Lý Thánh Tông - Đại Việt "Trăm năm thịnh thế" - LỊCH SỬ VIỆT NAM - YÊU SỬ VIỆT - VIETNAMESE HISTORY - HISTORY OF VIETNAM

Lý Thánh Tông - Đại Việt "Trăm năm thịnh thế"

Share This
Lịch sử việt nam, vietnamese history, ho chi minh, vo nguyên giáp general, trần hưng đạo, việt nam sử lược, trần trọng kim, lê thái tổ, nhà trần, gia long, quang trung, lê thánh tông, chiêm thành, thăng long, phan thanh giản, Tứ Phủ Xét Giả, board game


YEUSUVIET - Trong lịch sử Việt Nam, thời đời của ba vị Hoàng đế Nhà Lý gồm Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông và Lý Anh Tông được gọi là thời kỳ "Trăm năm thịnh thế". Mỗi vị hoàng đế đều có sự đóng góp và kế thừa cho sự phát triển của một Đại Việt hùng mạnh, thịnh trị trong nước và "phá Tống, bình Chiêm" bên ngoài. Hoàng đế Lý Thánh Tông còn có công lao to lớn trong việc mở rộng bờ cõi, biên cương quốc gia, chỉnh đốn quân sự, phát triển kinh tế, chăm lo cho đời sống của nhân dân

Bài liên quan

Lý Thánh Tông - Vị hoàng đế của "Đại Việt trăm năm thịnh thế".

Lý Thánh Tông tên húy là Lý Nhật Tôn, sinh năm 1023, vào cuối triều đại của Lý Thái Tổ. Năm 1028, cha của ông là Lý Thái Tông sau khi dẹp yên "Loạn Tam Vương" đã lên ngôi hoàng đế Đại Cồ Việt, đồng thời sắc phong ông làm Thái tử. Tương tự như những vương tử được dự định nối ngôi vua, Lý Nhật Tôn cũng được cha mình là Lý Thái Tông chuẩn bị sẵn như thế. Năm lên 10 tuổi (1033), ông được phong tước Khai Hoàng Vương và dựng cung Long Đức làm nơi ở. Ông đã sớm được tiếp xúc với dân chúng, nên hiểu được nỗi khổ của dân và thông thạo nhiều việc. Năm 1037, ông được Thái Tông phong làm Đại Nguyên soái, cùng đi dẹp quân nổi dậy ở Lâm Tây (Lai Châu) và giành được chiến thắng. Năm 1039, Lý Thái Tông thân chinh đi đánh Nùng Tồn Phúc ở mạn tây bắc, Thái tử Nhật Tôn mới 17 tuổi được cử làm Giám quốc, coi sóc kinh thành và việc triều chính. Sau đó, Khai Hoàng vương còn được cử đi đánh dẹp các cuộc nổi loạn của dân chúng tại Lạng Sơn, Lai Châu...

Năm 1054, Lý Thái Tông qua đời, Lý Nhật Tôn lên nối ngôi, tức Hoàng đế Lý Thánh Tông, lấy niên hiệu đầu là Long Thụy Thái Bình. Trong năm này, như một dấu ấn cho việc khẳng định sự phát triển và vững mạnh của người Việt ở phương Nam, Lý Thánh Tông đổi tên nước thành Đại Việt. Quốc hiệu Đại Việt tồn tại tổng cộng trong thời gian 723 năm, bắt đầu từ thời vua Lý Thánh Tông đến thời vua Gia Long (1054–1804), tên gọi Đại Việt được dùng làm quốc hiệu trong thời kỳ cai trị của các chính quyền nhà Lý, nhà Trần, nhà Hậu Lê, nhà Mạc, nhà Tây Sơn và 3 năm đầu thời nhà Nguyễn (1802 – 1804). Trong quá trình này tên gọi chính thức Đại Việt bị gián đoạn một lần ngắn ngủi 27 năm vào thời nhà Hồ và thời thuộc Minh (1400 – 1427).

Trong 18 năm trị quốc, Lý Thánh Tông vừa quan tâm thực hiện an dân, dĩ nông vi bản, sửa sang việc văn. Vua còn rất chú trọng “phòng thủ” cả 2 đầu đất nước, kể cả việc phát huy thanh thế “Quốc uy” với một nước lớn ở ngoại biên, sử dụng tốt tài năng của các võ tướng Lý Thường Kiệt- Tông Đản đem quân bình định Châu Ung, Châu Khiêm. Năm 1059, vua mang quân đến đây để phô trương “binh uy”. Năm sau đó, vua lại cho tướng Thân Thiệu Thái cai quản Lạng Châu (Lạng Sơn) đánh quân Tống gây hấn ở đây, bắt sống Dương Bảo Tài- Tướng của nhà Tống. Vua Tống cử sứ thần sang giảng hòa.  Ở Phương Nam, Chiêm Thành thường xuyên gây rối. 

Lịch sử việt nam, vietnamese history, ho chi minh, vo nguyên giáp general, trần hưng đạo, việt nam sử lược, trần trọng kim, lê thái tổ, nhà trần, gia long, quang trung, lê thánh tông, chiêm thành, thăng long, phan thanh giản, Tứ Phủ Xét Giả, board game

Năm 1096, Thánh Tông thân chinh bắt sống vua Chiêm là Chế Củ, đem về Thăng Long giam giữ. Ít lâu sau Chế Củ được trả lại tự do. Để tri ân tấm lòng nhân ái, bao dung của Hoàng đế và nhân dân Đại Việt, vua Chiêm cắt 3 châu là Địa Lý, Ma Linh, và Bố Chánh dâng cho vua Đại Việt (nay là các huyện Lệ Ninh, Quảng Trạch, Bố Trạch, Tuyên Hóa thuộc Quảng Bình)...  

