14/3/1988 - 14/3/2020 - 32 năm ngày Trung Quốc xâm chiếm Gạc Ma của Việt Nam - LỊCH SỬ VIỆT NAM - YÊU SỬ VIỆT - VIETNAMESE HISTORY - HISTORY OF VIETNAM

14/3/1988 - 14/3/2020 - 32 năm ngày Trung Quốc xâm chiếm Gạc Ma của Việt Nam

Share This
yêu sử việt, lịch sử việt nam, thảm sát gạc ma 1988, quần đảo trường sa, quần đảo hoàng sa
YEUSUVIET.COM - Kết thúc cuộc Chiến tranh Biên giới Việt - Trung vào đầu năm 1979, Trung Quốc chưa bao giờ từ bỏ dã tâm xâm lược lãnh thổ Việt Nam. Mặc dù đã rút quân từ tháng 3 năm 1979, nhưng cuộc chiến chống Trung Quốc xâm lược của quân đội Việt Nam và nhân dân các tỉnh phía Bắc vẫn tiếp tục và vô cùng ác liệt. Đến ngày 14/3/1988, giữa lúc Việt Nam đang thực hiện nghĩa vụ quốc tế giúp nước bạn Campuchia khỏi họa diệt chủng, Trung Quốc không những dùng sức ép ngoại giao lên các quốc gia khác để làm sai lệch tinh thần Việt Nam tại Campuchia mà còn trực tiếp cuộc thảm sát 64 chiến sĩ hải quân Việt Nam tại Gạc Ma, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Hành động đó của Trung Quốc là một hành động xâm lược và thảm sát.
Chữ Thập, Châu Ven, Ga Ven và Tư Nghĩa là những rạn san hô thuộc quần đảo Trường sa của Việt Nam mà Trung Quốc đã xâm chiếm từ trước đây do "thừa nước đục thả câu". Đến năm 1988, khoảng cuối tháng 2, đầu tháng 3 Trung Quốc bắt đầu tăng cường lực lượng tại khu vực Trường Sa và theo nhận định của hải quân Việt Nam, mục tiêu của Trung Quốc chính là ba bãi đá Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao. Trong đó, đá Gạc Ma giữ vị trí then chốt và hiểm yếu, trấn giữ đường vận tải tiếp tế của hải quân cho các căn cứ ở Trường Sa. Mặc dù vậy, Trung Quốc vẫn quyết tâm xâm chiến các bãi đá của Việt Nam bằng cách đã tăng cường 1 tàu khu trục tên lửa, 7 tàu hộ vệ tên lửa, 2 tàu hộ vệ pháo, 2 tàu đổ bộ, 3 tàu vận tải hỗ trợ LSM, tàu đo đạc, tàu kéo và 1 pông tông lớn. Cuộc xâm lược Gạc Ma thuộc chủ quyền Việt Nam của Trung Quốc chỉ còn là vấn đề thời gian.

Ngược lại thời điểm trước khi Việt Nam thống nhất vào ngày 30/4/1975, tình báo quân đội Việt Nam đã nắm được kế hoạch của hải quân Trung Quốc về âm mưu xâm lược tiếp quần đảo Trường Sa sau khi đã xâm lược toàn bộ quần đảo Hoàng Sa từ tay Việt Nam Cộng Hòa. Nắm bắt được dã tâm đó, trong tháng 4, khoảng từ ngày 9 đến 29/4, giữa lúc chiến sự trên bộ đang đi đến hồi kết, hải quân Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nhanh chóng chiếm trọn các đảo đang do hải quân Việt Nam Cộng Hòa chiếm giữ tại Trường Sa, qua đó đập tan âm mưu xâm lược toàn bộ quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam của Trung Quốc. Đây là một bước đi chiến lược và cô cùng quan trọng, có ý nghĩa hết sức to lớn cho sự tồn tại và lớn mạnh của nước Việt Nam thống nhất sau này cũng như là một đóng góp của hải quân Việt Nam cho sự ổn định ở một trong những vị trí quan trọng nhất của bản đồ hải hành toàn cầu. Nhưng như trên đã viết, Trung Quốc chưa bao giờ từ bỏ dã tâm xâm chiếm Trường Sa của Việt Nam.

Trước sự hung hăng và dã tâm xâm lược quần đảo Trường Sa đã lộ rõ của Trung Quốc, hải quân Việt Nam được lệnh bắt đầu thực hiện Chiến dịch CQ-88 (Chủ quyền 88) nhằm bảo vệ phần đất ruột thịt của Tổ quốc Việt giữa Biển Đông.

