Đại Việt những năm tháng điêu tàn - Bi ai Họ Trần - LỊCH SỬ VIỆT NAM - YÊU SỬ VIỆT - VIETNAMESE HISTORY - HISTORY OF VIETNAM

Đại Việt những năm tháng điêu tàn - Bi ai Họ Trần

Share This
lịch sử việt nam, yêu sử việt, đại việt suy tàn, nhà trần, trần hưng đạo, trần dụ tông
YEUSUVIET.COM - Trong lịch sử Việt Nam, vai trò và số phận của triều đại Nhà Trần có lẽ là triều đại oai hùng nhưng cũng bi đát nhất. Dòng họ Trần đã bắt đầu cơ nghiệp của mình bằng công cuộc khuông phò Họ Lý trong thời kỳ suy tàn của Nhà Lý. Đã đạt đến đỉnh điểm của cuộc Vệ quốc thần thánh ba lần đánh tan ý chí xâm lược Đại Việt của quân đội Mông - Nguyên hùng mạnh nhất thế giới lúc bấy giờ. Nhưng cũng như những triều đại trước và sau này khi bước vào thời kỳ suy tàn - thậm chí thời kỳ suy tàn của Đại Việt dưới sự cai trị của họ Trần còn bi hùng, bi ai hơn hết. Khi đã đạt đến những đỉnh cao của hưng thịnh và hùng mạnh, Đại Việt của Nhà Trần cũng bắt đầu bước vào những năm tháng suy tàn của mình, khởi đầu là những tranh chấp quyền lực trong nội bộ vương triều và tiếp đến sự tha hóa của người đứng đầu - Hoàng đế Trần Dụ Tông từ năm 1358.

Bài liên quan

Nhắc đến triều đại Nhà Trần, chúng ta sẽ liên tưởng ngay đến chiến công vĩ đại ba lần đánh tan giặc Nguyên - Mông, giữ yên bờ cõi Đại Việt suốt 175 năm cai trị (1225 - 1400) và sự xuất hiện của vị Đại Anh hùng uy hiển đầu tiên của Sử Việt: Đức thánh Trần Hưng Đạo, hay tên tục được gọi là Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Cùng với đó, trên phương diện quân sự, chính trị và kinh tế, các vị Hoàng đế Nhà Trần đã tiếp nối sứ mệnh xây dựng một Đại Việt thịnh trị từ thời Nhà Lý: sức mạnh của chính quyền trung ương tiếp tục được củng cố, đời sống nhân dân được chăm lo, ổn định, sung túc trong những năm tháng yên bình và lãnh thổ tiếp tục hành trình mở rộng về phương Nam thông qua việc khai hoang cùng những cuộc hôn nhân chính trị. Có thể khẳng định sự đóng góp to lớn của Họ Trần cho dòng lịch sử dân tộc là những điều quan trọng, lớn lao và phải được ghi nhận, biết ơn sâu sắc của con cháu về sau.

Nhưng, và cũng giống như Họ Lý, Họ Trần đưa Đại Việt bước vào thời kỳ suy tàn khi trong đỉnh cao quyền lực bắt đầu xuất hiện những âm mưu tranh giành quyền lực trong dòng họ. Khi Trần Minh Tông đang là Hoàng đế, khi sắp chọn người kế vị, bắt đầu có những phe cánh muốn vua chọn Thái tử của phe mình. Kết cục của cuộc tranh giành ngôi Thái tử và khởi đầu cho sự suy vong của triều đại Nhà Trần, là cái chết ai oán của Huệ Vũ vương Trần Quốc Chẩn (con của Hoàng đế Trần Nhân Tông) khi ông bị bỏ đói cho đến chết tại chùa Tư Phúc ở kinh sư, lúc đó ông 47 tuổi. Có thể nói rằng, quyền lực là bệ đỡ vững chắc cho ý chí xây dựng sự hùng mạnh của một quốc gia, nhưng cũng chính quyền lực là khởi nguồn cho sự suy vọng của một Dòng Họ và dấu hiệu đầu tiên, chính là cái chết oan của những vị trung thần như Trần Quốc Chẩn.

Năm 1329, khi mới 10 tuổi, Thái tử Vượng lên ngôi vua, tức Trần Hiến Tông - người không được Quốc Chẩn ủng hộ, nhưng đến năm 1341 đột ngột qua đời khi mới 22 tuổi. Trần Dụ Tông lên ngôi Hoàng đế Đại Việt cùng năm 1341 và đến khi Thượng hoàng Trần Minh Tông qua đời năm 1357, Đại Việt dưới sự cai trị của Trần Dụ Tông nhanh chóng đi vào chết xe đổ điều tàn và suy vong của Nhà Lý.

