Bài 8. NHẬT BẢN - LỊCH SỬ VIỆT NAM - YÊU SỬ VIỆT - VIETNAMESE HISTORY - HISTORY OF VIETNAM
Bài 8.  NHẬT BẢN

Lịch sử việt nam, vietnamese history, ho chi minh, vo nguyên giáp general, trần hưng đạo, việt nam sử lược, trần trọng kim, lê thái tổ, nhà trần, gia long, quang trung, lê thánh tông, chiêm thành, thăng long, phan thanh giản, Tứ Phủ Xét Giả, board game
Lịch sử việt nam, vietnamese history, ho chi minh, vo nguyên giáp general, trần hưng đạo, việt nam sử lược, trần trọng kim, lê thái tổ, nhà trần, gia long, quang trung, lê thánh tông, chiêm thành, thăng long, phan thanh giản, Tứ Phủ Xét Giả, board game

I. NHẬT BẢN TRONG THỜI KỲ BỊ CHIẾM ĐÓNG (1945 - 1952)

* Tình hình:  CTTG thứ hai để lại những hậu quả nặng nề (gần 3 triệu người chết và mất tích), bị Mỹ chiếm đóng dưới danh nghĩa Đồng minh (1945 - 1952).

- Về kinh tế,  SCAP tiến hành 3 cải cách lớn:

+ Thủ tiêu chế độ tập trung kinh tế, giải tán các tập đoàn lũng đoạn “Dai-bát-xư”.

+ Cải cách ruộng đất, địa chủ không được sở hữu quá 3ha.

+ Dân chủ hóa lao động (thực hiện các đạo luật về lao động)

=> Những năm 1950 - 1951, Nhật khôi phục kinh tế.

* Về đối ngoại:  Liên minh chặt chẽ với Mĩ => Nhật sớm ký được Hiệp ước Hòa bình Xan Phranxixco (9.1951), chấm dứt chế độ chiếm đóng của Đồng minh. Hiệp ước an ninh Mĩ-Nhật cũng được ký kết (9.1951), Nhật Bản được Mĩ bảo hộ, cho Mĩ  đóng quân và xây dựng căn cứ quân sự trên lãnh thổ Nhật.

II. NHẬT BẢN TỪ 1952 - 1973

* Kinh tế, giáo dục, khoa học kỹ thuật

 Kinh tế

- 1952 - 1960: phát triển nhanh, nhất là từ 1960 - 1973 có sự phát triển thần kỳ (tốc độ tăng trưởng bình quân là 10,8%/ năm).

Năm 1968, Nhật vươn lên hàng thứ hai thế giới tư bản. Đầu những năm 70, trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới.

Giáo dục, khoa học- kỹ thuật:

- Rất coi trọng giáo dục và khoa học kỹ thuật, mua bằng phát minh sáng chế

- Khoa học - công nghệ chủ yếu tập trung vào lĩnh vực sản xuất dân dụng (tivi, tủ lạnh, ôtô, đóng tàu chở dầu 1 triệu tấn,  cầu đường bộ dài 9,4 km…)

Nguyên nhân phát triển:

          -  Con người là vốn quý nhất, là nhân tố quyết định hàng đầu.

            - Vai trò lãnh đạo, quản lý của nhà nước Nhật có hiệu quả.

            - Các công ti Nhật năng động, có tiềm lực và sức cạnh tranh cao.

           - Áp dụng thành công những thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại để nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm.

           - Chi phí quốc phòng thấp nên có điều kiện tập trung đầu tư vốn cho kinh tế.

           - Tận dụng tốt yếu tố bên ngoài để phát triển (viện trợ Mỹ, chiến tranh Triều Tiên, Việt Nam…)

* Đối ngoại: Vẫn liên minh chặt chẽ với Mĩ. Năm 1956, bình thường hoá quan hệ với Liên Xô và gia nhập Liên hợp quốc.

III. NHẬT BẢN TỪ 1973 - 1991

* Kinh tế:

- Từ 1973, thường khủng hoảng và suy thoái ngắn.

- Nửa sau 1980, vươn lên trở thành siêu cường tài chính số một thế giới với dự trữ vàng và ngoại tệ gấp 3 lần Mỹ, gấp 1,5 lần CHLB Đức, trở thành chủ nợ lớn nhất thế giới.

* Đối ngoại: tăng cường quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội với các nước Đông Nam Á và tổ chức ASEAN.