19g ngày 11/3/1988, tàu HQ-604 rời quân cảng Cam Ranh, với hai nhiệm vụ: trực tiến bãi đá Gạc Ma để bảo vệ chủ quyền Việt Nam và đưa mệnh lệnh của Bộ tư lệnh cho tàu HQ-505 trực tiến ngay đến bãi đá Cô Lin, phối hợp cùng bảo vệ chủ quyền Việt Nam tại Gạc Ma và Cô Lin.

Từ ngày 12/3/1988 đến 5 giờ sáng ngày 14/3/1988, say 29 tiếng hành quân, tàu hải quân HQ-605 hoàn thành nhiệm vụ cắm cờ chủ quyền Việt Nam tại đá san hô Len Đao.

16 giờ 20 ngày 13/3/1988,tàu hải quân HQ-604 đã tiến đến Gạc Ma và thả neo cách bãi đá 100m. 30 phút sau, tàu hộ vệ tên lửa 502 của Trung Quốc tiến đến, dần dần áp sát tàu HQ-604, hai bên bắt đầu phát loa yêu cầu bên còn lại rời khải đá Gạc Ma. Trung Quốc ngày càng hung hãn hơn và liên tiếp điều động các tàu chạy quanh đá Gạc Ma để khiêu khích. Tình hình trở nên vô cùng căng thẳng, nhưng HQ-604 vẫn đứng vững trước phần máu thịt của Tổ quốc và sẵn sàng đợi lệnh của Bộ tư lệnh.

21g ngày 13/3/1988, Bộ tư lệnh hải quân ra chỉ thị cho trung tá Trần Đức Thông (Phó lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 146), Vũ Huy Lễ (thuyền trưởng tàu HQ-505), Vũ Phi Trừ (thuyền trưởng tàu HQ-604) chỉ huy hải quân quyết bảo vệ Gạc Ma và Cô Lin. Tiếp đến, lực lượng công binh chuyển đá lên tàu cùng cắm cờ chủ quyền Việt Nam và phân chia lực lượng bảo vệ đá.

Sáng ngày 14/3/1988, cuộc xâm lược và thảm sát của quân đội Trung Quốc bắt đầu. Về tương quan lực lượng, Trung Quốc tham chiến với 3 tàu khu trục chuyên tác chiến với tầm bắn 20km, còn phía Việt Nam chỉ có 3 tàu vận tải không vũ trang hoặc vũ trang cá nhân như AK-47, B41.

2 giờ sáng ngày 14/3, lực lượng công binh xuống đảo Gạc Ma xây dựng công trình. Đến 5 giờ sáng, các chiến sĩ Nguyễn Mậu Phong, Trần Văn Phương, Lê Hữu Thảo, Hoàng Văn Trúc, Đậu Xuân Tư đổ bộ xuống đảo mang theo súng cá nhân để bảo vệ cột chủ quyền. Đồng thời, trên tàu HQ-604, các chiến sĩ được lệnh sẵn sàng chiến đấu nếu Trung QUốc nổ súng trước.

6 giờ sáng ngày 14/3, Trung Quốc áp sát HQ-604, yêu cầu dừng hoạt động tại Gạc Ma, nhưng các chiến sĩ công binh trên đảo, xuống vận tải vật liệu và lực lượng trên tàu vẫn thực hiện nhiệm vụ. Trước sự kiên trì của hải quân Việt Nam và lực lượng công binh, Trung Quốc bắt đầu hung hãn hơn. Lực lượng Trung Quốc bắt đầu đổ bộ lên đá Gạc Ma, sếp thành vòng cung áp sát lực lượng công binh Việt Nam đang làm nhiệm vụ. Hai bên giằng co một lúc, thì Trung Quốc bắt đầu dùng súng và bắn chết thiếu úy Trần Văn Phương, hạ sĩ Nguyễn Văn Lanh, nhưng công binh Việt Nam quyết không rời đi khiến lính Trung Quốc quay lại tàu. Hai chiến hạm 502, 513 của Trung Quốc lập tức khai hỏa, giết chết toàn bộ các chiến sĩ Việt Nam trên đá Gạc Ma. Tàu HQ-604 kiên cường chống trả nhưng chỉ là tàu vận tải, cuối cùng chìm dần xuống biển kéo theo sự hy sinh anh hùng của trung tá Trần Đức Thông và đại úy Vũ Phi Trừ cùng các chiến sĩ trên tàu.

