Cải cách quân sự, kinh tế, chính trị Đại Việt thời Nhà Mạc. - LỊCH SỬ VIỆT NAM - YÊU SỬ VIỆT - VIETNAMESE HISTORY - HISTORY OF VIETNAM

Cải cách quân sự, kinh tế, chính trị Đại Việt thời Nhà Mạc.

Share This
Cải cách quân sự, kinh tế, chính trị Đại Việt thời Nhà Mạc.
Công ty luật, luật sư uy tín, sách luật, văn phòng luật sư tphcm, hà nội, đà nẵng, uy tín, tranh chấp, di chúc thừa kế, nhà đất, thành lập doanh nghiệp, bảo vệ tại tòa án, lý lịch tư pháp, sách luật hay, thư viện trường học, ly hôn, phần mềm quản lý công ty luật, bình luận án lệ, COVID-19, luận văn, luận án


YEUSUVIET - Cho đến hiện nay, những đóng góp của nhà Mạc đã được giới sử học đánh giá nhìn nhận lại và đưa ra cái nhìn khách quan, công bằng về vương triều Mạc nói chung. Nhà Mạc tồn tại 65 năm ở Thăng Long – đó là một khoảng thời gian không dài trong lịch sử Việt Nam nhưng những cống hiến của nhà Mạc cho lịch sử dân tộc không phải nhỏ… 


Kinh tế Đại Việt thời Nhà Mạc

Về kinh tế, khác với thời hậu Lê, nhà Mạc áp dụng chính sách kinh tế cởi mở, điều đó tạo tiền đề cho kinh tế hàng hóa phát triển. Nhà sử học Lê Văn Lan cho biết: Ngoài một hệ thống chợ ở Bắc Bộ được hình thành thì Phố Hiến, trung tâm buôn bán lớn nhất chỉ đứng sau kinh thành Thăng Long lúc bấy giờ cũng bắt đầu phát triển.

Ngoài việc khuyến khích lập chợ, xây dựng hải cảng, mở xưởng đóng tàu thuyền, nhà Mạc đã có nhiều cải cách, ưu tiên cấp ruộng đất cho nông dân, binh lính; chú trọng khai khẩn ruộng đất, lập làng, đắp đê, làm đường giao thông, cầu cống, có chính sách cởi mở phát triển các ngành nghề thủ công, nghề gốm. Minh chứng rõ ràng nhất là gốm Chu Đậu thời kỳ này đã theo thuyền buồm sang Trung Quốc, Nhật Bản và các nước phương tây. Điều này, theo nhà sử học Lê Văn Lan, không chỉ thể hiện sự phát triển rực rỡ giao thương với nước ngoài mà còn thể hiện tư tưởng hướng biển của nhà Mạc.

Cũng chính nhờ kinh tế phát triển vượt bậc mà đời sống văn hóa xã hội của nước ta thời bấy giờ cũng phát triển rực rỡ. Dưới Vương triều Mạc, nhiều ngành nghệ thuật phát triển, một trong số đó phải kể đến nghệ thuật kiến trúc lâu đài và thành lũy. Hà Nội có sáu ngôi đình xây dựng dưới thời Mạc và tám ngôi đình khác được ghi chép trong văn bia, trong đó có hai ngôi đình kiến trúc còn khá nguyên vẹn, là đình Lỗ Hạnh (Bắc Giang) và đình Tây Đằng (Hà Nội).


Quân sự Đại Việt thời Nhà Mạc

Do tình hình đất nước luôn trong tình trạng chiến tranh, nhà Mạc rất chú trọng xây dựng lực lượng quân đội đủ mạnh để bảo vệ chính quyền.  Năm 1528 Mạc thái Tổ sai phò mã Lâm quốc công Nguyễn Quốc Hiền và một số đại thần trong triều sửa đổi lại binh chế. Nhà Mạc tổ chức lại các vệ và ty quân sự. Trong cả nước được chia ra 4 vệ, ngoài 2 vệ Cẩm Y và Kim Ngô có từ trước, lập thêm 2 vệ là Hưng Quốc và Chiêu Vũ. Bốn vệ này thống lĩnh toàn bộ quân đội thường trực ở kinh thành và các trấn.  Bốn vệ chủ lực quân đội nhà Mạc bao gồm:  

Binh lính Hải Dương thuộc vệ Hưng Quốc 
Binh lính Kinh Bắc thuộc vệ Kim Ngô 
Binh lính Sơn Tây thuộc vệ Cẩm Y 
Binh lính Sơn Nam thuộc vệ Chiêu Vũ

Trên thực tế, trong phần lớn thời gian tồn tại, nhà Mạc chỉ kiểm soát được khu vực từ Ninh Bình trở ra, do đó nhân sự trưng tập đưa vào quân đội chủ yếu là người dân vùng Bắc Bộ. Bên dưới các vệ, nhà Mạc còn phân bổ cho các Ty, mỗi Ty đặt một viên chỉ huy sứ, một viên chỉ huy đồng tri, một viên chỉ huy thiêm sự, 10 viên trung hiệu, 1100 viên trung sĩ, chia làm 22 viên túc trực.  