IV. NHẬT BẢN TỪ 1991 - 2000

* Kinh tế: vẫn là một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới (năm 2000, GDP là gần 5000 tỷ USD)

* Khoa học kỹ thuật: phát triển ở trình độ cao. Năm 1992, phóng 49 vệ tinh nhân tạo, hợp tác với Mỹ, Nga trong các chương trình vũ trụ quốc tế.

* Văn hóa: là nước phát triển cao nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hóa của mình, kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại.

* Đối ngoại:

- Tiếp tục liên minh chặt chẽ với Mỹ.

- Cố gắng thực hiện chính sách đối ngoại tự chủ, coi trọng quan hệ với Tây Âu, các nước châu Á và Đông Nam Á.

          - Nỗ lực vươn lên thành một cường quốc chính trị để tương xứng với vị thế siêu cường kinh tế.

------------------
MỤC LỤC
-----------------
Bài 8.  NHẬT BẢN
Bài 9. QUAN HỆ QUỐC TẾ TRONG VÀ SAU THỜI KỲ “CHIẾN TRANH LẠNH”
BÀI 10. CÁCH MẠNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ XU THẾ TOÀN CẦU HÓA NỬA SAU THẾ KỶ XX
Bài 11. TỔNG KẾT LỊCH SỬ THẾ GIỚI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 2000
LỊCH SỬ VIỆT NAM (1919 - 2000)

YÊU SỬ VIỆT

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chủ đề

yeu-su-viet (359) lich-su-viet-nam-qua-cac-thoi-ky (156) su-viet-hom-nay (95) nha-nguyen (86) danh-nhan-su-viet (84) sach-lich-su (72) su-kien-su-viet (71) facebook (53) sach-su-hien-dai (49) chong-phap (46) nha-hau-le (45) chua-nguyen (38) nha-tran (36) tai-lieu-su-viet (35) bac-thuoc (33) nha-ly (32) nha-tay-son (30) vua-chua-su-viet (29) Danh mục sách lịch sử Việt Nam hay (25) dia-danh-su-viet (22) chua-trinh (21) phim-truyen (21) quang-trung (18) vo-tuong (18) cac-cuoc-noi-chien (16) Cách mạng Việt Nam (13) gia-long (13) nguyen-mong (13) phim-su-viet (13) le-dai-hanh (12) nha-dinh (12) cong-tac-vien (11) dinh-tien-hoang (11) nha-tien-le (11) dien-tich-su-viet (10) sach-luat (10) viet-su-kieu-hung (10) minh-mang (9) nguyen-anh (9) tay-son-that-ho-tuong (9) trinh-nguyen-phan-tranh (9) Chiến tranh thế giới thứ I (8) khoi-nghia-lam-son (8) nha-ho (8) tran-hung-dao (8) hung-vuong (7) ly-thuong-kiet (7) mien-trung (7) ngu-ho-tuong-gia-dinh (7) nha-mac (7) an-duong-vuong (6) chiem-thanh (6) hai-ba-trung (6) ho-quy-ly (6) le-thanh-tong (6) ly-thai-to (6) tieu-thuyet-lich-su (6) le-thai-to (5) mien-bac (5) mien-nam (5) nha-tien-ly (5) cong-giao (4) gac-ma-1988 (4) hai-chien-truong-sa (4) ho-chi-minh (4) le-quy-don (4) mac-dang-dung (4) nha-ngo (4) trung-vuong-she-kings (4) Alexandre-de-Rhodes (3) cham-pa (3) chien-tranh-bien-gioi (3) dai-nam (3) danh-tuong-su-viet (3) dao-duy-tu (3) hinh-anh-su-viet (3) hung-dao-vuong (3) huyen-tran-cong-chua (3) lịch sử việt nam qua các thời kỳ (3) nam-bac-trieu (3) vuong-quoc-co (3) xiem-la (3) chien-tranh-viet-xiem (2) dieu-tan (2) hùng vương (2) loa-thanh-ruc-lua (2) 17-2-1979 (1) Chế Thị Ngọc Hân (1) Cách mạng khoa học công nghệ (1) Cách mạng tháng 10 Nga (1) Lịch sử thế giới 1945 - 2000 (1) a-cha (1) am-che (1) binh-ngo-dai-chien (1) chiến tranh cục bộ (1) chua-tien (1) cong-chua-viet-nam (1) dai-viet-co-phong (1) hai-chien-hoang-sa (1) kieu-binh (1) mai-hac-de (1) y-van-hien (1) Đông Kinh Nghĩa Thục (1)