Những khó khăn của liên quân Pháp-Tây Ban Nha trong trận đánh Đà Nẵng 1858 - 1860. - LỊCH SỬ VIỆT NAM - YÊU SỬ VIỆT - VIETNAMESE HISTORY - HISTORY OF VIETNAM

Những khó khăn của liên quân Pháp-Tây Ban Nha trong trận đánh Đà Nẵng 1858 - 1860.

Share This
Lịch sử việt nam, vietnamese history, ho chi minh, vo nguyên giáp general, trần hưng đạo, việt nam sử lược, trần trọng kim, lê thái tổ, nhà trần, gia long, quang trung, lê thánh tông, chiêm thành, thăng long, phan thanh giản, Tứ Phủ Xét Giả, board game

YEUSUVIET - Nếu Đà Nẵng là mối bận tâm của Triều đình Huế thì cuộc tiến chiếm vùng đất này cũng là khó khăn không nhỏ đối với đoàn quân viễn chinh, vượt ra ngoài tất cả mọi dự liệu lạc quan ban đầu của Paris cũng như của các thừa sai chủ chiến như Huc, Pellerin. Thật vậy, ngay từ cuộc hành quân đầu tiên vào ngày 1-9-1858, Genouilly đã ghi nhận một tình trạng thời tiết tồi tệ với cái nóng thiêu đốt của miền nhiệt đới, làm cho quân sĩ dễ khát nước và chóng mệt mõi. 

Bài liên quan

Trong trận đánh mở màn tại bán đảo Tiên Sa, quân Việt đã không làm thiệt hại quân viễn chinh cho bằng thiên nhiên. Sau một ngày chiến đấu dưới ánh nắng gay gắt, một số quân đã bị say nắng, trở thành bất khiển dụng vào ngày hôm sau. Thật ra, năm 1858, tức năm Mậu Ngọ, là một năm thời tiết bất thường của Quảng Nam. Mùa hè đã kéo dài hơn thường lệ đến biến thành đại hạn; tiếp đến là một mùa mưa triền miên với những ngày tầm tã như “thác đổ lưng trời”. 

Nóng và ẩm đã làm cho các mầm bệnh truyền nhiễm như thổ tả, kiết lỵ, thương hàn dễ dàng phát triển trong hàng ngũ viễn chinh không quen khí hậu nhiệt đới. Các bệnh này đã gây thiệt hại cho Pháp-Tây gấp mấy lần gươm súng của quân Việt. Mặt khác, những điều hứa hẹn do cố vấn chính trị và quân sự Pellerin đưa ra đã được thực tế chứng minh ngược lại: dân chúng, nhất là giáo dân, đã không hưởng ứng cuộc xâm lăng của Pháp như ông ta đã ước tính; không có đám dân chúng nào nhân cơ hội ngoại xâm để nổi loạn chống triều đình; không có dân bất mãn cung cấp tin tức cho quân viễn chinh.

Pellerin chủ trương rằng sau khi đánh chiếm Đà Nẵng, quân Pháp sẽ tấn công thẳng vào Huế là có thể hóa giải ngay mọi kháng cự, mọi bế tắc. Lý thuyết này nghe có vẻ hữu lý, vì Huế là đầu não của cả nước, nhưng tin tức về Huế quá mù mờ, dù bộ phận tình báo của Genouilly đã khai thác tin tức nơi cả trăm tù binh bị bắt ở Đà Nẵng. Viên tư lệnh Pháp lâm vào tình trạng lưỡng nan: muốn tiến quân ra Huế cũng khó lòng, vì đường sá xa xôi, thời tiết khắc nghiệt, dễ gì vượt qua cả một hệ thống đồn lũy liên tiếp từ Đà Nẵng đến Hải Vân.    

Còn tiến bằng đường thủy thì thuận lợi hơn nhưng lực lượng không thể tiếp cận kinh thành được vì tàu chiến của Pháp thuộc loại đáy sâu, không vào được lòng sông cạn dẫn đến kinh đô; vả chăng, cũng không có người hướng đạo. Giám mục Pellerin hứa với Genouilly sẽ có một hướng đạo lành nghề, vốn là con chiên của giám mục Retord ở Bắc kỳ, giúp việc dẫn đường cho quân viễn chinh. Genouilly phái tàu Primaguet ra Bắc, tiếp xúc với giám mục Retord để tiếp nhận người hướng đạo, nhưng không có kết quả vì ông này đã mất trên bước đường lẫn trốn lệnh cấm đạo. Tình trạng tiến thóai lưỡng nan này cộng thêm với những khó khăn khác của liên quân khi phải đương đầu với khí hậu khắc nghiệt, tình trạng dịch bệnh và sự đề kháng dũng cảm của quân Việt đã làm cho viên tư lệnh Pháp xuống tinh thần và ngày càng đổ quạu với ông cố vấn vì ông này cứ muốn xen vào việc chuyên môn của người khác.
 