Sử sách để lại không còn nhiều tư liệu về việc tổ chức quân đội của nhà Mạc trong các chế độ trưng tập binh lính ở các địa phương, luyện tập, các binh chủng và vũ khí... Toàn bộ quân đội nhà Mạc lúc đông đảo nhất có 12 vạn quân. Bản thân các vua Mạc từng nhiều lần thân chinh ra trận. Ngoài Mạc Thái Tổ xuất thân là võ tướng dựng nghiệp, các vua sau như Mạc Thái Tông, Mạc Hiến Tông, Mạc tuyên Tông, Mạc Mậu Hợp cũng thường xuyên tự làm tướng cầm quân giao tranh với các lực lượng chống đối, chủ yếu là quân nhà Lê trung hưng. Điều này được xem là một nét đặc thù nổi bật về tổ chức quân sự của nhà Mạc.     

Chính sách  

Để cổ vũ lòng trung thành, khuyến khích tinh thần chiến đấu của quân sĩ, động viên các tướng hiệu tăng cường lực lượng, nhà Mạc có những ưu đãi cho lực lượng quân đội qua chế độ "lộc điền", hay còn gọi là “binh điền”. Khác với thời Lê sơ, lộc điền vốn chỉ dành cho quan lại, lộc điền thời Mạc ưu tiên cho binh sĩ. Chế độ này tuy ban hành từ năm 1528 thời Mạc Thái Tổ nhưng đến năm 1543 thời Mạc Hiến Tông mới thực hiện được. Lộc điền chủ yếu lấy từ nguồn ruộng công ở các làng xã và ruộng chùa. Với việc áp dụng biện pháp này, chính sách “ngụ binh ư nông” từ thời nhà Lý tồn tại 500 năm từ đó bị phá sản, các triều đại từ nhà Mạc về sau đều không còn áp dụng chính sách này.  

Nhà Mạc lấy phần ruộng công của làng xã ban cho quân sĩ, do đó ruộng của làng xã trở thành một thứ lương bổng. Theo chế độ lộc điền do Thiếu sư Mạc Ninh Bang đề xuất, quân sĩ được hưởng như sau:

Xã nào có nhiều ruộng công phải cấp cho viên Trung hiệu hạng nhất mỗi người 2 phần rưỡi, Trung sĩ hạng nhất mỗi người 2 phần; 
Xã nào ít ruộng thì cấp cho mỗi người một phần. 
Các cấp bậc dưới được phân chia giảm dần

Phần ruộng mang cấp không quá 2 mẫu. Số lượng binh lính nhà Mạc thời điểm cao nhất là 12 vạn, diện tích lộc điền khoảng vài chục vạn mẫu. Ruộng cấp cho binh sĩ thường thuộc loại “nhất đẳng điền”. Sau khi cấp cho quân sĩ xong, số ruộng còn lại mới chia đều cho các đinh trong xã. Tuy được hưởng chính sách đãi ngộ như vậy nhưng phần binh lính được hưởng vẫn đóng khung trong khuôn khổ “khẩu phần” ruộng công từng làng. Chính sách này đã giúp nhà Mạc tạo nên một đội ngũ quân sĩ khá đông đảo và trung thành để bảo vệ quyền lợi triều đình.     

Hoạt động  

Trong 65 năm tồn tại, nhà Mạc chủ yếu phải đối phó với các lực lượng chống đối trong nước cả phía bắc (như chúa Bầu) và phía nam (Lê Ý, nhà Lê trung hưng), do đó hoạt động quân sự nhà Mạc chủ yếu là cuộc nội chiến chống các lực lượng này.  Năm 1540, trước nguy cơ về chiến tranh với nhà Minh  (do sự cầu viện của nhà Lê trung hưng), Mạc Thái Tổ chủ động dùng biện pháp giảng hòa để giữ yên biên giới phía bắc. Với các nước Ai Lao, Chiêm Thành nhà Mạc cũng không xảy ra xung đột. Ai Lao từng giúp nhà Lê trung hưng trong thời kỳ đầu nhưng không trực tiếp có hoạt động quân sự chống nhà Mạc.