Trong khi đó, chiến sự tại Cô Lin và Len Đao cũng căng thẳng vô cùng, rất nhiều chiến sĩ Việt Nam đã ngã xuống trước loạt đạn pháo thảm sát của Trung Quốc, nhưng hai bãi đá vẫn được giữ vững, còn Gạc Ma thì rơi vào tay Trung Quốc cho đến nay.

Kết thúc Chiến dịch CQ-88, Việt Nam giữ được 11 đảo chìm, bảo vệ thành công Cô Lin và Len Đao. 

Còn tại Gạc Ma, 64 người chiến sĩ kiên cường của dòng máu Lạc Hồng đã hy sinh, trong đó, 56 vị đã mãi mãi nằm lại dưới lòng biển của Tổ quốc và là biểu tượng kiên cường, bất khuất cho tinh thần Việt Nam chưa bao giờ đầu hàng Trung Hoa.

Xin cảm ơn các Vị - những chiến sĩ đã kiên cường chống lại giấc mộng Trung Hoa, và sự ngã xuống của các Vị sẽ làm cho biển đảo quê hương, đất liền quê hương luôn luôn được giữ vững và Tổ quốc sẽ mãi mãi trường tồn!

YÊU SỬ VIỆT

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chủ đề

yeu-su-viet (358) lich-su-viet-nam-qua-cac-thoi-ky (155) su-viet-hom-nay (95) nha-nguyen (86) danh-nhan-su-viet (84) sach-lich-su (71) su-kien-su-viet (71) facebook (53) sach-su-hien-dai (48) chong-phap (46) nha-hau-le (45) chua-nguyen (38) nha-tran (36) tai-lieu-su-viet (35) bac-thuoc (33) nha-ly (32) nha-tay-son (30) vua-chua-su-viet (29) Danh mục sách lịch sử Việt Nam hay (25) dia-danh-su-viet (22) chua-trinh (21) phim-truyen (21) quang-trung (18) vo-tuong (18) cac-cuoc-noi-chien (16) Cách mạng Việt Nam (13) gia-long (13) nguyen-mong (13) phim-su-viet (13) nha-dinh (12) cong-tac-vien (11) dinh-tien-hoang (11) le-dai-hanh (11) nha-tien-le (11) dien-tich-su-viet (10) sach-luat (10) viet-su-kieu-hung (10) minh-mang (9) nguyen-anh (9) tay-son-that-ho-tuong (9) trinh-nguyen-phan-tranh (9) Chiến tranh thế giới thứ I (8) khoi-nghia-lam-son (8) nha-ho (8) tran-hung-dao (8) ly-thuong-kiet (7) mien-trung (7) ngu-ho-tuong-gia-dinh (7) nha-mac (7) an-duong-vuong (6) chiem-thanh (6) hai-ba-trung (6) ho-quy-ly (6) hung-vuong (6) le-thanh-tong (6) ly-thai-to (6) tieu-thuyet-lich-su (6) le-thai-to (5) mien-bac (5) mien-nam (5) nha-tien-ly (5) cong-giao (4) gac-ma-1988 (4) hai-chien-truong-sa (4) ho-chi-minh (4) le-quy-don (4) mac-dang-dung (4) nha-ngo (4) trung-vuong-she-kings (4) Alexandre-de-Rhodes (3) cham-pa (3) chien-tranh-bien-gioi (3) dai-nam (3) danh-tuong-su-viet (3) dao-duy-tu (3) hinh-anh-su-viet (3) hung-dao-vuong (3) huyen-tran-cong-chua (3) lịch sử việt nam qua các thời kỳ (3) nam-bac-trieu (3) vuong-quoc-co (3) xiem-la (3) chien-tranh-viet-xiem (2) dieu-tan (2) loa-thanh-ruc-lua (2) 17-2-1979 (1) Chế Thị Ngọc Hân (1) Cách mạng khoa học công nghệ (1) Cách mạng tháng 10 Nga (1) Lịch sử thế giới 1945 - 2000 (1) a-cha (1) am-che (1) binh-ngo-dai-chien (1) chiến tranh cục bộ (1) chua-tien (1) cong-chua-viet-nam (1) dai-viet-co-phong (1) hai-chien-hoang-sa (1) hùng vương (1) kieu-binh (1) mai-hac-de (1) y-van-hien (1) Đông Kinh Nghĩa Thục (1)