Bên cạnh tài trị nước, võ công hiển hách, tấm lòng trung hậu, yêu dân là nét đặc trưng nhất của vua Lý Thánh Tông, được lưu truyền qua sử sách. Để khuyến khích việc học hành, mở mang dân trí, năm 1070, vua Lý Thánh Tông đã cho xây dựng Văn Miếu ở phía Nam kinh thành Thăng Long. Đại Việt sử ký toàn thư chép: “Mùa thu, tháng 8 làm Văn Miếu, đắp tượng Khổng Tử, Chu Công và Tứ phối, vẽ Thất thập nhị hiền, bốn mùa cúng tế. Hoàng Thái tử đến đây học”.  Tuy nhiên, vua chỉ cho dựng Văn Miếu. Đến năm 1076, vua Lý Nhân Tông mới cho dựng nhà Quốc Tử Giám.

Lý Thánh Tông còn là một vị vua sùng đạo Phật. Vua làm theo triết lý “từ bi” của đạo Phật, cho xây nhiều chùa lớn nổi tiếng như chùa Sùng Khánh, Báo Thiên, Thiên Phúc, Thiên Thọ, dựng tháp Báo Thiên cao nhất, phát trên một vạn cân đồng để đúc chuông, viết văn trên văn bia chùa Tiên Du chữ “Phật” cao một trượng 6 thước.  Vua còn cho sửa lại Hồ Tây, xây cung Dâm Đàm kề đó để tiện việc ngự giá câu cá, bơi thuyền, cho người học hiểu nhạc khúc, cách đánh trống cho người Chiêm Thành ở ngoài biên giới phía Nam để dạy lại nhạc công trong cung.  

Quốc thái, dân an, năm Nhâm Tý (1072), vua Lý Thánh Tông đột ngột băng hà sau 50 năm hưởng dương, trong đó có 19 năm trị quốc, Thái tử Càn Đức (con trai vua và Nguyên phi Ỷ Lan) nối nghiệp, niên hiệu Lý Nhân Tông khi còn nhỏ nhưng có Nguyên Phi Ỷ Lan nhiếp chính cùng các trung thần Lý Thường Kiệt, Lý Đạo Thành phò tá, người coi việc võ, người chăm sóc việc văn, non sông Đại Việt vẫn vững bền, phát triển.

YÊU SỬ VIỆT

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chủ đề

yeu-su-viet (359) lich-su-viet-nam-qua-cac-thoi-ky (156) su-viet-hom-nay (95) nha-nguyen (86) danh-nhan-su-viet (84) sach-lich-su (72) su-kien-su-viet (71) facebook (53) sach-su-hien-dai (49) chong-phap (46) nha-hau-le (45) chua-nguyen (38) nha-tran (36) tai-lieu-su-viet (35) bac-thuoc (33) nha-ly (32) nha-tay-son (30) vua-chua-su-viet (29) Danh mục sách lịch sử Việt Nam hay (25) dia-danh-su-viet (22) chua-trinh (21) phim-truyen (21) quang-trung (18) vo-tuong (18) cac-cuoc-noi-chien (16) Cách mạng Việt Nam (13) gia-long (13) nguyen-mong (13) phim-su-viet (13) le-dai-hanh (12) nha-dinh (12) cong-tac-vien (11) dinh-tien-hoang (11) nha-tien-le (11) dien-tich-su-viet (10) sach-luat (10) viet-su-kieu-hung (10) minh-mang (9) nguyen-anh (9) tay-son-that-ho-tuong (9) trinh-nguyen-phan-tranh (9) Chiến tranh thế giới thứ I (8) khoi-nghia-lam-son (8) nha-ho (8) tran-hung-dao (8) hung-vuong (7) ly-thuong-kiet (7) mien-trung (7) ngu-ho-tuong-gia-dinh (7) nha-mac (7) an-duong-vuong (6) chiem-thanh (6) hai-ba-trung (6) ho-quy-ly (6) le-thanh-tong (6) ly-thai-to (6) tieu-thuyet-lich-su (6) le-thai-to (5) mien-bac (5) mien-nam (5) nha-tien-ly (5) cong-giao (4) gac-ma-1988 (4) hai-chien-truong-sa (4) ho-chi-minh (4) le-quy-don (4) mac-dang-dung (4) nha-ngo (4) trung-vuong-she-kings (4) Alexandre-de-Rhodes (3) cham-pa (3) chien-tranh-bien-gioi (3) dai-nam (3) danh-tuong-su-viet (3) dao-duy-tu (3) hinh-anh-su-viet (3) hung-dao-vuong (3) huyen-tran-cong-chua (3) lịch sử việt nam qua các thời kỳ (3) nam-bac-trieu (3) vuong-quoc-co (3) xiem-la (3) chien-tranh-viet-xiem (2) dieu-tan (2) hùng vương (2) loa-thanh-ruc-lua (2) 17-2-1979 (1) Chế Thị Ngọc Hân (1) Cách mạng khoa học công nghệ (1) Cách mạng tháng 10 Nga (1) Lịch sử thế giới 1945 - 2000 (1) a-cha (1) am-che (1) binh-ngo-dai-chien (1) chiến tranh cục bộ (1) chua-tien (1) cong-chua-viet-nam (1) dai-viet-co-phong (1) hai-chien-hoang-sa (1) kieu-binh (1) mai-hac-de (1) y-van-hien (1) Đông Kinh Nghĩa Thục (1)