Cũng giống Lý Cao Tông Nhà Lý, Trần Dụ Tông kể từ khi cha mình qua đời, đã nhanh chóng bước vào con đường ăn chơi hưởng lạc, bỏ bê triều chính và cho xây cất nhiều cung điện, đền đài nguy nga làm cho đời sống nhân dân thống khổ, đói rét, lầm than. Như một mẫu số chúng, Dụ Tông cho phép những kẻ nhiều tiền được mua bán quan tước thông qua việc phát kho thóc lúa của họ cho người dân trong những dịp đói rét. Điều này trái ngược hoàn toàn với những cách xử sự trước đây của Thái sư Trần Thủ Độ hay Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn khi ban thưởng cho những người giàu có đã giúp sức triều đình. Sự khác biệt đó đã nhanh chóng khiến Nhà Trần suy vong hơn, khi chính quyền đã không còn được xây dựng bằng những con người tài trí mà bằng những kẻ hám lợi và hám danh.



Năm 1369, Trần Dụ Tông qua đời mà không có con nối dõi, ông lập người cháu là Trần Nhật Lễ nối ngôi. Nhưng kỳ thực, Nhật Lễ họ Dương, con của người kép hát nhưng vua không nghe theo thời tấu bày của đình thần, vẫn quyết lập Nhật Lễ lên ngôi. Đến khi sự việc vỡ lẽ, Nhật Lễ đã lên ngôi vua, liền giết chính Hiến Từ hoàng thái hậu - người đã chủ ý lập Lễ lên ngôi vua, Thái tể Trần Nguyên Trác và hai con trai của Thiên Ninh công chúa. Triều chính Nhà Trần và thiên hạ Đại Việt rối loạn lần thứ nhất.

Lần thứ hai, là sau khi dẹp xong loạn Dương Nhật Lễ vào năm 1370, Trần Phủ lên ngôi vua, Sử Việt gọi là Trần Nghệ Tông. Như một sự kiện "độc nhất vô nhị" trong Sử Việt, triều đại Nhà Trần dưới sự cai trị thực quyền của Thượng hoàng Trần Nghệ Tông đã chứng kiến sự u mê, tin dùng dùng Hoàng đế dành cho một người anh em họ mà không phải một người đàn bà nhũng loạn triều chính. Lê Qúy Ly với công sức phò tá Nghệ Tông dẹp loạn Dương Nhật Lễ, đã được vua hết mực tin dùng, nghe theo và giết lầm chính con ruột mình cùng những trung thần hết mực trung thành với Họ Trần. Khi Lê Qúy Ly đến đỉnh cao thao túng quyền lực, cũng là lúc Trần Nghệ Tông nhận ra sai lầm không thể cứu vãn và cũng là lúc gần đất xa trời. Kết quả là một phần của lịch sử.

Nhưng đau xót hơn, trong những năm tháng suy vong của mình, những người con mang dòng máu Họ Trần đã tiếp tục kiên cường cùng dân tộc kháng chiến chống sự đô hộ của Nhà Minh khi cuộc kháng chiến chống Minh của Nhà Hồ thất bại. Nhưng cũng phải nói, nếu không có sự giúp sức mù quáng của một bộ phận những người Họ Trần lầm tin vào mưu đồ "Phù Trần, diệt Hồ" trong việc dẫn đường cho người Hán xâm lược Đại Việt, dân tộc chúng ta sẽ không phải bị đẩy vào cơn ác mộng Bắc thuộc lần thứ 4. Những cố gắng sửa sai của thời kỳ Hậu Trần đã không đủ sức lật lại bàn cờ đã đi sai quá nhiều nước của những cá nhân tranh chấp quyền lực của Họ Trần cuối thế kỷ 14. Những cái chết kiêu hùng của Trùng Quang đế, Đặng Dung, Nguyễn Cảnh Dị trên đường bị giải về Nam Kinh cuối cùng cũng chỉ là tiếng kêu ai oán đanh thép cuối cùng của thời kỳ Đông A rực rỡ... xa xăm, đau thương và tang tóc.

