giá trị lịch sử về nhân vật, sự kiện, quan điểm... từ xa xưa của tổ tiên Dân tộc ta đã may mắn được truyền lưu lại một cách chính thức cho con cháu. Điều này là cực kỳ quan trọng. Vì trong thời kỳ Bắc thuộc lần thứ tư, giặc Minh đã thiêu rụi gần như hoàn toàn nền văn hiến Đại việt, sách vợ đã đốt hết tất cả. Số phận của những danh tác như "Binh thư yếu lược" và "Vạn kiếp tông bí truyền thư" của Đức Thánh Trần Hưng Đạo đã đủ nói lên nghịch cảnh khốn cùng của dân tộc. Do đó, sự tồn tại toàn vẹn cho đến ngày nay của Sử ký chính là một niềm tự hào và đáng hãnh diễn của Dân tộc ta.

Tuy nhiên, lịch sử Việt Nam luôn luôn cần những sự nhìn nhận, đánh giá công bằng và khách quan từ hậu thế. Vì vậy, khi Sử ký được biên soạn trong một thời kỳ rối ren và những phủ Chúa đã diễn ra một cách chính thức bên điện Vua chắc chắn sẽ dẫn đến những nhận định của các sử quan biên soạn - dù muốn hay không, vẫn không thể đi ngược lại ý chí chính trị của các chúa Trịnh! Nhưng trên hết tất cả, sự tồn tại nguyên vẹn của Sử ký vẫn chính là cơ hội tốt nhất cho các thế hệ chúng ta cùng tìm hiểu về nguồn gốc của chúng ta và tự hào, tự tôn về nguồn gốc đó! Đó là những giá trị vô gia mà "Đại Việt sử ký toàn thư" đã mang lại cho Dân tộc và Tổ quốc hôm nay!

Bạn muốn đặt mua sách "Đại Việt sử ký toàn thư" vui lòng nhấn vào đây hoặc chọn mua sách "Đại Việt sử ký toàn thư".

YÊU SỬ VIỆT

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chủ đề

yeu-su-viet (364) lich-su-viet-nam-qua-cac-thoi-ky (161) su-viet-hom-nay (98) nha-nguyen (86) danh-nhan-su-viet (85) su-kien-su-viet (75) sach-lich-su (73) facebook (53) sach-su-hien-dai (50) chong-phap (47) nha-hau-le (45) chua-nguyen (38) nha-tran (36) tai-lieu-su-viet (35) bac-thuoc (33) nha-ly (32) nha-tay-son (30) vua-chua-su-viet (29) Danh mục sách lịch sử Việt Nam hay (27) dia-danh-su-viet (22) chua-trinh (21) phim-truyen (21) quang-trung (18) vo-tuong (18) cac-cuoc-noi-chien (16) Cách mạng Việt Nam (13) gia-long (13) nguyen-mong (13) phim-su-viet (13) le-dai-hanh (12) nha-dinh (12) cong-tac-vien (11) dinh-tien-hoang (11) nha-tien-le (11) dien-tich-su-viet (10) sach-luat (10) viet-su-kieu-hung (10) minh-mang (9) nguyen-anh (9) tay-son-that-ho-tuong (9) trinh-nguyen-phan-tranh (9) Chiến tranh thế giới thứ I (8) khoi-nghia-lam-son (8) nha-ho (8) tran-hung-dao (8) hung-vuong (7) ly-thuong-kiet (7) mien-trung (7) ngu-ho-tuong-gia-dinh (7) nha-mac (7) an-duong-vuong (6) chiem-thanh (6) hai-ba-trung (6) ho-quy-ly (6) le-thanh-tong (6) ly-thai-to (6) tieu-thuyet-lich-su (6) ho-chi-minh (5) le-thai-to (5) mien-bac (5) mien-nam (5) nha-tien-ly (5) cong-giao (4) gac-ma-1988 (4) hai-chien-truong-sa (4) le-quy-don (4) mac-dang-dung (4) nha-ngo (4) trung-vuong-she-kings (4) Alexandre-de-Rhodes (3) cham-pa (3) chien-tranh-bien-gioi (3) dai-nam (3) danh-tuong-su-viet (3) dao-duy-tu (3) hinh-anh-su-viet (3) hung-dao-vuong (3) huyen-tran-cong-chua (3) lịch sử việt nam qua các thời kỳ (3) nam-bac-trieu (3) vuong-quoc-co (3) xiem-la (3) chien-tranh-viet-xiem (2) dieu-tan (2) hùng vương (2) loa-thanh-ruc-lua (2) 17-2-1979 (1) Chế Thị Ngọc Hân (1) Cách mạng khoa học công nghệ (1) Cách mạng tháng 10 Nga (1) Lịch sử thế giới 1945 - 2000 (1) a-cha (1) am-che (1) binh-ngo-dai-chien (1) chiến tranh cục bộ (1) chua-tien (1) cong-chua-viet-nam (1) dai-viet-co-phong (1) hai-chien-hoang-sa (1) kieu-binh (1) mai-hac-de (1) y-van-hien (1) Đông Kinh Nghĩa Thục (1)