Lịch sử việt nam, vietnamese history, ho chi minh, vo nguyên giáp general, trần hưng đạo, việt nam sử lược, trần trọng kim, lê thái tổ, nhà trần, gia long, quang trung, lê thánh tông, chiêm thành, thăng long, phan thanh giản, Tứ Phủ Xét Giả, board game

Cho đến một ngày kia, khi thấy không thể hợp tác với nhau được nữa, Pellerin đành giả từ Genouilly, về lại Hongkong vào tháng 12 năm 1858. Trong phúc trình đề ngày 4-1-1859 viết tại bản doanh Đà Nẵng, gởi cho Thượng thư Bộ Hải quân ở Paris, tướng Genouilly đã nói lên tất cả nỗi thất vọng ê chề của ông ta trong cuộc xâm lăng này: 
. . . Quả thật tôi cần và hết sức đau đớn xác nhận với Ngài về tình trạng đáng phàn nàn về sức khỏe tổng quát. Thiếu tá Lévêque, đại úy hải quân Virot và phó kỹ sư Delautel đi Macao để dưỡng bệnh và chắc chắn phải đưa về Pháp. Tôi không biết phải đối   phó thế nào với các lỗ hổng đó. Mỗi ngày lại có nhiều người chết và thời tiết xấu, mà các nhà truyền giáo bảo phải chấm dứt ngày 1 tháng 12, vẫn tiếp tục không thể tưởng tượng nổi. Chỉ nội với sự kiện đó, Ngài cũng có thể phê phán về giá trị các tin tức của họ và lòng tin tưởng của tôi có thể có đối với họ... Dù thế nào đi nữa, thưa Ngài Thượng thư, chúng ta cũng đang đi xuống dốc đến chỗ kiệt quệ, cho đến lúc phải bất động tại Đà Nẵng. Mọi phương tiện để cải thiện tình trạng bộ binh và hải quân đều hết sạch và vô hiệu. Các y sĩ trứớc tình trạng bệnh tật đã kết luận là người Âu đừng làm việc gì trong khí hậu này, nhưng làm sao được, khi ở đây phải làm những gì cần thiết cho việc phòng vệ, xây cất bệnh viện, lều trại v.v. Đó là một cái vòng lẩn quẩn làm chúng ta điên đầu.
Qua đến trung tuần tháng 1-1859 thì tình trạng bệnh tật gia tăng khủng khiếp. Bệnh binh, chứ không phải thương binh, tràn ngập bệnh viện, do sự hoành hành của dịch kiết lỵ. Trong số 880 bộ binh, chỉ còn lại chừng 500 là cầm súng được. Do đó, quân Pháp chỉ còn lo phòng thủ chứ không thể nào mở được những cuộc tấn công như họ muốn. Genouilly lại gởi tiếp hai báo cáo nữa (15-1 và 29-1-1859), giọng điệu không có chút nhuệ khí nào: 
Bệnh kiết lỵ lan tràn, làm suy yếu tất cả những ai nó không giết được.Chính phủ đã bị lừa dối về bản chất cuộc viễn chinh ở Việt Nam... Người ta đã báo cáo cho chính phủ những tài nguyên không có, những khuynh hướng của dân chúng hoàn toàn trái ngược với thực tế, người ta báo cáo rằng uy quyền của giới quan lại đã suy yếu thì quyền uy ấy vẫn còn mạnh mẽ lắm, rằng quân đội vắng bóng thì quân chính qui lại rất đông đảo và dân quân gồm những trai tráng mạnh khỏe trong dân chúng. Người ta đã tán dương khí hậu tốt lành… Chỉ cần nhìn khuôn mặt xanh xao hốc hác của các thừa sai đến từ các nơi khác nhau trong xứ cũng đủ biết chắc rằng Đà Nẵng không tốt hơn Hongkong và Hongkong đáng được kể là một nơi độc địa. Đọc lại bản phúc trình của Uỷ ban Hỗn hợp họp ở Bộ Ngoại Giao, người ta tin rằng vấn đề đã được xoay quanh những thảo luận sai lầm, rằng người ta đã cho vào bóng tối những khó khăn của thực tế.
Những báo cáo của Genouilly gởi về Paris phản ảnh sự thật bi đát một cách đầy hậu ý. Ông muốn cung cấp những thông tin trung thực để gián tiếp thuyết phục thượng cấp chấp thuận kế hoạch mới của ông. Số là sau khi cân nhắc, viên tư lệnh Pháp thấy rằng chưa phải lúc để tấn công Huế, vậy nên phải chuyển hướng mục tiêu để giải quyết tình trạng bế tắc ở Đà Nẵng. Trong phúc trình ngày 3-2-1858 gởi Thượng thư Bộ Hải Quân, Genouilly cho biết ông đã có quyết định dứt khoát: trong khi chờ đợi một thời tiết thuận lợi hơn vào tháng 3 hay đầu tháng 4, đồng thời có thì giờ tập trung đầy đủ lực lượng, tiếp liệu và phương tiện để mở cuộc tấn công Huế, thì đoàn quân viễn chinh sẽ đánh Sài Gòn, vì “một cuộc tấn công vào Sài Gòn sẽ có một hiệu quả hữu ích trước tiên đối với chính quyền An-Nam.”