Tổ chức Nhà nước Đại Việt thời Nhà Mạc

Về tổ chức bộ máy nhà nước ở triều đình, chắc chắn nhà Mạc vẫn phải tuân theo pháp độ của nhà Lê, chỉ có cơ cấu quan chức làm việc trong chính quyền nhà nước là có thay đổi đôi chút, vì ngoài số ít quí tộc dòng họ Mạc mới lên (nhà Mạc xuất thân từ tầng lớp bình dân) thì số trí thức cũ của nhà Lê theo nhà Mạc không nhiều, nên nhà Mạc phải mở nhiều khoa thi để tranh giành kẻ sĩ với nhà Lê và để có thêm nhân sĩ mới vào giúp việc triều đình.  Theo tổ chức bộ máy chính quyền nhà nước thời Lê thì ở triều đình trung ương trên cùng là vua, dưới vua không có chức tể tướng như các triều Lý, Trần mà vua Lê Thánh Tông đã bãi bỏ chức này từ năm 1471. Dưới vua là sáu bộ. Sáu bộ này được đặt đầy đủ từ thời Lê Nghi Dân (năm 1460). 

Cùng với sáu bộ có sáu khoa, gồm: Trung thư khoa, Hải khoa, Đông khoa, Tây khoa, Nam khoa và Bắc khoa. Năm 1465, Lê Thánh Tông đổi sáu bộ làm sáu viện và đổi tên các khoa cho phù hợp với với tên các viện, lần lượt là: Lại khoa, Hộ khoa, Lễ khoa, Binh khoa, Hình khoa và Công khoa. Năm sau (1466), sáu viện lại được đổi trở lại thành sáu bộ và đặt thêm sáu tự là Đại lý tự, Thái thường tư, Quang lộc tự, Thái bộc tự, Hồng lô tự và Thượng bảo tự. Cùng với sáu bộ, sáu khoa, sáu tự còn có các cơ quan giúp việc nhà vua như Ngự sử đài, Hàn lâm viện, Đông các… 

Từ trước khi vua Lê Thánh Tông ban bố “Hiệu định quan chế” (năm 1471) thì ở trên hai ban văn võ trong triều còn có một số trọng chức như: Bình chương tướng quốc và các chức trong hàng Tam thái (Thái sư, Thái phó, Thái bảo), Tam thiếu (Thiếu sư, Thiếu phó, Thiếu bảo). Nhưng khi nhà Mạc lên, mọi việc tuân theo pháp độ của nhà Lê thì chắc là theo pháp độ của thời Lê Thánh Tông nên chức quan tương đương với chức Tể tướng thì không còn mà chỉ còn các chức trong hàng Tam thái. 

Theo danh sách thăng trật và ban tước của nhà Mạc vào tháng 2 năm 1428 thì những chức trong hàng Tam thái gồm có Nguyễn quốc Hiền làm Thái bảo Lâm quốc công, Mạc Quốc Trinh làm Thái sư, Lâm quốc công và một loạt người giữ chức Thiếu bảo như Nguyễn Thì Ung, Trần Phỉ, Khuất Quỳnh Cửu, Nguyễn Bỉnh Đức, Phạm Gia Mô, Phan Đình Tá, Nguyễn Văn Thái, Nguyễn Mậu, Hà Cảnh Đạo, Mạc Ích Trưng, Nguyễn Tuệ, Nguyễn Địch, Phạm Chính Nghị, Nguyễn Chuyên Mỹ, Nguyễn Độ, Lê Quang Bí, Nguyễn Điển Kính, Nguyễn Hậu Liêm…  

Như vậy, tổ chức bộ máy chính quyền nhà nước ở trung ương vào thời Mạc trên cùng cũng là vua và dưới vua là các chức quan trong hàng Tam thái rồi đến sáu bộ, bên cạnh sáu bộ có sáu khoa và sáu tự. Sáu bộ có nhiệm vụ chia nhau trông coi và thừa hành mọi công việc trong nước. Sáu khoa kiểm soát việc làm của sáu bộ. Còn sáu tự đặt ra là để trông coi những công việc phụ không thuộc quyền hạn của sáu bộ. Ngoài ra còn có các cơ quan giúp việc nhà vua như Ngự sử đài, Hàn Lâm viện, Đông các…

Tổ chức chính quyền các cấp ở địa phương thời Mạc về cơ bản cũng vẫn giữ nguyên như thời Lê sơ. Vào năm 1541 (sau 14 năm nhà Mạc lên nắm quyền), lúc vua Minh phong Mạc Đăng Dung làm An Nam Đô thống sứ ty Đô thống sứ, có lưu ý tới đất 13 lộ được chiếu theo tên đất cũ.