Cũng giống về con đường tất yếu dẫn đến suy vong của Nhà Lý bằng việc tranh chấp quyền lực, mua bán quan tước và khiến đời sống người dân lầm than, Nhà Trần đã phải đón nhận kết cục suy vong thêm cả sự bi hùng. Đáng tiếc nhất là một triều đại oai hùng như Nhà Trần lại phải kết thúc, chấm dứt trong cái nhìn uất hận những người Hán giày xéo non sông, con đỏ Đại Việt. Nhưng dù sao đi nữa, những cống hiến và đóng góp của Họ Trần đã kịp để lại những dấu ấn sâu sắc và đầy lòng tự hào cho lịch sử dân tộc. Bài học về sự suy vong của triều đại Nhà Trần chính là bài học lớn nhất trong lịch sử Việt Nam về tranh chấp quyền lực giữa những người cầm quyền và sự tin tưởng mù quáng vào người Hán ở phương Bắc để cuối cùng mang đến tang thương, chết chóc cho con dân nước Việt. Sự huy hoàng của chiến thắng Nguyên - Mông rực rỡ bao nhiêu thì sự cay đăng của kết cục Họ Trần lại càng bi thương bấy nhiêu...

Nhưng may là lúc đó, dân tộc và Sử Việt vẫn còn Họ Lê... Một dòng họ sẽ tiếp tục cai trị Đại Việt vào những năm tháng tiếp theo sau cuộc kháng chiến 10 năm đánh đuổi giặc Ngô...

(còn tiếp)

YÊU SỬ VIỆT

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chủ đề

yeu-su-viet (370) lich-su-viet-nam-qua-cac-thoi-ky (162) su-viet-hom-nay (101) nha-nguyen (86) danh-nhan-su-viet (85) su-kien-su-viet (77) sach-lich-su (73) facebook (53) sach-su-hien-dai (51) chong-phap (47) nha-hau-le (45) chua-nguyen (38) nha-tran (36) tai-lieu-su-viet (35) bac-thuoc (33) nha-ly (32) nha-tay-son (30) vua-chua-su-viet (30) Danh mục sách lịch sử Việt Nam hay (28) dia-danh-su-viet (23) chua-trinh (21) phim-truyen (21) quang-trung (18) vo-tuong (18) cac-cuoc-noi-chien (16) Cách mạng Việt Nam (13) gia-long (13) nguyen-mong (13) phim-su-viet (13) le-dai-hanh (12) nha-dinh (12) cong-tac-vien (11) dinh-tien-hoang (11) nha-tien-le (11) dien-tich-su-viet (10) sach-luat (10) viet-su-kieu-hung (10) minh-mang (9) nguyen-anh (9) tay-son-that-ho-tuong (9) trinh-nguyen-phan-tranh (9) Chiến tranh thế giới thứ I (8) khoi-nghia-lam-son (8) nha-ho (8) tran-hung-dao (8) hung-vuong (7) ly-thuong-kiet (7) mien-trung (7) ngu-ho-tuong-gia-dinh (7) nha-mac (7) an-duong-vuong (6) chiem-thanh (6) hai-ba-trung (6) ho-quy-ly (6) le-thanh-tong (6) ly-thai-to (6) tieu-thuyet-lich-su (6) cong-giao (5) ho-chi-minh (5) le-thai-to (5) mien-bac (5) mien-nam (5) nha-tien-ly (5) gac-ma-1988 (4) hai-chien-truong-sa (4) le-quy-don (4) mac-dang-dung (4) nha-ngo (4) trung-vuong-she-kings (4) Alexandre-de-Rhodes (3) cham-pa (3) chien-tranh-bien-gioi (3) dai-nam (3) danh-tuong-su-viet (3) dao-duy-tu (3) hinh-anh-su-viet (3) hung-dao-vuong (3) huyen-tran-cong-chua (3) lịch sử việt nam qua các thời kỳ (3) nam-bac-trieu (3) vuong-quoc-co (3) xiem-la (3) chien-tranh-viet-xiem (2) dieu-tan (2) hùng vương (2) loa-thanh-ruc-lua (2) 17-2-1979 (1) Chế Thị Ngọc Hân (1) Cách mạng khoa học công nghệ (1) Cách mạng tháng 10 Nga (1) Lịch sử thế giới 1945 - 2000 (1) a-cha (1) am-che (1) binh-ngo-dai-chien (1) chiến tranh cục bộ (1) chua-tien (1) cong-chua-viet-nam (1) dai-viet-co-phong (1) hai-chien-hoang-sa (1) kieu-binh (1) mai-hac-de (1) y-van-hien (1) Đông Kinh Nghĩa Thục (1)