Ngoài ra, theo quan điểm của Genouilly, cuộc tiến chiếm mục tiêu mới này bảo đảm một thành công chắc chắn về mặt quân sự do những thuận lợi về thiên thời (cuộc tiến quân thuận mùa gió) và địa lợi (sông sâu và rộng, nằm sát thành, tiện cho hạm đội tiếp cận và hoạt động), đó là chưa kể Sài Gòn có một hậu thuẩn kinh tế vững vàng, một tương lai trù phú. Chiếm Sài Gòn, sẽ tạo được ảnh hưởng ở Cao-Miên (Cambodia) và Xiêm (Thailand). Do đó, ngày 2-2-1859, Rigault de Genouilly rời Đà Nẵng, tiến về Nam, mang theo một lực lượng 2176 lính và sĩ quan, gồm cả Pháp và Tây Ban Nha, cùng 9 tàu chiến của Pháp, một tàu chiến của Tây Ban Nha và 4 thương thuyền chở quân dụng. Hải quân đại tá Faucon được lệnh ở lại cùng mấy trăm quân cố thủ căn cứ, chờ ngày trở lại trong thuận lợi của quân chủ lực.

Ngọc Như theo TV KHTH Đà Nẵng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chủ đề

yeu-su-viet (359) lich-su-viet-nam-qua-cac-thoi-ky (156) su-viet-hom-nay (95) nha-nguyen (86) danh-nhan-su-viet (84) sach-lich-su (72) su-kien-su-viet (71) facebook (53) sach-su-hien-dai (49) chong-phap (46) nha-hau-le (45) chua-nguyen (38) nha-tran (36) tai-lieu-su-viet (35) bac-thuoc (33) nha-ly (32) nha-tay-son (30) vua-chua-su-viet (29) Danh mục sách lịch sử Việt Nam hay (25) dia-danh-su-viet (22) chua-trinh (21) phim-truyen (21) quang-trung (18) vo-tuong (18) cac-cuoc-noi-chien (16) Cách mạng Việt Nam (13) gia-long (13) nguyen-mong (13) phim-su-viet (13) nha-dinh (12) cong-tac-vien (11) dinh-tien-hoang (11) le-dai-hanh (11) nha-tien-le (11) dien-tich-su-viet (10) sach-luat (10) viet-su-kieu-hung (10) minh-mang (9) nguyen-anh (9) tay-son-that-ho-tuong (9) trinh-nguyen-phan-tranh (9) Chiến tranh thế giới thứ I (8) khoi-nghia-lam-son (8) nha-ho (8) tran-hung-dao (8) hung-vuong (7) ly-thuong-kiet (7) mien-trung (7) ngu-ho-tuong-gia-dinh (7) nha-mac (7) an-duong-vuong (6) chiem-thanh (6) hai-ba-trung (6) ho-quy-ly (6) le-thanh-tong (6) ly-thai-to (6) tieu-thuyet-lich-su (6) le-thai-to (5) mien-bac (5) mien-nam (5) nha-tien-ly (5) cong-giao (4) gac-ma-1988 (4) hai-chien-truong-sa (4) ho-chi-minh (4) le-quy-don (4) mac-dang-dung (4) nha-ngo (4) trung-vuong-she-kings (4) Alexandre-de-Rhodes (3) cham-pa (3) chien-tranh-bien-gioi (3) dai-nam (3) danh-tuong-su-viet (3) dao-duy-tu (3) hinh-anh-su-viet (3) hung-dao-vuong (3) huyen-tran-cong-chua (3) lịch sử việt nam qua các thời kỳ (3) nam-bac-trieu (3) vuong-quoc-co (3) xiem-la (3) chien-tranh-viet-xiem (2) dieu-tan (2) hùng vương (2) loa-thanh-ruc-lua (2) 17-2-1979 (1) Chế Thị Ngọc Hân (1) Cách mạng khoa học công nghệ (1) Cách mạng tháng 10 Nga (1) Lịch sử thế giới 1945 - 2000 (1) a-cha (1) am-che (1) binh-ngo-dai-chien (1) chiến tranh cục bộ (1) chua-tien (1) cong-chua-viet-nam (1) dai-viet-co-phong (1) hai-chien-hoang-sa (1) kieu-binh (1) mai-hac-de (1) y-van-hien (1) Đông Kinh Nghĩa Thục (1)