Vào thời Mạc, đất 13 lộ được chiếu theo tên cũ mà sách Đại việt sử ký toàn thư ghi ở trên chắc là tên của 13 đạo Thừa tuyên vừa được đặt từ thời Lê Thánh Tông, vì từ thời Lê Thánh Tông không còn đơn vị lộ nữa, nhà Mạc giữ nguyên những đơn vị hành chính của thời Lê chắc là giữ theo tên các đạo Thừa tuyên của thời Lê Thánh Tông chứ không thể theo tên đạo của đầu thời Lê trước kia được. Tư liệu trên bia thời Mạc cũng cho biết điều này. 

Ví dụ: Bia chùa Bảo quang, xã Thượng Trưng, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc tên chữ là Trùng tu Bảo quang tự bi ki dựng vào tháng tư, năm Đoan Thái 2 (1587) có ghi người soạn văn bia là Lê Hạng, tiến sĩ khoa Mậu Tuất (1438) giữ chức Gia hạnh đại phu, Tán trị Thừa tuyên sứ ty, Thừa tuyên sứ. Hoặc bia đình xã Lam Cẩu, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương tên chữ là Nghênh phúc bi ký dựng năm Hưng Trị 4 (1591) có ghi tên quan viên cúng ruộng làm cầu đình là Nguyễn Văn Cự, tiến sĩ khoa Đinh Sửu (1577) chức Gia hạnh đại phu, Thừa tuyên sứ Thừa tuyên sứ ty đạo Kinh Bắc.

Quỳnh Nga

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chủ đề

yeu-su-viet (359) lich-su-viet-nam-qua-cac-thoi-ky (156) su-viet-hom-nay (95) nha-nguyen (86) danh-nhan-su-viet (84) sach-lich-su (72) su-kien-su-viet (71) facebook (53) sach-su-hien-dai (49) chong-phap (46) nha-hau-le (45) chua-nguyen (38) nha-tran (36) tai-lieu-su-viet (35) bac-thuoc (33) nha-ly (32) nha-tay-son (30) vua-chua-su-viet (29) Danh mục sách lịch sử Việt Nam hay (25) dia-danh-su-viet (22) chua-trinh (21) phim-truyen (21) quang-trung (18) vo-tuong (18) cac-cuoc-noi-chien (16) Cách mạng Việt Nam (13) gia-long (13) nguyen-mong (13) phim-su-viet (13) nha-dinh (12) cong-tac-vien (11) dinh-tien-hoang (11) le-dai-hanh (11) nha-tien-le (11) dien-tich-su-viet (10) sach-luat (10) viet-su-kieu-hung (10) minh-mang (9) nguyen-anh (9) tay-son-that-ho-tuong (9) trinh-nguyen-phan-tranh (9) Chiến tranh thế giới thứ I (8) khoi-nghia-lam-son (8) nha-ho (8) tran-hung-dao (8) hung-vuong (7) ly-thuong-kiet (7) mien-trung (7) ngu-ho-tuong-gia-dinh (7) nha-mac (7) an-duong-vuong (6) chiem-thanh (6) hai-ba-trung (6) ho-quy-ly (6) le-thanh-tong (6) ly-thai-to (6) tieu-thuyet-lich-su (6) le-thai-to (5) mien-bac (5) mien-nam (5) nha-tien-ly (5) cong-giao (4) gac-ma-1988 (4) hai-chien-truong-sa (4) ho-chi-minh (4) le-quy-don (4) mac-dang-dung (4) nha-ngo (4) trung-vuong-she-kings (4) Alexandre-de-Rhodes (3) cham-pa (3) chien-tranh-bien-gioi (3) dai-nam (3) danh-tuong-su-viet (3) dao-duy-tu (3) hinh-anh-su-viet (3) hung-dao-vuong (3) huyen-tran-cong-chua (3) lịch sử việt nam qua các thời kỳ (3) nam-bac-trieu (3) vuong-quoc-co (3) xiem-la (3) chien-tranh-viet-xiem (2) dieu-tan (2) hùng vương (2) loa-thanh-ruc-lua (2) 17-2-1979 (1) Chế Thị Ngọc Hân (1) Cách mạng khoa học công nghệ (1) Cách mạng tháng 10 Nga (1) Lịch sử thế giới 1945 - 2000 (1) a-cha (1) am-che (1) binh-ngo-dai-chien (1) chiến tranh cục bộ (1) chua-tien (1) cong-chua-viet-nam (1) dai-viet-co-phong (1) hai-chien-hoang-sa (1) kieu-binh (1) mai-hac-de (1) y-van-hien (1) Đông Kinh Nghĩa Thục (1)